Từn gữ giàu tính hình tượng

Một phần của tài liệu Vấn đề tính dục trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương dưới góc độ so sánh (Trang 92 - 96)

- Theo Đào Thái Tôn, hiệ nở Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm còn 18 cuốn sách có chép thơ

3.2.1.1. Từn gữ giàu tính hình tượng

Đầu tiên, điểm giống nhau giữa ba bộ phận văn học dân gian, trung đại và hiện đại trong việc sử dụng ngôn ngữ viết về đề tài tính dục là đều dùng thứ ngôn ngữ miêu tả chính xác, rõ nét, giàu sức gợi mang đậm màu sắc tính dục. Nhằm tô đậm sức sống, diễn tả đến tận cùng khát vọng chân thực vừa da diết vừa mãnh liệt của con người trong tình yêu và hạnh phúc ái ân, các tác giả có khuynh hướng sử dụng tối đa tính cực tả và sắc thái biểu cảm cao của hệ thống từ loại trong tiếng Việt nhưđộng từ, tính từ, từ láy; nhiều động từ mạnh, tăng cấp, liên tục được các tác giả chuộng sử

dụng để thể hiện những cảm xúc tha thiết, mạnh mẽ, còn tính từ thường là tính từ cực tả.

Trong văn học dân gian, đặc điểm này nổi trội ở thể loại câu đố nhất là câu đố tục giảng thanh: “ thường mượn những từ (danh từ) chỉ các bộ phận của con người (đặc biệt là những bộ

phận kín như bộ phận sinh dục, bài tiết) hay triệt để khai thác tính đa nghĩa, dị nghĩa của những từ

(động từ) để chỉ những hoạt động, hành động (chỉ các động tác, hành vi thuộc về sinh lý, bài tiết) để đem ra đố” [59].

Mình tròn trùng trục

Miệngtoét tòe loe

Đút vào con gái, con gái nghe,

Đút vào bà lão, bà lão lắc

( Cái hoa tai)

Chúng tôi thử làm một thống kê trong số 172 câu đố thuộc nhóm nội dung đố tục giảng thanh trong quyển sách “Kho tàng báu truyền câu đố dân gian” do Đông Vân sưu tầm biên soạn và phân loại, thì có đến hơn 100 bài có sử dụng hình ảnh bộ phận sinh dục nam nữ và các bộ phận khác của cơ thể như: vú, đít, lỗ, lông mao, lông tơ, cục thịt, hai mép, lưng, sườn, bụng, hai chân, hông, khe …. Nhiều bài gợi liên tưởng đến hoạt động tính giao với hệ thống động từ thật phong phú: vạch, sờ, mân mân, mó mó, liếm, nâng, vạch, rút, dí, ấp, đánh, đập, đâm, đút, nằm, bịt, đè, chui ra, chui vào,

chổng khu, xâu, cọ sát, nhúc nhích, tra vào…..Đây chính là đặc điểm của loại câu đố tục giảng thanh nhằm đánh lạc hướng người nghe nghĩ, đoán theo chiều hướng tục , liên tưởng đến “cái ấy”, “chuyện ấy” và như thế câu đố đạt được mục đích đánh lừa người nghe, tạo nên sự hứng thú trong trò chơi đố và giải đố.

Nếu câu đố dùng lớp vỏ ngôn ngữ thô mộc, cách tả thực để hướng suy nghĩ liên tưởng đến hướng tục, nhằm đánh lừa, thì trái lại, thơ trung đại có xu hướng biến tục thành thanh. Khi miêu tả

vấn đề tính dục như vẻ đẹp cơ thể phụ nữ hay thú vui xác thịt rất trần tục, các nhà thơ thường sử

dụng ngôn ngữ ước lệ, tượng trưng để bọc vấn đề tính dục trong lớp vỏ ngôn từ mĩ miều, trang trọng và các lớp từ ngữđược mỹ hoá đi làm hình ảnh thơ trở nên tao nhã, quý phái và tinh tế. Chẳng hạn như khi miêu tả vẻđẹp của giai nhân, thơ trung đại thường sử dụng ngôn ngữước lệ, nhiều điển tích, mượn thiên nhiên tô thắm nhan sắc người phụ nữ: làn thu thủy, nét xuân sơn, khuôn trăng, nét ngài, hoa cười ngọc thốt, áng Đào Kiển, khóe thu ba, đóa phù dung….

Hay tả con người đang đắm say trong hoạt động ái ân, thú vui thể xác trần tục nhất, câu thơ

vẫn thật bóng bẩy, thanh tao:

-….Bóng dương lồng bóng đồ mi trập trùng. -…Mây mưa mấy giọt chung tình.

