Người phụ nữ hiện đại trong quan hệ với gia đình

Một phần của tài liệu Người phụ nữ hiện đại qua cái nhìn của một số nhà văn nữ (Trang 47 - 65)

ĐỐI TƯỢNG THẨM MĨ CỦA CÁC NHÀ VĂN NỮ

2.2. Người phụ nữ hiện đại trong quan hệ với gia đình

Người phụ nữ thời nào cũng vậy, luôn là linh hồn của gia đình. Xã hội càng phát triển, các quan hệ trong gia đình càng trở nên phức tạp hơn, và do vậy càng đòi hỏi nhiều hơn ở người phụ nữ. Dễ nhận thấy trong sáng tác của các cây bút nữ nổi bật

đề tài gia đình mà ở đó nhân vật nữ được thể hiện gắn với niềm vui và nỗi buồn, hi vọng và thất vọng, hạnh phúc và bất hạnh. Với ưu thế giới tính của mình, các nhà văn cũng là những người phụ nữ hiện đại hiểu hơn ai hết những khó khăn mà họ gặp phải

trong các quan hệ với cha mẹ, anh em của cái gia đình thứ nhất sinh ra họ; trong quan hệ với chồng, con của cái gia đình thứ hai, “gia đình hạt nhân” mà chính họ tạo nên. Với trải nghiệm của bản thân, sự nhạy cảm trước những nỗi đau quanh mình, sự tinh tế trong phát hiện chi tiết và khả năng phân tích nhạy bén cuộc sống qua thế giới tâm hồn, hình ảnh những người phụ nữ hiện lên vô cùng sinh động như đang thầm thì kể

với chúng ta câu chuyện gia đình của họ. Và chẳng có gì phải ngạc nhiên khi đây đó có những độc giả nữ tìm thấy hình bóng của mình trong nhân vật cũng như ta nhìn thấy hình bóng cuộc đời của nhà văn qua nhân vật mà họ đã dồn bao tâm huyết tạo nên.

Trước hết, chúng ta cùng tìm hiểu hình ảnh người phụ nữ hiện đại trong quan hệ với người chồng của họ. Tình cảm vợ chồng là lĩnh vực các nhà văn dành nhiều tâm huyết để miêu tả, qua đó làm nổi bật tính cách nhân vật nữ. Thật đáng ngạc nhiên khi những nhân vật phụ nữ trong tác phẩm của nhà văn nữ thường không được hưởng hạnh phúc trong cuộc sống vợ chồng. Phải chăng, giới cầm bút nữ thường nhạy cảm với nỗi đau hơn là với niềm vui? Hay cái hạnh phúc viên mãn thường khó diễn đạt thành lời? Thật khó tìm được một câu trả lời chính xác, nhưng có một thực tế là những nhân vật phụ nữ dưới cái nhìn của các nhà văn nữ thường không cảm thấy hạnh phúc. Hoặc họ bị thiếu thốn về vật chất, hoặc họ bịđầy đọa về tinh thần. Có khi trước mắt mọi người họ làm ra vẻ hạnh phúc nhưng khi đối diện với bản thân mình lại chỉ thấy cô đơn.

Các truyện ngắn thuộc mảng đề tài này là: Tân cng của Nguyễn Thị Thu Huệ,

Dòng sông bui chiu Bài hát chim nhng xanh của Ngô Thị Kim Cúc, Cái

rùng mình ca vũ tr của Bích Ngân, Ngày không mút tay của Võ Thị Hảo, phi sng ít hơn của Dạ Ngân, Trăng nơi đáy giếng của Trần Thùy Mai.

Điển hình cho những người phụ nữ có cuộc sống gia đình đầy đủ về vật chất mà đau khổ về tinh thần là hai nhân vật nữ chính trong truyện ngắn Dòng sông bui chiu của Ngô Thị Kim Cúc và Tân cng của Nguyễn Thị Thu Huệ. Ở truyện của Kim Cúc, người phụ nữ là một kĩ sư nông nghiệp, bị người chồng bắt buộc phải lựa chọn giữa công việc và gia đình: “Giữa anh và công việc em phải chọn một”. Anh

