- Theo Đào Thái Tôn, hiệ nở Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm còn 18 cuốn sách có chép thơ
3.3.2. Giọng khát khao chân thành, mãnh liệt
Đa số các tác giả khi lựa chọn đề tài và cách thể hiện có đề cập đến vấn đề tính dục là hiển nhiên công khai đặt vấn đề quyền sống, quyền hạnh phúc của con người trong đó có tự do trong tình yêu và hạnh phúc lứa đôi (kể cả hạnh phúc ái ân, hoan lạc)…lên hàng đầu. Điều đó tạo nên tiếng nói nhân văn sâu sắc cho những tác phẩm văn học có đề cập đến vấn đề tính dục - như một trong những dấu hiệu của tinh thần dân chủ. Thế nhưng tuỳ đối tượng miêu tả và hoàn cảnh lịch sử, xã hội qui
định, tuỳ cá tính sáng tạo của nhà thơ mà giọng điệu khát khao hạnh phúc, đề cao tình yêu lại có những mức độ, sắc thái rất khác nhau.
Trong văn học dân gian, nếu như hệ thống truyện cười, truyện trạng Quỳnh, trạng Lợn, ca dao, câu đố (đặc biệt câu đố tục giảng thanh)…dồi dào tính chiến đấu chống lễ giáo khi công khai
đem chuyện phòng the, buồng kín, chuyện sinh hoạt vợ chồng ra đểđùa vui, cười cợt với giọng điệu rất tự do, dân chủ thì tinh thần đó trong bộ phận văn học viết cũng khởi sắc thành trào lưu, thành tiếng nói cấp thiết của con người nhân danh sự sống. Các nhà thơ thế kỉ XVIII, XIX trân trọng con người và đề cao tình cảm của con người với quan niệm con người không phải là cỏ cây vô tri mà là giống hữu tình. Mà đã là giống hữu tình thì sao ngăn được sóng tình lai láng, biển yêu tràn trề, việc yêu đương luyến ái tất là lẽ tự nhiên như âm dương hoà hợp, trời đất song song tồn tại; kìa giống cỏ
cây, điểu thú là loài vật còn có tình với nhau, biết tìm đến nhau để thành đôi có đôi có cặp thì huống chi là con người. Triết lí ấy hiện diện trong hầu hết các sáng tác ra đời trong giai đoạn này:
Đá kia còn biết xuân già dặn, Chả trách người ta lúc trẻ trung. ( Đá Ông Chồng Bà Chồng ) Cho hay là giống hữu tình, Đố ai dứt mối tơ mành cho xong. ( Truyện Kiều )
Liễu sen là thức cỏ cây,
Đôi hoa cũng sánh đôi dây cũng liền Ấy loài vật tình duyên còn thế
Sao kiếp người nỡđểđấy đây? ( Chinh phụ ngâm )
Kìa điểu thú là loài vạn vật Dẫu vô tri cũng bắt đèo bòng. Có âm dương, có vợ chồng, Dẫu từ thiên địa cũng vòng phu thê. ( Cung oán ngâm khúc)
Không còn lối văn đạo mạo, cao khiết nhân danh lễ giáo phong kiến để rao giảng đạo đức, tiếng nói trong văn học giờ đây lại đồng hành với con người trên hành trình đi tìm hạnh phúc cá nhân, nó đáp ứng nhu cầu tình cảm, khát khao của con người, nó đưa con người vượt khỏi thành trì kiên cố của lễ giáo phong kiến lạc hậu, cổ hủ để tự do bay lượn trong cõi tình yêu đầy hương sắc ngọt ngào.
Từ giọng điệu triết lí về quyền sống tự nhiên của con người, văn học chuyển sang giọng điệu
đề cao nâng niu quyền sống chính đáng đó. Các tác giả đã để cho con người đặc biệt là giới nữ
không còn cam chịu, lặng câm cúi đầu phục tùng lễ giáo phong kiến nữa mà mạnh mẽ lên tiếng đòi quyền được yêu thương hạnh phúc. Trong Song Tinh Bất Dạ, Nguyễn Hữu Hào để cho người phụ
nữ không che giấu cảm xúc, lên tiếng đòi quyền sống cho giới mình: Nàng rằng: Ngày đẹp hoa phòng
Thơđào gặp trận gió đông thể nào? Vân rằng: Khát đứng bờ ao,
Đói ăn bánh vẽ, chiêm bao thấy vàng.
