Giọng bất bình phản kháng

Một phần của tài liệu Vấn đề tính dục trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương dưới góc độ so sánh (Trang 120 - 130)

- Theo Đào Thái Tôn, hiệ nở Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm còn 18 cuốn sách có chép thơ

3.3.4.Giọng bất bình phản kháng

Yêu thương, trân trọng quyền sống của con người, trong đó có quyền hạnh phúc trong tình yêu, tôn trọng tình cảm thuận theo lẽ tự nhiên của con người nên Xuân Hương“ dị ứng” với tất cả

những gì đi ngược tự nhiên, trái với quyền được sống của con người. Đứng về phía con người, nhất là người phụ nữ – đối tượng cần được trân trọng, nâng niu, yêu thương, chở che, bà vạch trần thói

đạo đức giả của chủ nghĩa cấm dục trong quan niệm Nho giáo, bà thẳng thừng hạ bệ, đánh vào chỗ

hiểm của thói đạo đức giả nơi những đối tượng đáng tôn kính - đại diện cho bộ mặt của xã hội phong kiến đương thời: vua chúa, hiền nhân, quân tử, ông sư, nhà chùa….Bà chỉ ra cho thấy tuy mũ

cao áo rộng nhưng họ vẫn là người trần mắt thịt, đều là những kẻ khao khát bản năng, ham thích ái tình. Tiếp thu tinh thần dân gian, tuy bất bình xã hội, phản kháng lại lễ giáo khắc nghiệt nhưng nữ sĩ

không đao to búa lớn mà chọn giọng mỉa mai châm biếm nhẹ nhàng để cười cợt, nhắc nhở.

Xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ rẻ rúng người phụ nữ thì dân gian lại trả họ về vị trí xứng đáng:

-…..Ba đồng một mớđàn ông Đem bỏ vào lồng cho kiến nó tha.

Ba trăm một mụđàn bà, Đem về mà trải chiếu hoa cho ngồi.

-….Chồng con là cái nợ nần Thà rằng ở vậy nuôi thân béo mầm. -…..Bao giờ lão móm chầu trời,

Thì em lại kiếm một người trai tơ.

Trong thơ Hồ Xuân Hương người phụ nữđược nâng niu, chăm chút, được đặt đúng vị trí xã hội của mình. Người phụ nữ không còn là nạn nhân của những cuộc chiến phi nghĩa (Chinh phụ

ngâm) hay trò mua vui cho bọn vua chúa háo sắc hoang dâm (Cung oán ngâm khúc), họ giờđây là nguồn cội sự sống, nguồn ban phát hạnh phúc ái ân, là nỗi khát thèm ao ước của bao kẻ quyền cao chức trọng. Trước người phụ nữ, cái bản năng tầm thường của không ít đối tượng bị bóc trần. Tiếng cười vang lên thật hồn nhiên láu lỉnh khi nữ sĩ như “đi guốc vào bụng” cái anh chàng mang tiếng quân tử tài cao, chí lớn kia lại không nén nỗi lòng tà trước vẻ tươi thắm, nõn nà của tấm thân thiếu nữđang say giấc nồng :

Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt

Đi thì cũng dở, ở không xong.

Giọng điệu hài hước tinh nghịch có khi lại như thủ pháp mèo vờn chuột, nói xa nói gần cuối cùng “ nốc ao” bằng câu kết khiến đối tượng bị phê phán xanh mặt vì bị nói trúng tim đen. Đó là tiếng cười phổ biến trong chùm thơ vịnh cảnh, vịnh vật mà Đèo Ba Dội là một điển hình:

Một đèo, một đèo, lại một đèo, Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo.

Cửa son đỏ loét tùm hum nóc, Hòn đá xanh rì lún phún rêu.

Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc,

Đầm đìa lá liễu giọt sương gieo. Hiền nhân quân tử ai mà chẳng, Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo.

(Đèo Ba Dội)

Đọc sáu câu đầu, cảnh tả thật đến nỗi ta như thấy đèo Ba Dội hiện lên sừng sững trước mặt, loạt từ láy tượng hình (cheo leo, tùm hum, lún phún, lắt lẻo, đầm đìa…) và tính từ, động từ cực tả

(đỏ loét, xanh rì, gió thốc, sương gieo…) gây ấn tượng mạnh về một đẹp thiên nhiên trong trạng thái

động và sống, quả là tài tình! Đến hai câu cuối xuất hiện hình ảnh hiền nhân quân tử có vẻ như

chẳng ăn nhập gì với cảnh, rồi cái sự gắng sức đến nhiệt tình của họ khi cố trèo lên Ba Dội dù gốiđã

mỏi chânđã chồn khiến người đọc nghi ngại, nửa tin nửa ngờ, buộc phải đọc lại bài thơđôi ba lần, cuối củng thì vỡ lẽ, tiếng cười vỡ oà còn bọn quân tử hiền nhân kia thì sượng sùng cúi mặt. Tiếng cười ởđây thật gần với tiếng cười dân gian trong câu đố tục giảng thanh, đố thanh giảng tục.

