Quan niệm thẩm mĩ mới về con ngườ

Một phần của tài liệu Vấn đề tính dục trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương dưới góc độ so sánh (Trang 72 - 75)

- Theo Đào Thái Tôn, hiệ nở Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm còn 18 cuốn sách có chép thơ

2.3.2.1. Quan niệm thẩm mĩ mới về con ngườ

Nếu như thơ văn xưa coi thiên nhiên là chuẩn mực của cái đẹp thì thơ ca hiện đại quan niệm không gì hoàn mĩ bằng con người, nhất là người phụ nữ. Họ cho con người là trung tâm của thế

giới, và lấy vẻđẹp con người (trong đó có vẻđẹp cơ thể người phụ nữ) làm chuẩn mực đểđo vẻđẹp của thế giới, vũ trụ. Họ ca ngợi vẻ đẹp hình thể của người phụ nữ, biểu tượng của cái đẹp nhục thể

trong đề tài tính dục và lấy cơ thể người phụ nữ làm đối tượng miêu tả như nguồn cội của sự sống, của ái tình, của hồn thơ.

Hồ Xuân Hương ca ngợi vẻ đẹp cơ thể phụ nữ và đòi quyền sống cho thân xác con người trong tình yêu đôi lứa qua hàng loạt bài thơ. Khi thì được đề cập kín đáo qua loạt thơ Nôm vịnh cảnh, vịnh vật như: cái giếng thơi, cái bánh trôi, quả mít, con ốc, cái quạt…. lúc thì hiển hiện xinh tươi tràn trề nhựa sống qua bức “ Tranh tố nữ” hay hình ảnh “Thiếu nữ ngủ ngày” nằm hớ hênh lộ

ra vẻđẹp nõn nà của cơ thể khiến cho đấng anh hùng quân tử phải ngẩn ngơ.

Thơ Xuân Diệu có cả một thế giới hình tượng giàu sức sống, đầy xuân tình ca ngợi vẻ đẹp người phụ nữ :

Mười chín tuổi mặt trời đang óng ả

Bóng hạnh cười: mười chín tuổi thanh tân Gánh nhẹ nhõm trên thân hình măng mọc.

Bích Khê “ca tụng thân xác”, vẻ đẹp cơ thể người phụ nữ thật say sưa và nồng nhiệt nhất. Nếu Xuân Hương có tranh khỏa thân người thiếu nữ trong bài thơ “Thiếu nữ ngủ ngày” thì Bích Khê ngoài bức tranh lõa thể ông còn có cả một hệ thống những vần thơ ca ngợi từng bộ phận trên cơ thể người phụ nữ trong mảng thơ mà ông ngang nhiên đặt cái dâm ngang hàng với cái đẹp: mảng thơ “ đẹp và dâm” trong tập “Tinh huyết”. Trong thơ Bích Khê, người phụ nữ hiện lên kiều diễm, lộng lẫy như tiên giáng trần hay người đẹp từ trong tranh bước ra nàng đẹp trong cái nhìn tổng thể:

Dáng tầm xuân uốn trong tranh Tố Nữ, Ô tiên nương! Nàng lại ngự nơi này? Nàng ở mô? Xiêm áo bỏđâu đây?

Đến triển lãm cả tấm thân kiều diễm. Nàng là tuyết hay da nàng tuyết điểm? Nàng là hương hay nhan sắc lên hương?

( Tranh lõa thể )

Nàng còn đẹp đến từng bộ phận: mái tóc ( Tóc xõa đàn tơ), đôi mắt ( Cặp mắt ), cặp đùi non ( Châu ), đôi chân (Bàn chân ), da thịt (Châu )….và đặc biệt thơ ông ca tụng nhiều vềđôi vú người phụ nữ như là cội nguồn của cái đẹp nữ tính nhất. Đôi vú vừa là nguồn thức dậy khoái cảm ái ân, vừa là nguồn thơ :

Vẻ chi mãnh liệt nhưng êm ái, Trong cặp tuyết lê ướm dậy thì

( Châu ) Cùng cảm hứng, Vi Thùy Linh cũng có những câu thơ:

Những bầu vú khát yêu triệu năm hóa núi phơi mở muôn đời Nước dâng đầy và núi dựng cao

Những chóp vú tự do hoan lạc giữa biển trời, giữa ánh sáng và bóng tối, giữa những mùa tình không bao giờ hết, trong tràn trề bàn tay ân ái.