( Song Tinh Bất Dạ )
Lời than thân tủi phận của Thể Vân nghe sao mà cay đắng xót xa quá! Mang tiếng có chồng dù không tình yêu, người con gái vẫn mong mỏi có được cuộc sống hương lửa ái ân, vậy mà nàng lại rơi vào tình cảnh đồng sàng dị mộng đến nỗi như kẻ khuất thực đói, khát, chiêm bao luôn mơ
tưởng đến ái tình, rồi có lúc phải ngại ngùng bày tỏ: Vân rằng: Hoa chúc tới kỳ
Mưa xuân ướt rưới gặp thì khoe rươi Hay đâu ong bướm bặt hơi… Ngàn vàng một khắc để qua sao đành…
Cũng xin đoái thiếp trăng hoa thẹn thuồng.
Giọng thơ ai oán, tủi cực, đắng cay biết bao, nhiều dấu chấm lửng kéo dài liên tiếp như diễn tả tâm trạng ngại ngùng khó nói, nỗi ấm ức trong lòng mà Thể Vân thẹn thùng buộc phải thốt thành lời. Dẫu biết tác giả cố ý tô đậm tình cảnh éo le của Thể Vân để đề cao lòng chung thuỷ của Song Tinh với Nhuỵ Châu nhưng không thể phủ nhận mối đồng cảm sâu sắc của tác giả với khát vọng hạnh phúc của người phụ nữ.
Cùng giọng điệu khát khao hạnh phúc, mạnh mẽđòi quyền được yêu thương nhưng hai khúc ngâm: Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm khúc lại có những cung bậc, sắc thái thật khác nhau khi
đề cập đến hai hình ảnh phụ nữ có số phận khác nhau. Người chinh phụ trong khúc ngâm của Nguyễn Gia Thiều vò võ cô đơn nơi phòng khuê, ngoài nỗi nhớ thương lo lắng cho chồng nơi cửa ải xa xôi nàng còn phải đối mặt với sự cô đơn; nỗi khát khao hương lửa ái ân nồng đượm những đêm thanh vắng lại trỗi dậy giày vò người thiếu phụđang độ xuân sắc, non tơ:
Sum vầy mấy lúc tình cờ,
Chẳng qua trên gối một giờ mộng xuân.
Để vượt qua thử thách ở hiện tại, người chinh phụ sống bằng dư âm của quá khứ: những kỉ
vật của chồng mang hơi hướm tình yêu, những giấc mộng mang lại chút mặn nồng của quá khứ. Thật đáng thương nhưng ngẫm ra nàng còn hạnh phúc hơn nhiều so với người cung nữ trong Cung oán ngâm khúc. Lúc đầu, khi được vua sủng ái, cung nữ vui sướng tột cùng, hạnh phúc đến với nàng quá lớn lao, bất ngờ và ngây ngất khiến nàng không khỏi ngỡ ngàng:
Cái đêm hôm ấy đêm gì
Bóng dương lồng bóng đồ mi trập trùng.
Giọng thơ tràn ngập cảm xúc hoan lạc, hình ảnh bóng lồng bóng quấn quýt đến mê đắm, đêm
tiếp đêm cộng hưởng với từ láy trập trùng như tầng tầng lớp lớp những con sóng tình ồ ạt nhấn chìm cung nữ trong bể ái ân. Nhưng ngay cả khi thể xác đã hoà làm một thì hình ảnh đồ mi - một loài hoa leo sắc trắng pha vàng, (chỉ cung nữ) vẫn thật nhỏ bé bên cạnh bóng dương (ánh mặt trời, chỉ nhà vua), hình ảnh đó như nhắc nhở về thân phận cung nữ, nàng chỉ có giá trị như món đồ chơi “ngon mắt” để thoả thú vui xác thịt của vua. Quả nhiên số phận cung nữ về sau ứng với hình ảnh có tính chất điềm báo đó, nàng bị vua rẻ rúng, lãng quên, sống mỏi mòn nơi cung lạnh; nhưng cả khi rơi xuống tận cùng của nghịch cảnh, người phụ nữ trong nàng vẫn da diết ước mong, vẫn không nguôi khao khát:
Bóng câu thoáng bên mành mấy nỗi Những hương sầu phấn tủi sao xong? Phòng khi động đến cửu trùng Giữ sao cho được má hồng như xưa?