chồng không thể thông cảm với công việc thường xuyên phải đi xa, lên những nông trường ở những chốn “khỉ ho cò gáy”. Anh ta muốn chị chuyển về thành phố để làm tròn vai trò người vợ, người mẹ của một gia đình sung túc và hòa thuận. Với khát khao được sống là mình, được làm công việc yêu thích và có ích cho bao người, chị đã buộc phải chấp nhận li hôn . Chị đã phải trả một giá quá đắt để có tự do. Tự do với một trái tim đau đớn vì mất một đứa con, đứa còn lại phải để ở với chồng. Chịđã trải qua những phút giây tuyệt vọng: “Tôi sẽ tự tay chấm dứt đời mình chăng? Có lẽ nào như thế. Lẽ nào tôi lại bỏ đi trong khi tôi còn cha mẹ, bạn bè, công việc, và nhất là còn có con tôi. Chẳng lẽ rồi chính Lân lại có thể định đoạt tất cả, dù tôi đã thoát ra khỏi nhà tù quyền lực của anh, sau khi tôi đã phải đánh đổi tự do bằng việc xa cách con mình”. Thế rồi chị đã tự vượt mình, vẫn vươn lên để tiếp tục sống có ích. Đây không chỉ là câu chuyện về một người phụ nữ tự chủ, dám dũng cảm chịu đựng mất mát để sống như mình mong muốn mà còn là câu chuyện về cuộc đấu tranh giữa hai quan niệm, hai lối sống. Người chồng thực dụng, ích kỉ, chỉ biết vun vén hạnh phúc cá nhân trong khi người vợ sống có lí tưởng, mong muốn cống hiến trí tuệ của mình cho khoa học để giúp cuộc sống của những người nông dân bớt cơ cực. Trong thời

đại ngày nay, khó mà tìm được những người phụ nữ như vậy, và câu chuyện sẽ trở

nên khiên cưỡng, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể hiểu được khi nó được viết ra vào năm 1983. Tuy nhiên, vấn đề tác phẩm đặt ra vẫn mang tính thời sự, bởi ở những năm

đầu thế kỉ 21 này vẫn có những người phụ nữ phải lựa chọn giữa công việc mình yêu thích và cuộc sống gia đình theo ý tưởng của người đàn ông.

Cũng kết thúc bằng một cuộc li hôn, nhưng mối quan hệ vợ chồng trong truyện ngắn Tân cng lại đích thực là chuyện vợ chồng thời nay. Thu Huệ kể về cuộc ra đi của người phụ nữ “Ban đầu là thể xác. Rồi đến tinh thần”. Hai vợ chồng lấy nhau mười năm thì tám năm nghèo. Đến thời mở cửa, anh có việc làm hái ra tiền, xây một biệt thự đẹp như một cung điện. Anh có chị, có hai thằng bé với một căn nhà như

thiên đường trên mặt đất và tưởng thế là đủ. Anh vẫn say mê kiếm tiền, đi sớm, về

khuya. “Anh không nghe thấy tiếng thở dài tức ngực của người chưa đến bốn mươi tuổi, da thịt mát lạnh, thơm tho của sự đầy đủ, nhàn hạ dần đang cần sự yêu chiều ve

vuốt. Anh không kịp thấy chịđợi anh bằng chiếc váy sa tanh bóng mát lịm như miếng thạch mới mua. Và anh cũng chẳng kịp thấy một lọ hoa chị cắm góc phòng đang dịu dàng toả hương. Tất cả. Tất cả đều đầy đủ và hoàn thiện. Chỉ đợi có anh”. Cho đến khi chị đi, đi hẳn, anh mới bừng tỉnh. Một cuộc sống đầy đủ về vật chất, một người chồng thành đạt và hai đứa con ngoan không giữ nổi người phụ nữ. Chị còn có những

đòi hỏi rất chính đáng về tinh thần và thể xác. Chị dễ dàng tìm thấy những gì chồng mình không có ở những người đàn ông khác trong các quan hệ công tác của mình.

Chính chị cũng không hiểu nổi tại sao mọi sự lại diễn ra như vậy. “Từ đâu nhỉ? Chắc là từ hôm chị bay ra Hà Nội họp. Một hợp đồng ký thành công với phía đối tác và chị