Là nhà thơ trân trọng hạnh phúc, khao khát tình yêu nên nữ sĩ thấy chướng tai gai mắt trước

đối tượng Quan thịchọn lối sống trái tự nhiên, diệt dục để chịu cảnh sống vô hồn, vô cảm mất hết ý nghĩa tồn tại của con người. Giọng thơ không đồng tình nhưng cũng thấu hiểu cảm thông:

Mười hai bà mụ ghét chi nhau,

Đem cái xuân tình vứt ởđâu? ………..

Đã thế thì thôi, thôi mặc thế, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trăm năm càng khỏi tiếng nương dâu.

(Quan thị )

Kẻ đáng kính bị hạ bệ còn nơi tôn nghiêm cũng bị điểm mặt. Xuân Hương không tha cho những kẻ buôn thần bán thánh lấy chốn trang nghiêm làm điều xằng bậy, bởi điều đó đồng nghĩa với việc họ đã chà đạp lên niềm tin, tín ngưỡng của nhân dân. Viết về đối tượng này, nữ sĩ không ngăn được giọng bất bình, không giấu được thái độ ghét cay ghét đắng bọn sư hổ mang qua nghệ

-…Buồm từ cũng muốn về Tây Trúc,

Trái gió cho nên phải lộn lèo

( Cái kiếp tu hành )

-…Cha kiếpđường tu sao lắt léo, Cảnh buồn thêm ngán nợ tình đeo!

( Chùa Quán Sứ )

Giọng điệu bất bình phản kháng trong thơ Hồ Xuân Hương (trong đó có bất bình về quyền sống hạnh phúc, tình yêu không được xã hội trân trọng) cũng là giọng điệu chủ đạo trong văn học giai đoạn thế kỉ XVIII – giữa thế kỉ XIX đánh dấu sự trỗi dậy của tinh thần Phục hưng của thời đại và tiếng nói dân chủ của con người trong xã hội phong kiến thối nát đang trên đường giãy chết. Nó khác về mức độ và sắc thái so với văn học hiện đại. Về mức độ, trong văn học hiện đại hầu như

vắng bóng giọng điệu bất bình phản kháng vềđề tài giới tính, tính dục; về sắc thái biểu hiện nếu có thì đó là giọng điệu không rõ tính chất đối kháng với xã hội, với hoàn cảnh mà đó là sự mâu thuẫn giữa cá nhân với thế thái nhân tình, với qui luật tồn vong của con người: một cái tôi ham sống yêu

đời vô tận đối lập với đời người hữu hạn, một trái tim đa cảm, đa tình, đa mang nhưng gặp phải thói

đời vô tình hờ hững, đen bạc…Văn học hiện đại (nhất là sáng tác của các nhà Thơ mới: Xuân Diệu, Bích Khê) luôn lấy “cái tôi nội cảm” của mình làm thước đo cho muôn vật. Vì thế nó có phạm vi hẹp trong một trào lưu ,một đối tượng (ví dụ nỗi buồn trong thơ mới là nỗi buồn của một lớp trí thức yêu nước nhưng bế tắc tìm đến thiên nhiên, tình yêu như cứu cánh để thoát ly hiện thực….). Còn giọng điệu bất bình trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương và các tác giả cùng thời lại tiếp nối tinh thần dân chủ, tính chiến đấu trong văn học dân gian: mượn tiếng cười để mỉa mai những hiện tượng, đối tượng đáng cười, để châm biếm đấu tranh với những thói hư tật xấu nhằm hướng tới xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn nên đó là tiếng cười tái sinh, tiếng cười có ý nghĩa xây dựng tích cực, là động lực thúc đẩy xã hội phát triển.

Tiểu kết:

Viết về vấn đề tính dục là việc khó đối với người cầm bút. Khó bởi đấy vốn là vùng đất cấm kị, người viết luôn chịu tác động bởi phản ứng, áp lực từ dư luận xã hội; khó vì đây còn là vùng đất hoang ít người cày xới nên việc định hình một chuẩn mực, một hướng đi vẫn còn bỏ ngõ; khó còn là vì tính dục là chuyện buồng kín, phòng the, giờ phơi bày lên mặt giấy thì viết sao cho không rơi vào thô thiển, dung tục, sỗ sàng quả không phải là dễ. Đó thực sự là thử thách đối với người cầm bút. Nhưng bao giờ cái khó cũng vừa là thử thách vừa mang đến cho ta cơ hội. Các tác giả mà chúng tôi tuyển chọn trong phạm vi nghiên cứu của luận văn đã chứng tỏ: với những tài năng lớn, thử thách luôn là cơ hội để họ ghi một dấu ấn trong sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật của mình, thậm chí họ còn

khai phá cả một con đường khi lựa chọn tính dục như là một yếu tố nghệ thuật đắc dụng giúp họ

biểu đạt những quan niệm mới. Mỗi tác phẩm một vẻ, mỗi nhà thơ một phong cách, nhưng họ đều góp phần đưa văn học có đề cập đến yếu tố tính dục vượt khỏi cái bản năng thô sơ vươn đến cái thẩm mĩ trong nghệ thuật, chất nhân văn trong nội dung.

