TỪ CÁI NHÌN ĐẾN BÚT PHÁP 3.1 Điểm nhìn trần thuật
3.2.2. Một yếu tố khá quan trọng góp phần dẫn đến thành công trong miêu tả
tâm lí nhân vật ở các nhà văn nữ là họ thường đưa cuộc đời và tâm hồn họ vào trang sách. Ở điểm này, tác phẩm của một số nhà văn có sự hoà quyện giữa tính chất trung thực của tự truyện và tính chất hư cấu của văn xuôi nghệ thuật. Sự bộc lộ của thi pháp hư cấu trong Phố Tầu có lẽ dễ nhận thấy nhất qua bề mặt câu chữ là cái cách trùng khít giữa tiểu sử tác giả in trên bìa sách với tiểu sử của nhân vật chính. Hình như cả
“tôi” và Thuận đều có “Mười bảy năm chè đỗ đen óc lợn hấp nồi cơm Hà Nội. Năm năm bắp cải thịt cừu căng tin đại học tổng hợp Leningrad. Mười năm sáng bánh mì
ăn liền, trưa bánh mì, tối bánh mì hoặc mì ăn liền, Paris và các vùng lân cận”. Người
đọc cứ thế mà cảm giác như chính mình đang đọc cuộc đời tác giả phơi bày ra trên trang sách... Ở nhiều chi tiết khác, Thuận cũng tỏ ra rất tinh quái, cô sử dụng tiểu sử
bản thân, lý lịch cá nhân mình như một loại chất liệu “hiện thực” để chế nhào nặn,
đục đẽo, căn chỉnh nên Phố Tầu.
Với Gia đình bé mọn của Dạ Ngân, chúng ta cũng có thể nhận thấy một cách khá rõ nét hình bóng cuộc đời tác giả. Đặc biệt là mối tình dai dẳng và sóng gió mà dường như định mệnh đã buộc vào (hay ban phát?) cho cuộc đời nhân vật trung tâm của tác phẩm là Tiệp, thì quả thực, đó là bản dập từ chính thực tế cuộc đời của tác giả, từ chính mối tình mười một năm vào Nam ra Bắc với đầy những nồng nàn và
khổ ải của bà và chồng - nhà văn Nguyễn Quang Thân. Không thể phủ nhận là chính nhờ sự trải nghiệm của bản thân nên Dạ Ngân rất thành công trong việc miêu tả sâu sắc và tinh tế những cảm giác, cảm xúc rất phụ nữ của Tiệp khi nghĩ về Đính và được sống bên Đính – người tình của nàng, cũng như tâm trạng dằn vặt đến quặn thắt của một người mẹ luôn mặc cảm không sống hết mình cho con. Chính sự bấp bênh, mâu thuẫn ấy là mảnh đất tốt để Dạ Ngân thể hiện sở trường của mình: nắm bắt và miêu tả
cảm giác nhân vật.
Nhà văn Võ Thị Xuân Hà cũng ở trong tình trạng tương tự khi nhân vật Cầm Kỳ trong Tường thành có nhiều nét rất giống với nhà văn, nhà báo Võ Thị Xuân Hà
ở ngoài đời. Chị từng tâm sự là “Những đắng cay trong nghề viết, cuộc sống vất vả
mưu sinh đã được tôi trải ra trong những trang sách. “Đời viết” của tôi cũng có một
đôi đoạn giống Cầm Kỳ. Tôi đã lấy bút danh viết báo của mình đặt cho nhân vật này”. [19] Cũng nhờ từng mở quán cà phê mà chị viết được truyện ngắn Cà phê yêu
dấu mà chị rất tâm đắc: “Tôi đâu biết có ngày mình đi bán cà phê. Đâu biết cà phê trở thành tri âm tri kỉ, làm chứng nhân cho một đoạn đường đi tìm sự hạnh ngộ của một đời người. Tôi chỉ đơn giản muốn thoát ra khỏi sự bức bối của một đời công chức, muốn có tiền để đi du lịch đó đây”. Chúng ta tưởng như đang đọc tâm sự của chính nhà văn Võ Thị Xuân Hà vậy.
3.2.3. Miêu tả đồ vật, môi trường cũng là một phương tiện quan trọng để các nhà văn nữ thể hiện tâm lí nhân vật. Trong truyện ngắn Tân cảng, Nguyễn Thị Thu