Đặt cạnh nhau, hai khúc ngâm như hoà chung giọng điệu, đó là âm điệu của tiếng lòng triền miên, dai dẳng, âm ỉ, da diết, không dứt, không nguôi, không điểm dừng, không kết thúc; của những nỗi niềm với nhiều biến thái tinh vi : hạnh phúc ngắn ngủi, đợi chờ đau đáu, mong ước thiết tha, khát khao cháy bỏng, hồi tưởng mơ màng; là điệp khúc trởđi trở lại mãi của một bài hát dở dang ngậm ngùi, của hi vọng nối tiếp thất vọng….,nhịp điệu khúc ngâm đều đều, toàn bộ hai khúc ngâm ít biến cố, không sự kiện, thời gian như ngưng đọng, không gian như thu hẹp trong chốn buồng khuê, hậu cung trống và lạnh, cô tịch và u tối; cuối cùng khép lại khúc ngâm là hình ảnh bất động như hoá đá của hai tượng vọng phu : chinh phụ, cung nữ.
So với hai khúc ngâm trên thì Truyện Kiều của Nguyễn Du lại phong phú tinh diệu vô cùng trong việc sáng tạo nên cả hệ thống giọng điệu. Tác giả đã gạt bỏ ảnh hưởng của thi pháp chương hồi trong nguyên tác Kim Vân Kiều truyện để sáng tạo nên nhân vật người kể chuyện mới – đó là người kể chuyện giấu mặt vừa đảm đương công việc giới thiệu, thuyết minh, miêu tả vừa bình luận, phân tích, đánh giá từ sự kiện, diễn biến bên ngoài đến việc đi sâu khám phá thế giới nội tâm từng nhân vật. Nguyễn Du vừa là chủ thể trữ tình vừa nhập thân, đóng vai từng nhân vật nhưng dù ở hệ
thống nhân vật nào thì tất cả cũng hoà vào giọng điệu chung của giọng chính chủ thể trữ tình - nhà thơ; nói như giáo sư Lê Ngọc Trà: đó là giọng “ Có vai trò quyết định âm hưởng chính, không khí chung của toàn tác phẩm. Giọng chính giống như cái sườn để cho các giọng điệu khác quây quần lại tạo nên tính phức điệu về giọng điệu của tác phẩm, đồng thời thể hiện cái đa dạng, phức tạp trong tâm trạng, thái độ của nhà văn”.[79:76] Do phạm vi nghiên cứu của luận văn, chúng tôi chỉ điểm qua đôi giọng điệu trong Truyện Kiều có đề cập đến vấn đề tính dục.
Trong Truyện Kiều, cái nhìn của Nguyễn Du rất nhân đạo, theo giáo sư Trần Nho Thìn: “ Các mối tình của Kiều và các nhân vật chính diện, ở mức độ này khác, đều không thiếu màu sắc thân xác, nhục dục. Và điều quan trọng là nhà thơ tỏ thái độ tán đồng, thậm chí chăm sóc nâng niu những mối tình đó, tức là hoàn toàn thoát li lập trường truyền thống đối với vấn đề tình yêu thân xác”. [73: 427]. Thật vậy, trong tác phẩm, Nguyễn Du đã có những trang xúc động và tiến bộ nhất dành cho mối tình Kim Trọng và Thuý Kiều. Trong thế giới tình yêu của họ, Nguyễn Du đã tỏ ra
đồng tình với thái độ dũng cảm, quyết liệt của nhân vật khi họ dám phá bỏ những rào cản của lễ
giáo khắc nghiệt để đến với nhau bằng tình yêu thuỷ chung, son sắc mà không kém phần mãnh liệt say đắm, táo bạo. Nhà thơ chăm chút từng rung động của cảm xúc yêu đương ngay từ cái nhìn đầu tiên giữa đôi trai tài gái sắc:
Người quốc sắc kẻ thiên tài Tình trong nhưđã mặt ngoài còn e.
