Miêu tả đồ vật, môi trường cũng làm ột phương tiện quan trọng để các nhà văn nữ thể hiện tâm lí nhân vật Trong truyện ngắn Tân cảng, Nguyễ n Th ị Thu

Một phần của tài liệu Người phụ nữ hiện đại qua cái nhìn của một số nhà văn nữ (Trang 94 - 97)

TỪ CÁI NHÌN ĐẾN BÚT PHÁP 3.1 Điểm nhìn trần thuật

3.2.3. Miêu tả đồ vật, môi trường cũng làm ột phương tiện quan trọng để các nhà văn nữ thể hiện tâm lí nhân vật Trong truyện ngắn Tân cảng, Nguyễ n Th ị Thu

Huệ đã diễn tả rất tài tình tâm trạng của người chồng, người vợ và hai đứa con trước giờ phút buộc phải xẻ đôi gia đình để đi về hai hướng. Để diễn tả tâm lí nhân vật, nhà văn không chỉ để nhân vật tự bộc lộ, mà còn để ngôn ngữ nhân vật lên tiếng, và cả

những tác động của ngoại cảnh.

“Chị nói. Giọng khản đặc "Sang đó, ba năm tôi có thể đón con". Anh lắc đầu, cười rất nhạt trong những quầng khói đục: "Đến ngày mai thế nào còn chẳng dám nói trước huống hồ những ba năm sau". "Con ở với mẹ vẫn tốt hơn". Chị cố gắng. Anh lắc đầu. Cười mai mỉa chế giễu trên khuôn mặt trắng bệch. Và bấm nút điều khiển tivi. Kênh VTV1 của đài THVN đang phát những hình ảnh về cuộc chiến ở Nam

Tư. Từng đoàn người chạy tản cư sang các nước bạn và ách tắc ở biên giới. Nhà cửa,

đồđạc bỏ lại. Họ lếch thếch chạy thoát thân. Chạy để tìm cuộc sống.

Lần này thì chính chịđứng lên và tắt tivi. Những người dân Nam Tưđó. Những cuộc di tản khốc liệt dưới bầu trời đầy bom đó không quan trọng với chị bằng việc chỉ còn một giờ đồng hồ nữa. Chị phải đi khỏi căn nhà này. Phải xa những gì lâu nay là máu thịt của chị. Xa đứa con trai bé bỏng thơm như một chiếc bánh ga tô mới ra lò. Không có một điều gì làm chị xúc động hơn chính bản thân bão tố trong lòng chị

lúc này. Chiến tranh đã nổ ra. Bom đã rơi vào chính chị. Và chị cũng phải chạy đi.

Đến một cảng mới để làm lại từđầu.

Xung quanh họ. Bỗng im lặng đáng sợ. Ngoài vườn. Có tiếng gió rất nhẹ. Nhẹ đủ để thỉnh thoảng lùa vào làm những nan thuỷ tinh va lanh tanh. Im lặng đến nỗi thập thõm ở đâu đó, có lẽ rất xa, tiếng dương cầm của một bé gái đang tập. Chỉ một vài nốt nhạc bắt đầu của một bản nhạc. Lúc nặng, lúc nhẹ. Vẳng đến rồi lại mất đi”.

Nhà văn tả cảnh người chồng bật ti vi. Ngẫu nhiên thôi, ti vi đang phát chương trình thời sự. “Kênh VTV1 của đài THVN đang phát những hình ảnh về cuộc chiến ở

Nam Tư. Từng đoàn người chạy tản cư sang các nước bạn và ách tắc ở biên giới. Nhà cửa, đồ đạc bỏ lại. Họ lếch thếch chạy thoát thân. Chạy để tìm cuộc sống”. Cho

đến khi nhân vật nữ chính liên hệ những sự kiện tưởng như chẳng hề có một mối quan hệ nào với bản thân mình đến việc ra đi ngày mai của chị “Chiến tranh đã nổ

ra. Bom đã rơi vào chính chị. Và chị cũng phải chạy đi. Đến một cảng mới để làm lại từ đầu.” thì chúng ta nhận thấy rõ ràng nhà văn tả có dụng ý. Tác giả đã dùng ngoại cảnh như một chiếc đòn bẩy để dòng suy nghĩ của nhân vật bật ra một cách tự nhiên. Và ở đoạn văn sau đó, tác giả tả một không gian im lặng. Im lặng đến mức nghe thấy cả tiếng gió ngoài vườn, tiếng những nan thủy tinh của cây đèn chùm va vào nhau kêu lanh tanh. Im lặng đến mức nghe thấy vài nốt nhạc của một bé gái đang tập đàn vang lên thập thõm. Chao ôi, với họ, không gian ấy sao mà thanh bình và quen thuộc