Trong quá trình tìm hiểu tư liệu để viết luận văn, chúng tôi thích thú vô cùng khi đọc và giải những câu đố lý thú, những bài ca dao trữ tình có đề cập đến yếu tố tính dục vẫn còn nguyên chất mộc mạc của cuộc sống và vẻ tươi tắn, hồn nhiên trong tâm hồn người bình dân. Tác giả dân gian

đã khéo léo vận dụng thể thơ lục bát quen thuộc, tiếng nói đời sống sinh động để bộc lộ tiếng yêu thương da diết, khát vọng hạnh phúc thiết tha của mình. Gấp quyển sách lại, kết thúc bài viết, chúng tôi vẫn như nghe đâu đó tiếng đồng vọng thiết tha của tình yêu và khát vọng vang lên sau luỹ tre làng, mênh mông trên những cánh đồng và trải dài theo những con sông trên khắp mọi nẻo đường quê, cuối cùng đọng lại thiết tha trong lòng người.

Tình yêu mang màu sắc tính dục được đề cập đến trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương và văn học trung đại lại mang đến cho người đọc một khoái cảm thẩm mĩ mới. Nó ví như một đoá hoa hàm tiếu còn e ấp mà đã dậy hương thơm gợi mời sự khám phá và đón nhận nơi người đọc. Chịu ảnh hưởng của tinh thần dân chủ của thời đại, phong trào phục hưng trong dân gian, văn học trung đại với sự thức tỉnh của ý thức cá nhân đã dấy lên cả một trào lưu văn học mang tiếng nói khát khao đòi giải phóng con người, đòi quyền sống cho con người trong đó có quyền hạnh phúc. Chưa bao giờ

những áng thơ tình xuất hiện trên thi đàn văn học nhiều và đặc sắc như thế. Một Đặng Trần Côn, Nguyễn Gia Thiều với thể ngâm khúc diễm lệ, ngôn từ bóng bẩy hoa mĩ, giọng điệu đắm say đã nói thay người phụ nữ nỗi oan trái và đánh thức nơi họ những khát khao tình yêu đầy bản năng mà vẫn tinh tế, không chút sống sượng. Đại thi hào Nguyễn Du tìm về dân tộc trong thể thơ dân gian lục bát

để làm nên Truyện Kiều bất hủ. Tưởng chừng khó có thể dung hoà những đề tài lớn, những tư tưởng cao sâu, những biến động dữ dội và trên hết là những tiếng tâm tình bi thiết mà tinh vi nhất của thế

giới nội tâm con người vào thể thơ dân gian mộc mạc. Ấy vậy mà Nguyễn Du đã thành công! Điều

đó vừa chứng minh tầm vóc lớn của một thiên tài - Nguyễn Du vừa giúp người đọc khám phá ra chất ngọc, mỏ vàng vẫn còn tiềm ẩn trong thể thơ dân gian và những chất liệu quý trong nền văn hoá dân tộc.

Xuân Hương lại là một khám phá bất ngờ khác. Trái với Nguyễn Du tìm về hình thức thể

hiện quen thuộc của dân gian, Xuân Hương vẫn sử dụng thể thơ tứ tuyệt, thất ngôn luật Đường phổ

biến trong xã hội đương thời nhưng bằng sự thông mính và sáng tạo nữ sĩ đã cách tân, Việt hoá thể

thơ bác học này để nó có thể chứa được bên trong cái hồn cốt, tư tưởng thuần Việt. Với công lao ấy, nhà phê bình Lại Nguyên Ân đã không quá lời khi khẳng định: “Trong số những tác giả lớn của văn học đương thời, Hồ Xuân Hương dân chủ nhất. Bà cũng khác hẳn và mạnh mẽ hơn hẳn các tác giả

khuyết danh đã tạo ra cả một loại truyện Nôm; nếu như họđã dân tộc hoá những quy phạm của đạo lý phong kiến, đại chúng hoá những mẫu mực của văn chương bác học thì Xuân Hương làm theo hướng ngược lại với họ, bà đem vào văn học cả tinh thần, thế giới quan của văn học dân gian lẫn những phương tiện ngôn ngữđặc thù của nó”. [: 538].