(Cung oán ngâm khúc )

Đâu đợi đến bài Vội vàng của Xuân Diệu người đọc mới ngạc nhiên về cách thi nhân vật chất hoá thiên nhiên để có thể uống trọn vị ngọt nào của tháng giêng như hôn lên cặp môi mọng của thiếu nữ:

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần. ( Vội vàng )

Mà nhiều thế kỉ trước đó, trong Cung oán ngâm khúc, Nguyễn Gia Thiều đã làm chúng ta ngỡ

ngàng khi miêu tả vẻđẹp nàng cung nữ nhuốm màu sắc tính dục, một nhan sắc mơn mởn đào tơ như

trái cây chín mọng, nó có khả năng đánh thức những rung động bản năng nên chỉ mới nhìn qua thôi mà đấng quân vương háo sắc đã trào dâng khao khát muốn nuốt chửng, muốn “ăn tươi nuốt sống” bằng mắt vẻđẹp ngồn ngộn sức sống của nàng:

-…Đoá lê ngon mắt cửu trùng.

(Cung oán ngâm khúc)

Nhưng phải đến thơ Nôm Xuân Hương thì ngôn ngữ viết về vấn đề tình dục mới được khai thác, sử dụng linh hoạt và mang cá tính sáng tạo của nữ sĩ. Học tập ca dao, thơ Hồ Xuân Hương thiên về nghệ thuật sử dụng những từ ngữ vừa là động từ vừa là từ láy. Hai loại từ này cộng hưởng làm cho sự vật được miêu tả hiện lên trước mắt ta không chỉ thấy được bằng mắt, mà như phập

phồng hơi thở của sự sống. Hình ảnh vì thế gây ấn tượng thật đặc biệt. Văn học dân gian miêu tả

sống động:

Lông tơlún phún mép

Lăn tăn con cá diếc lòn ra lòn vào Cây trời có cái chĩa ba

Thương em thì hãy đem tra nó vào. ( Ca dao) Lưng tròn vành vạch, đít bảnh bao Mân mân mó móđút ngay vào.

( Cái điếu bát – câu đố )

Hồ Xuân Hương cũng có hàng loạt hình ảnh tạo liên tưởng đặc biệt như thế: -…Ba chạc cây xanh hình uốn éo

-….Hòn đá xanh rì lún phún rêu -….Cỏ gà lún phún leo quanh mép. -….Quân tử có thương thì đóng cọc

Xin đừng mân mó nhựa ra tay.

Từ “mân mó” vừa là từ láy vừa là động từ không chỉ gợi hành động thao tác mà còn thức dậy nơi người đọc cả cảm giác, cảm xúc, cách nói vì thế vừa gợi hình vừa gợi cảm vô cùng.

Có lúc nữ sĩ chỉ vận dụng thi liệu sẵn có trong ngôn ngữ hàng ngày, từ nguồn văn học dân gian như môtip “Thân em”, hình ảnh mộc mạc, dân dã: quả cau, miếng trầu, quả mít, con ốc

…những thành ngữ, tục ngữ quen thuộc ngàn đời, thế rồi bằng cá tính phóng khoáng, lòng ham sống yêu đời bà đem lại cho chúng những nét nghĩa mới tươi tắn, hồn nhiên, độc đáo. Nữ sĩ luôn phát hiện và miêu tả thiên nhiên ở trạng thái động, dạt dào sức sống và tinh nghịch dịch tất cả sang nét nghĩa liên tưởng đến vấn đề tính dục bằng giọng đùa vui, trào phúng độc đáo. Vì thế, thế giới tự

nhiên bước vào thơ bà còn nguyên hơi thở, màu sắc, mùi vị, âm thanh của chính nó: quả mít sù sì,

ốc nhồi lăn lóc, bánh trôi bảy nổi ba chìm, chiếc quạt phì phạch, giếng nước trong leo lẻo, rêu đang lún phún xiên ngang mặt đất, gió đang giật, sóng đang dồn, sương đang rơi…Nữ sĩ không chỉ là người thợ vẽ truyền thần phô, chụp cái hình, cái bóng của tự nhiên mà còn truyền vào thơ tình yêu, thổi vào thơ nguồn sống nên thơ bà “là thơ chạm trổ, hòn đá biết cười, hang động biết nói, nước lạnh hát ca”[61: 571].

Từ ngữ trong thơ Hồ Xuân Hương không chỉ hay, đẹp ở tính chính xác mà còn hàm súc ở

tính hình tượng, nhiều hình ảnh trong thơ nữ sĩ trở thành những biểu tượng đặc biệt: từ cái bánh trôi dân dã vào thơ Xuân Hương trở thành biểu tượng của vẻ đẹp, thân phận và phẩm chất “lòng son” của người phụ nữ; miếng trầu gắn với tục ăn trầu, với hình thức giao tiếp trong xã hội “miếng trầu là

đầu câu chuyện” vào thơ Xuân Hương thành miếng trầu mời duyên, thành thông điệp để nữ sĩ gởi gắm ước mơ về tình yêu “phải duyên thì thắm lại”. Trong thơ nữ sĩ, hình ảnh trăng có lúc mang vẻ đẹp rực rỡ của người phụ nữ như đoá hoa mãn khai đang đợi chờ người trong mộng đến thức dậy những khát khao ân ái:

Một trái trăng thu chín mõm mòm Nảy vừng quếđỏđỏ lòm lom !