đến thế! Vậy mà họ sắp phải chia tay, một cuộc chia tay được báo trước. Tự nguyện. Có gì níu kéo không? Có gì nuối tiếc không? Sự im lặng làm cho tâm hồn cả hai

người lắng lại. Họ lắng nghe trái tim mình lên tiếng. Chắc hẳn lòng họ không thể

phẳng lặng mà trào dâng những nỗi niềm…

Các nhà văn nữ của chúng ta tỏ ra rất tinh tế khi chọn lựa miêu tả những chi tiết bên ngoài nhằm mục đích diễn tả tâm lí nhân vật. Có thể đó là một cơn mưa:

“Trời vẫn mưa, rất nhẹ. Tôi rùng mình. Cơn mưa vẫn muôn đời bao dung. Cơn mưa

uyên ương một đời tôi đã quên, mong manh mà vĩnh cửu”. (Mưa đời sau – Trần

Thùy Mai) Có khi là những cây lá quen thuộc: “Vẫn có màu xanh um của cây mận

già ngoài khung cửa và tiếng chim sâu nhíu nhít thân quen. Vào những đêm thu, vẫn

có hương hoa mận ngầy ngà trong căn phòng thiếu vắng làm chị đắm mình trong kỉ

niệm không nguôi”. (Dù phi sng ít hơn – Dạ Ngân) Có khi chỉ là một mùi vị:

“Ngày thứ hai trôi qua. Im lặng. Mùi thịt nướng đến giờ lượn qua khung cửa, ban

đầu thì lãng đãng, sau đậm dần lên. Hôm nay chắc dư dật tiền nên mua thịt nạc, khói

đặc và khét khô chứ không nồng nàn ngào ngạt như hôm trước. Sao giật mình vì biết lại một ngày qua đi đến nơi rồi. Sao không ai đến, cũng không ai gọi điện như thể

một cơn lốc đã cuốn đi hết và thả họ xuống một vùng khác?”. (Giai nhân – Nguyễn Thị Thu Huệ)

Khung cảnh là cái nền để cho con người bộc lộ tâm trạng. Những bức tranh cảnh vật trong nhiều trường hợp đã trở thành bức tranh tâm cảnh. Sự vật cũng có một ngôn ngữ. Ở trong một ngữ cảnh thích hợp, nó nói thay cho con người. Dưới ngòi bút của một nhà văn tài hoa, ngôn ngữ của cảnh vật, đồ vật hàm súc và sâu lắng hơn nhiều so với lời tự bạch của nhân vật. Thêm vào đó, nó còn gợi nhiều liên tưởng tùy theo sự cảm nhận của từng đối tượng độc giả. Những trang viết về thiên nhiên thường

được các nhà văn chăm chút khá kĩ lưỡng. Cách đây hơn nửa thế kỉ, Thanh Tịnh đã viết “Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những

đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơm man của buổi tựu trường”. (Tôi đi hc). Thạch Lam cũng từng viết: “Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương Tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt nền trời. Chiều, chiều rồi. Một buổi chiều êm ả như ru,

văng vẳng tiếng ếch kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của cô; Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn”. (Hai đứa tr) Những câu văn miêu tả cảnh trau chuốt, mượt mà, chất chứa đầy tâm trạng. Cảnh dưới ngòi bút của các nhà văn thời tiền chiến thường là cảnh làng quê, thanh bình, nên thơ, đượm buồn. Thời kì đổi mới, nền văn học của chúng ta cũng xuất hiện một số bậc thầy trong việc dụng cảnh tả tình. Trong

Mùa lá rng trong vườn, Ma Văn Kháng có những đoạn tả khu vườn đầy ám ảnh. Khu vườn nhà đối với Phượng là một người bạn để gửi gắm bao nỗi niềm. Và những lay động của cây, của lá phải chăng cũng chính là những rung động tinh tế của một tâm hồn nhân hậu đang ngân lên những tiếng reo vui. “Chẳng ai hưởng ứng lời

Phượng. Chỉ có khu vườn nhỏ bỗng ào ào rung lá và lộp độp buông sương. Cây

trong đêm có một ngôn ngữ riêng. Hình như chúng mừng rỡ. Mùa lá rụng sắp qua

rồi”.

Một phần của tài liệu Người phụ nữ hiện đại qua cái nhìn của một số nhà văn nữ (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)