( Biển bốc cháy )

Mỗi bộ phận nhạy cảm trên cơ thể phụ nữ không chỉđẹp mà còn cất lên ngôn ngữ tình yêu nhuốm màu khoái lạc:

Tôi nhìn đâu thấy cặp đùi non Một vẻ tơ mơ một vẻ ngon… Tôi hốt ghen tuông hình ảnh mộng Rêm rêm khoái lạc- khói sương vờn.

Trong thơ Vi Thùy Linh, tác phẩm điêu khắc Đôi môi - biểu tượng nhục cảm của người phụ nữ,

được nhà điêu khắc tài hoa Botero Bay tạc bằng đồng vàng mà cô bắt gặp trên quảng trường Prado tại Madrid thủ đô Tây Ban Nha, có sức mạnh đánh thức nỗi khát thèm ẩn giấu trong mỗi con người,

đánh thức phần bản năng trong con người:

Những đôi môi bóng cong, gợi tình đợi chờ

………

Để nỗi khát thèm ẩn giấu nơi hết thảy mọi người như kén tằm sâu bướm nởđồng loạt bay rợp trời sau trận mưa sinh sản

Nỗi khát thèm đồng hành trầm lặng và bạo liệt trong cơ thể chúng ta

( Đôi môi giữa trời )

Ngòi bút các nhà thơ hiện đại thật phóng khoáng, ngưỡng mộ khi viết về vẻ đẹp cơ thể phụ

nữ nhưng nếu thửđem so sánh với thơ Xuân Hương - nhà thơ sống trước họ nhiều thế kỉ thì mới thấy hết thái độ dũng cảm của nữ sĩ: hầu như bài thơ Nôm nào của Xuân Hương cũng xuất hiện các bộ phận sinh thực khí, bài thơ nào nghĩa nước đôi cũng ít nhiều có dính đến yếu tố tính dục, trong khi những tác giả cùng thời dùng văn chương chỉ để tỏ chí hay bàn chuyện đạo lý cao siêu. Hình

ảnh sinh thực khí lại thường được nhìn qua đôi mắt của kẻ khác giới nên càng trở nên gợi cảm, gợi tình, gợi cả bản năng giấu kín ẩn sâu trong mỗi con người để họ rủ bỏ bộ mặt đạo đức giả, trở về với bản ngã hồn nhiên:

Lườn đá cỏ leo sờ rậm rạp, Lách khe nước rỉ mó lam nham ……….. Chồn chân mỏi gối vẫn còn ham. ( Hang Thánh Hoá ) Xanh um cổ thụ tròn xoe tán Trắng xoá tràng giang phẳng lặng tờ. ………. Thấy cảnh ai mà chẳng ngẩn ngơ. ( Cảnh thu )

Đặc biệt, Xuân Hương thật tiến bộ và táo bạo khi dám đặt vẻ đẹp của các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể người phụ nữ sóng đôi với hình tượng thiên nhiên lớn lao kì vĩ; hình sông, dáng núi (

Hang cắc Cớ, Kẽm Trống, Quán Khánh, Đèo Ba Dội ), xuất hiện nơi chốn linh thiêng ( Chùa Quán Sứ, Cảnh chùa ban đêm ), ẩn trong những hình ảnh vừa quen thuộc, gần gũi: con ốc, quả mít, cái trống thủng, đồng tiền hoẻn…đến những hình ảnh thật thanh tao, thi vị: vầng trăng thu phô tuyết

trắng lơ lửng giữa trời cao. Đấy là cách ngợi ca rất riêng của nhà thơđể bất tử hoá, vĩnh cửu hoá vẻ đẹp của người phụ nữ cùng thiên nhiên, vũ trụ vĩnh hằng:.

Mấy vạn năm nay vẫn hãy còn.

( Hỏi trăng )

Con người vốn là tạo vật đẹp nhất của tự nhiên, con người bước vào văn học và được miêu tả

dưới góc độ giới tính không chỉ đẹp mà còn góp thêm một giá trị thẩm mĩ mới cho quan niệm về

con người: trước kia con người đẹp trong góc nhìn xã hội giờ con người cũng đẹp trong góc nhìn sinh vật, ởđó con người đẹp trong sự sống thuận theo lẽ tự nhiên.

Một phần của tài liệu Vấn đề tính dục trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương dưới góc độ so sánh (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)