Nghĩa là không chỉ Việt hoá nội dung mà ngòi bút Xuân Hương còn buộc thể thơ Đường luật bác học ấy phải lột xác để chứa cho khớp cái tinh thần Việt ấy. Quả là một hiện tượng độc đáo vô song; chưa kểđến những biệt tài khác của nữ sĩ trong việc kế thừa và sáng tạo thi liệu văn học dân gian. Chính nhờ khả năng đặc biệt đó mà thơ Nôm mang màu sắc tính dục của Xuân Hương bao thế kỷ qua vẫn sống và luôn tạo thành hiện tượng tranh luận, là nguồn cảm hứng khám phá, là

đề tài nghiên cứu của bao thế hệ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiếp nối những thành tựu của thế hệ trước, đoá hoa tình yêu hàm tiếu đã mãn khai rực rỡ

dưới ngòi bút của các nhà thơ hiện đại. Thơ ca hiện đại viết về tình yêu có đề cập đến yếu tố tính dục lại tiếp tục hành trình cách tân nghệ thuật đưa thơ ca Việt Nam nói chung, thơ ca có yếu tố tính dục nói riêng, ngày càng phát triển, rút ngắn khoảng cách với thơ ca hện đại thế giới.

KẾT LUẬN

Xuất hiện đề tài tính dục trong văn chương là dấu hiệu sự thức tỉnh của con người cá nhân. Theo dòng lịch sử “cái tôi” cá nhân ấy cũng có sự phát triển. Khởi đầu “cái tôi” ấy phôi thai trong lòng đại chúng, phát triển tự nhiên, hồn nhiên trong môi trường văn hóa dân gian như là một cách lý giải tự nhiên mang màu sắc tín ngưỡng . Đến giai đoạn trung đại, “cái tôi” cá nhân ấy thức tỉnh giữa xã hội phong kiến đang trên đường suy tàn, và “cái tôi” ấy ngày càng lớn mạnh khi đón nhận luồng gió hiện đại của những tư tưởng dân chủ từ phương Tây thổi vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX .

Không thể phủ nhận những đóng góp lớn lao của văn học viết vềđề tài tính dục vì nó đã góp phần thay đồi quan niệm nghệ thuật về con người: từ con người vô ngã đến con người cá nhân tự ý thức giá trị bản thân , khẳng định nhu cầu sống tự nhiên, trọn vẹn. Đó là khát vọng muôn đời của con người. Vì thế văn học viết về vấn đề tính dục giàu giá trị nhân văn.

Vấn đề tính dục trong văn học qua những tác phẩm tìm hiểu trong luận văn ít nhiều góp phần làm phong phú đa dạng bộ phận văn học Việt viết vềđề tài tình yêu, thay đổi cái nhìn của không ít người do định kiến khắt khe với vấn đề khá nhạy cảm này nên thường có cái nhìn phiến diện, đánh giá chưa chính xác, mặt khác bài viết cũng góp một tiếng nói để khẳng định giá trị của những trang thơ Nôm giàu sức sống làm nên tên tuổi Hồ Xuân Hương.

Do ảnh hưởng thời đại, cuộc đời riêng, phong cách sáng tác …mà mỗi nhà thơđều có những

đóng góp riêng, những nét riêng trong nội dung và cách thể hiện khi viết về vấn đề tính dục. Qua tìm hiểu chúng tôi rút ra được một số kết luận thú vị:

Các tác giả thuộc nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau nhưng trong cảm thức về tình yêu, một chủđề muôn thuở, thơ họ vẫn có những điểm tương đồng.Trước

hết thơ họ viết về vấn đề tính dục đều thể hiện một quan niệm nhân sinh mới về con người. Tiếp nối chủ nghĩa nhân văn trong những giai đoạn trước: văn học ca ngợi con người với vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách, trí tuệ, kết tinh phẩm chất của cộng đồng, dân tộc; những tác phẩm văn học có yếu tố

tính dục mà chúng tôi giới hạn tìm hiểu trong luận văn đã bổ sung quan niệm mới về con người khi

đưa vào văn học hình tượng con người cá nhân với nhân vật trung tâm là người phụ nữ - biểu tượng mới của cái đẹp, tình yêu, tuổi trẻ, biểu tượng cho khát vọng sống và quyền hạnh phúc của con người. Giờ đây văn học không chỉ đề cao con người lí tưởng, đạo đức gắn với trách nhiệm, cống hiến và hi sinh, mà văn học còn khẳng định con người cá nhân với quyền được sống, được yêu

Một phần của tài liệu Vấn đề tính dục trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương dưới góc độ so sánh (Trang 120 - 130)