TỪ CÁI NHÌN ĐẾN BÚT PHÁP 3.1 Điểm nhìn trần thuật
3.2. Tâm lí nhân vật
Miêu tả tâm lí nhân vật là một trong những phương tiện để thể hiện nhân vật. Trong bốn loại nhân vật: nhân vật chức năng, nhân vật “loại hình”, nhân vật tính cách và nhân vật tư tưởng thì việc miêu tả tâm lí nhân vật có vai trò cực kì quan trọng trong việc khắc họa nhân vật tính cách.
Nhân vật tính cách là một kiểu nhân vật phức tạp… Trong nghĩa hẹp, tính cách là một loại nhân vật được mô tả như một nhân cách, một cá nhân có cá tính nổi bật. Trong nhân vật tính cách, cái quan trọng không chỉ là cái đặc điểm, thuộc tính xã hội này nọ mà người ta có thể liệt kê ra được. Tính cách còn thể hiện ở tương quan của các thuộc tính đó với nhau, tương quan giữa các thuộc tính đó với môi trường, tình huống. Nhân vật tính cách thường có những mâu thuẫn nội tại, những nghịch lí, những chuyển hóa, và chính vì vậy, tính cách thường có một quá trình tự
phát triển, và nhân vật không đồng nhất giản đơn vào chính nó. [46]
Theo chúng tôi thấy, hầu hết tác phẩm của các nhà văn nữ viết về người phụ nữ
hiện đại đều có loại hình nhân vật tính cách. Các nhà văn hiện nay ít chú trọng đến việc xây dựng những tính cách hoàn toàn thiện hay hoàn toàn ác, cũng không quan trọng lắm cái việc phải xác định rõ đâu là nhân vật phản diện, đâu là nhân vật chính diện, nhân vật ấy có điển hình hay không. Nhân vật của họ có cá tính, có bản sắc riêng, là “con người này”, chứ không đại diện, hay nhân danh ai khác. Tất nhiên cũng có một số trường hợp ngoại lệ, như một số nhân vật của Phạm Thị Hoài. Nhưng tựu chung lại, có thể nói rằng một trong những đóng góp quan trọng của các nhà văn nữ
cho văn học Việt Nam hiện đại là khám phá và mô tả thế giới nội tâm muôn hình muôn vẻ của người phụ nữ. Mỗi nhà văn thường thể nghiệm nhiều cách miêu tả tâm lí nhân vật, cách mà họ thành công nhất chính là sở trường của họ.
3.2.1. Để cho nhân vật tự phơi bày thế giới nội tâm của mình bằng cách từđiểm nhìn của mình kể lại tâm trạng, suy nghĩ là cách mà hầu hết nhà văn nữ lựa