là người đóng góp không nhỏ. Đêm liên hoan. Chị uống rượu. Ba ly rượu vang khai

vị chua chua. Nhẹ nhàng say lúc nào không biết. Chị lâng lâng tỉnh và thấy mình

đang ngồi ghế sau trong một chiếc ôtô sang trọng. Bên cạnh một chàng người Pháp

đẹp trai, lịch lãm. Vô thức nói. Vô thức cười. Vô thức thấy lòng chộn rộn. Vô thức thấy rạo rực đôi môi. Và tim vô thức đập nhanh. Mọi thứ đều vô thức. Chắc tại một thứ không vô thức là bản năng đàn bà khao khát trỗi dậy bên trong. Gặp rượu vô thức. Gặp trời Hà Nội se lạnh vô thức. Gặp những động chạm thân xác vô thức. Nó bỗng thành ý thức đánh thức chị dậy. Đến khi chỉ còn chị và người đàn ông đó, mọi thứ như nổ tung ra”. Chị bay sang Pháp với người chồng mới và đứa con trai lớn. Anh ở lại “cung điện” của mình với đứa con trai nhỏ và một người phụ nữ khác sắp chuyển đến. Tất cả họ cùng hụt hẫng và tan nát: cả chị, cả anh, cả hai đứa nhỏ. Câu nói của anh lúc chia tay là một lời cảnh tỉnh cho những người đàn ông khác: "Tôi mới là người có lỗi. Cái lỗi của tôi... là sống với cô mà không hiểu cô cần gì... Nên cô mới bỏ đi...”. Với câu chuyện của mình, dường như nhà văn muốn nói với chúng ta rằng: Ngày nay, người phụ nữđã khác xưa rất nhiều, họ có thể cùng một lúc sống với nhiều mối quan hệ tình cảm khác nhau mà quan hệ nào cũng chân thành, cũng chính đáng cả. Họ đem lại cho chúng ta một xúc cảm thẩm mĩ mới, xúc cảm có được khi con người tự khám phá ra bản thân mình, hơn là đem lại một ý niệm đạo đức.

Cũng cùng típ phụ nữ như vậy, nhưng nhân vật Hạnh trong truyện ngắn Cái rùng mình ca vũ tr của Bích Ngân lại được đánh thức bởi một sự tác động rất

ngẫu nhiên của môi trường sống. Khi con người phải đối mặt với khả năng mình có thể chết chỉ vì một sự đỏng đảnh của thiên nhiên thì họ mới cảm thấy cuộc sống này quý giá biết bao. Chính cái rùng mình của vũ trụ ấy cho Hạnh hiểu thêm về tình cảm của người đàn ông mà chị yêu thương trong suốt mấy năm qua. Chị cứ ngỡ chỉ có người đó mới đem lại hạnh phúc cho mình nhưng những cuộc điện thoại thảng thốt gọi tìm sau trận động đất làm cho chị nhận ra người chồng cũ mới là người thực lòng yêu thương chị. Hạnh thấy mình hụt hơi vì đuổi theo những giấc mơ đứt nối. Chị

muốn quay trở về với người chồng cũ nhưng mọi cố gắng đều đã muộn.

Thế giới nội tâm của người phụ nữ hiện đại thật phức tạp. Thời thế cho họ sự

mạnh mẽ, tự chủ để quyết định cuộc đời mình nhưng khi quyết định rồi họ lại vẫn không thấy hạnh phúc. Ở họ vẫn có những day dứt, dằn vặt, thậm chí hối tiếc vì một phút yếu đuối, nông nổi. Thông qua các nhân vật nữ, các nhà văn đã khái quát được nhiều biến đổi của gia đình Việt Nam, cũng như mối quan hệ gia đình và xã hội dẫn

đến sự phá vỡ mô hình gia đình truyền thống. Họ mang đến cho chúng ta một câu hỏi: Mỗi con người, mỗi gia đình cần phải sống như thế nào và xã hội cần phải quan tâm trở lại như thế nào.

Xã hội có biết bao cảnh đời trái ngược nhau. Nếu như những tác phẩm nói trên kể về những đòi hỏi về tinh thần của những người phụ nữ có cuộc sống vật chất no

đủ, thì lại có những tác phẩm phác họa chân dung người phụ nữ như là một trụ cột trong một gia đình nghèo đói. Họ là những con người biết hi sinh bản thân mình cho những người họ yêu thương là chồng và các con. Đó là chị Ngần có chồng bị tai nạn lao động, không thể nuôi sống gia đình bằng nghề bán ốc luộc đã phải đi bán máu cho

đến ngất xỉu cho các con có được một ngày không phải mút tay vì đói. (Ngày không

mút tay – Võ Thị Hảo) Đó là người phụ nữ “thèm khát thứ hạnh phúc bình thường

đến xoàng xĩnh” là có một mái ấm, có chồng và con, đã phải trốn chồng đi làm gái

điếm để mua cho chồng từng tấm áo, manh quần. (Bài hát chim nhng xanh – Ngô

Thị Kim Cúc) Họ tuy ít học, nhưng sự chịu thương chịu khó và đức hi sinh thầm lặng của họ làm rung động trái tim mỗi chúng ta. Với những người phụ nữấy, mong muốn lớn nhất của họ là chồng con được đủ ăn, đủ mặc. Tuy nghèo đói, nhưng cái mà họ

nhận được là tình thương yêu của người chồng. Họ có một gia đình nguyên lành, những đứa con không phải chia li. Họ là những ví dụ cụ thể cho thấy trong xã hội hiện đại này vẫn còn những hình mẫu của người phụ nữ truyền thống: tần tảo, hi sinh, nhẫn nhục và cam chịu cho đến suốt đời.