Ông hiểu lòng yêu của Kiều biết bao khi để nàng trong nỗi tương tư đã mơ đến cuộc vuông tròn trăm năm:
Người đâu gặp gỡ làm chi Trăn năm biết có duyên gì hay không?
( Truyện Kiều )
Ông giục giã Kim Trọng đừng bỏ phí thời gian đợi chờ, tơ tưởng mà mau mau chủ động đi tìm người trong mộng:
Bâng khuâng nhớ cảnh nhớ người Nhớ nơi kỳ ngộ vội dời chân đi.
( Truyện Kiều )
Ông để bước chân Kiều không chút đắn đo, chần chừ “xăm xăm băng lối vườn khuya một mình”để đến với tình yêu. Và trong cái đêm huyền diệu đôi lứa cùng nhau tình tự, thề nguyền, Nguyễn Du đã
đưa người đọc khám phá đến tận cùng cảm xúc thăng hoa nhất của vẻđẹp trong mối tình được xem là lý tưởng nhất của thời phong kiến. Đêm thề nguyền có gió mát trăng thanh, có “vầng trăng vằng vặc giữa trời”, có lời vàng đá “ đinh ninh hai mặt một lời song song”, có những rung động, rạo rực, những khát khao cháy bỏng nhuốm màu sắc bản năng nhục dục nhất của con người:
Hoa hương càng tỏ thức hồng
Đầu mày cuối mắt càng nồng tấm yêu. Sóng tình dường đã xiêu xiêu, Xem trong âu yếm có chiều lả lơi.
( Truyện Kiều )
Kiều của Nguyễn Du không phải gỗđá, trước tình yêu nàng cũng hành động theo tiếng gọi của con tim:
Vì hoa nên phải đánh đường tìm hoa.
( Truyện Kiều )
Nhưng Kiều đã biết kiềm nén cảm xúc, lựa lời khuyên nhủ chàng Kim bằng ngôn ngữ của lý trí. Đó là tình cảm vừa cao thượng vừa đoan chính mà Kiều muốn dâng hiến cho tình yêu. Với Kiều tình yêu không chỉ có ham muốn xác thịt, nhu cầu bản năng mà tình yêu đẹp là tình yêu hướng về nhau, dành trọn cho nhau những gì trọn vẹn thanh khiết nhất cả thể xác lẫn tâm hồn.
Hoà vào giọng điệu chung của thời đại, thơ Nôm Hồ Xuân Hương mang đến giọng điệu tươi rói, sức sống trần thế tự nhiên, lành mạnh trong cảm hứng về tình yêu đôi lứa, khát vọng hạnh phúc, ham muốn hoan lạc, giao hoà trong đời sống tình ái của người dân lao động chân chất mộc mạc. Hồ
Xuân Hương nói về lạc thú trong quan hệ yêu đương đôi lứa với giọng khẳng định xem đó như là một nhu cầu có thật, hiển nhiên đáng tôn trọng mà con người phải được nếm trải: nữ sĩ cho đó là thú
vui, là hạnh phúc trần thế khi được yêu, thích, sướng khiến con người hưng phấn ham sống, yêu đời hơn:
-….Nâng niu ướm hỏi người trong trướng, Phì phạch trong lòng đã sướng chưa?
( Cái quạt I )
-…Mười bảy hai là mười tám đây Cho ta yêu dấu chẳng rời tay…
( Cái quạt II )
-….Còn thú vui kia sao chẳng vẽ, Trách người thợ vẽ khéo vô tình.
