ôi thôi, người họ lúc nào cũng căng như sợi dây đàn, chạm đến là rung mà cũng có thể đứt bất cứ lúc nào. Trên hết, khó khăn chung vẫn là áp lực xã hội khi phán xét họ: viết thế nào là vừa liều lượng để không bị kêu “con này hay chính trị hoá” (tôi hay bị
kêu như vậy), hoặc viết về tình dục sao cho “con này vén cao váy quá đấy” (hình như
tôi cũng có bị kêu), hoặc viết sao cho không mang tiếng “đem đời mình và những người chung quanh ra bới” (trên thế giới nhiều tiểu thuyết gia nữ thường đưa yếu tố
tự truyện vào, đó là đặc điểm nữ). Xã hội Nho giáo Việt Nam vẫn chưa cởi mở bằng Nho giáo gốc là Tàu, vì vậy cái trần cho nhà văn Việt Nam vẫn rất thấp.
4. Đóng góp của nhà văn nữ trong công cuộc giải phóng phụ nữ?
- So với phụ nữ Hàn, phụ nữ Nhật, phụ nữ đạo Hồi, phụ nữ các nước Nam Á, phụ nữ Việt Nam nói chung rất có ý thức vùng dậy. Đó là do nhu cầu tự thân của xã hội chiến trận Việt Nam. Vai trò người phụ nữ trong từng gia tộc rất lớn, rất phi
thường. Phụ nữ Việt Nam rất có uy với cộng đồng của mình. Nhà văn nữ cũng nằm trong số đó, tuy vậy, độc giả nữ ở Việt Nam lại không đông như nam giới, vì vậy tác dụng của nhà văn nữ trong xã hội Việt Nam chưa cao. Do dân trí thấp, mà số thấp lại nằm phần lớn ở phụ nữ. Đó là thiệt thòi của nhà văn nữ nói riêng và cũng là thiệt thòi của phụ nữ Việt Nam nói chung.
5. Những dựđịnh của chị có liên quan đến các nhân vật là nữ?
- Tôi tiếp tục chung thủy với những nhân vật trung tâm là nữ. Nhưng những tiểu thuyết tôi đang nghĩ tới tính xã hội rộng hơn, nhân vật nam không lép vế. Ví như
tôi đang thai nghén một tiểu thuyết về đề tài hậu chiến và hòa giải dân tộc, nam và nữ đều được chăm sóc như nhau. Ví như sẽ có cuốn về cuộc chiến tranh 10 năm ở
Campuchia, ở đó những nhân vật là người lính. Tôi đang cố gắng rời chất tự truyện trong sáng tác của mình để tầm bao quát có thể rộng hơn.
______________________________