Cũng là những người phụ nữ quên mình vì chồng, nhưng sự hi sinh của chị

Niềm trong truyện ngắn Dù phi sng ít hơn của Dạ Ngân và chị Hạnh trong truyện ngắn Trăng nơi đáy giếng của Trần Thùy Mai lại nghiêng về lĩnh vực tinh thần. Niềm và Thịnh yêu nhau. Anh ra Bắc tập kết, chị ở nhà chung thủy đợi chờ. Hai mươi năm sau anh trở về, nhưng đã có người vợ miền Bắc cùng hai đứa con. Mặc dù chị muốn coi anh như bạn, gia đình chị và cả gia đình anh “đòi anh lại cho chị” và coi đó là một hành động thuận đạo lí. Họ vẫn còn rất yêu nhau, với chị, anh thấy mình “không chỉ phải sống mà còn được sống”. Nhưng chịđã quá tuổi, không thể có con được nữa. Ban đầu chỉ là ý định nuôi con của chồng, chị viết thư mời “cô ấy” cùng hai con vào chơi. Sau đó, chứng kiến tâm trạng khổ sở của người vợ sau cùng hai đứa trẻ, sự khó xử của anh khi buộc phải chia tay, chị đi đến quyết định dọn ra ở

riêng, “nhường” chồng cho người ấy, đơn giản bởi vì “phía em chỉ có em cần anh, còn phía cô ấy, có tới ba người cần anh”. Sự hi sinh cao cả của chị được đền đáp bằng tình cảm yêu thương và trân trọng của cả cái gia đình nhỏ bé của anh, trong đó những đứa con anh coi chị như má ruột. Đây là một bi kịch gia đình được tạo nên bởi chiến tranh nhưng nó được hóa giải bởi trái tim nhân hậu, bao dung của người phụ

nữ. Người phụ nữ ấy đã biết sống, biết yêu, biết cho và được nhận.

Thế nhưng cuộc sống thật trớ trêu khi không phải ai biết sống, biết yêu, biết cho thì cũng được nhận. Chị Hạnh (Trăng nơi đáy giếng) có chồng là một Hiệu trưởng nổi tiếng quản lí giỏi. Chị yêu chồng, chiều chồng, chăm sóc từng bữa ăn, giấc ngủ. Chồng chị cũng tỏ ra yêu chị, ông từng nói: “Với tôi, chỉ cần mình vui lòng, tôi chấp nhận mất tất cả”. Cuộc sống vợ chồng thật êm đềm, chi tiếc là họ không có con nên vì thế mà chồng chị lúc nào cũng buồn. Thương chồng, chị kiếm cho chồng một cô thôn nữ khỏe mạnh, định bụng sẽ nuôi đứa nhỏ là con của chồng với cô ta. Nhưng sự việc không đơn giản như vậy. Chồng chị có địa vị xã hội, dư luận không cho phép

ông có vợ lớn vợ nhỏ. Chị đã viết đơn ly hôn để không ảnh hưởng đến uy tín của chồng. Đã ly hôn rồi, chịđâu còn được phép sống với chồng, vì ông đã là chồng của người khác. Chi lại gom góp tiền tiết kiệm mua nhà ở ngoại thành để ông đón cô thôn nữ lên sống chung vì cô đã lại có thai. Chị nuôi đứa con đầu của ông, coi nó như con, chắt chiu dành dụm từng quả trứng cho nó. Cai sữa cho đứa thứ hai, cô vợ sau đến xin chị cho thằng bé về ăn Tết không hẹn ngày trở lại. Đến lúc này, chị vẫn chưa ý thức một cách đầy đủ mất mát của mình. Chỉ đến khi nhớ con quá, đến thăm, mẹ nó dạy con không được kêu chị bằng mẹ, lại chứng kiến cảnh người chồng chị vốn tôn thờ như một ông thánh, lúc còn ở với chị chưa bao giờ động chân động tay làm việc nhà, đang ngồi chò hõ giặt quần áo cho vợ cho con bên bể nước, chị mới dần dần ngộ

ra. Đến khi khám phá ra sự thật, rằng mọi việc tưởng như do chị tự nguyện sắp xếp thực ra là kết quả của một âm mưu được tính toán kĩ lưỡng của chồng mình và người

đàn bà ấy, chị hoàn toàn suy sụp. Chị đã hi sinh tất cả cho chồng, nhưng chẳng nhận lại được gì ngoài nỗi cay đắng trước thói đời phụ bạc, lòng người đổi trắng thay đen. Thương thay cho những người đàn bà phải chịu bất hạnh chính bởi tấm lòng nhân hậu và một trái tim yêu thương vô bờ bến.

Dạo chơi trong khu vườn truyện ngắn ngạt ngào hương sắc của các nhà văn nữ, chúng ta dễ dàng nhận thấy mỗi nhân vật phụ nữ như một bông hoa mang một mùi

Một phần của tài liệu Người phụ nữ hiện đại qua cái nhìn của một số nhà văn nữ (Trang 47 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)