( Tranh Tố nữ )
Viết về hoạt động tính giao nam nữ, giọng thơ Xuân Hương thật say mê, khoẻ khoắn, hình
ảnh thơ nhịp nhàng, mạnh mẽ mà vẫn hồn nhiên tài hoa trong cách thể hiện khiến cho chuyện cấm kị chốn phòng the, buồng kín hiện ra không chút thô lậu, tục tằn:
-…Hai chân đạp xuống năng năng nhắc, Một suốt đâm ngang thích thích mau…
( Dệt cửi )
-…Trai đu gối hạc khom khom cật Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng Bốn mảnh quần hồng bay phấp phới, Hai hàng chân ngọc duỗi song song….
( Đánh đu )
Khác với nàng Kiều của Nguyễn Du, người phụ nữ trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương thật phóng khoáng, hết mình cho tình yêu, vì cả nể nàng phải một mình gánh chịu hậu quả “Không chồng mà chửa”, nhưng giọng điệu bài thơ không chút phiền trách, răn đe người phụ nữ, vì tình yêu vốn đâu có tội, dâng hiến cho tình yêu cũng là biểu hiện của tấm chân tình, có chăng đáng trách là trách kẻ bạc bẽo, vô trách nhiệm, làm người mà sống không tròn nghĩa:
-…Nỗi niềm chàng có biết chăng chàng -…Cái nghĩa trăm năm chàng nhớ chửa?
Người đàn ông không chỉ bạc tình (không biết nỗi niềm tình cảnh cô gái phải gánh chịu) mà còn bạc nghĩa ( vội quên cái nghĩa trăm năm). Giọng điệu trong bài thơ là lời đay nghiến, phỉ nhổ vào loại
đàn ông vừa trăng hoa vừa bạc bẽo, vô tình, vô trách nhiệm.
Nói vậy không có nghĩa là Xuân Hương đồng tình với lối sống buông thả hay cổ xuý cho những quan niệm đề cao ham muốn xác thịt thuần bản năng. Cùng quan niệm với Nguyễn Du và
hướng theo lý tưởng thẩm mĩ của nhân dân, thơ Hồ Xuân Hương nhiệt thành ngợi ca một tình yêu son sắc thuỷ chung, hoà hợp trong đời sống lứa đôi đểđạt đến sự hoà điệu từ thể xác đến tâm hồn,
đôi lứa đồng lòng, chung sức xây đắp mái ấm gia đình, vượt bao sóng gió thăng trầm đưa con thuyền tình cập bờ hạnh phúc. Tình yêu đẹp ấy thể hiện qua bài Đá Ông Chồng Bà Chồng với giọng thơ trầm tĩnh, chiêm nghiệm, ngợi ca đầy xúc động,:
Khéo khéo bày trò tạo hoá công, Ông Chồng đã vậy lại Bà Chồng. Tầng trên tuyết điểm phơđầu bạc, Thớt dưới sương pha đượm má hồng. Gan nghĩa dãi ra cùng nhật nguyệt,
Khối tình cọ mãi với non sông.
Đá kia còn biết xuân già dặn, Chả trách người ta lúc trẻ trung.
(Đá Ông Chồng Bà Chồng)
Khác với cái nghĩa bị lãng quên ở bài thơ trên, bài thơ này có đủ cả nghĩa và tình làm nền tảng cho
đạo lí vợ chồng, vì thế mà tình yêu của Ông Chồng - Bà Chồng thật đẹp: hài hoà giữa son sắc thuỷ
chung (gan nghĩa dãi ra) và nồng đượm ái ân ( khối tình cọ mãi) nên tình yêu ấy vẫn luôn trẻ trung, bền chặt trước bao dâu bể thăng trầm của cuộc đời (trò tạo hoá công), để trường tồn với non sông, nhật nguyệt. Phải chăng đây cũng chính là hình mẫu một tình yêu đẹp và lý tưởng mà nhân dân lao
động muốn hướng đến?
Văn học hiện đại sau này học tập văn học dân gian, tiếp nối những tư tưởng phóng khoáng, tiến bộ trong văn học trung đại từ Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương… tiếp tục tạo nên sựđa thanh, đa giọng điệu trong văn học làm nên sự phong phú cho tiếng nói tình yêu và khát vọng hạnh phúc của