( Trăng thu )

Có lúc là vầng trăng thu lơ lửng trên trời cao mỏi mòn chờđợi: Năm canh lơ lửng chờ ai đó?

( Hỏi trăng )

Có khi lại là vầng trăng khuyết trong đêm tự tình của người thiếu phụ cô đơn, ngao ngán, bẽ bàng cho duyên phận, cho tình cảnh lẽ mọn hẩm hiu:

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.

( Tự tình III )

Trăng đâu chỉ là một quầng sáng xa xôi trên trời cao, với Xuân Hương trăng là ước mơ, hạnh phúc, tình duyên, trăng là thân phận, soi vào trăng nữ sĩ thấy chính cuộc đời mình.

Thơ Nôm Hồ Xuân Hương cũng sử dụng những thi liệu từ khuôn mẫu của văn chương bác học, truyền thống: ngôn ngữ ước lệ, tượng trưng, cách nói hoa mỹ, bóng bẩy nhưng với cách sắp xếp sóng đôi xen kẽ với hệ thống ngôn ngữ bình dân, đại chúng bà đã mang đến sức sống mới cho ngôn ngữ văn chương bác học. Trong bài Thiếu nữ ngủ ngày, vẻ đẹp trang nhã thanh tao của ngôn ngữ ước lệ: gò bồng đảo, lạch đào nguyên… kết hợp với ngôn ngữ bình dân: hây hẩy, nằm chơi, dùng dằng, chẳng dứt, không xong….tạo nên vẻ đẹp riêng cho bài thơ và cho hình ảnh người phụ

nữ: tràn trề sức sống, phơi phới xuân tình mà vẫn không gợn chút dung tục.

Đến văn học hiện đại, các nhà thơ tiếp tục sáng tạo, góp phần làm giàu thêm lớp từ ngữ thể

hiện màu sắc tính dục. Ngoài từ ngữ miêu tả, động từ, tính từ (ứ, níu, ghì, quấn…) các tác giả còn dùng các lớp từ gợi những cảm giác rất tinh vi của con người ( giăng mềm, tơ êm, chơi vơi, phiêu diêu, rêm rêm khoái lạc…..), sáng tạo thêm hệ thống từ ngữ mang đậm chất siêu thực như: ứa ngầm tinh, nút ớn mùi hương ấm, xuân kín vỡ màng trinh, say nghiến men tình, trời lam ứđặc tình thu, sự

thật trần truồng nằm giữa háng…..

Các nhà thơ không ngại ngần miêu tả cụ thể trực tiếp những hoạt động tính dục, những trạng thái cảm xúc hoan lạc của con người trong bể tình:

Những xiêm áo bay rờn trong cảnh mộng Cảđịa ngục đi vào trăm lỗ hổng

( Châu – Bích Khê ))

Các nhà thơ hiện đại đã nhìn thẳng hiện thực, gọi tên sự vật bằng ngôn ngữ đời sống. Nhà thơ

giờ đây không bị bất cứ rào cản nào nên mạnh dạn nói thật, nói thẳng, không né tránh đề tài tính dục. Tình yêu không diễn tả bằng cách bóng gió, ước lệ, tượng trưng mà cụ thể với đầy đủ tâm hồn và thân xác. Nhìn chung, thơ hiện đại có sự cách tân trong tư duy và diễn đạt, thơ họ trực tiếp nói

đến những nhu cầu bản năng của con người, nói rõ, cụ thể và nhiều chỗ gần như phơi bày ra hẳn, gọi tên sự vật hiện tượng đúng như nó vốn có, không lấp lửng, ngại ngùng, không cần che giấu dưới lớp ngôn từ hoa mĩ. Vì thế, lớp từ ngữ thô, tục xuất hiện dày đặc, các nhà thơ còn dùng lối tả chân, dùng trực tiếp từ ngữ chỉ quan hệ tính dục, chỉ bộ phận con người; diễn tả hoạt động tính giao cụ

thể, dữ dội, mãnh liệt nhưng đôi lúc hơi sa đà cộng với lối tư duy siêu thực khiến thơ họđôi lúc trần trụi, nặng nề, gây khó hiểu.

Thơ Hồ Xuân Hương không bộc lộ trần trụi khát vọng bản năng như một số các nhà thơ hiện

đại mà chọn cách nói ẩn dụ, nước đôi, lựa chọn từ ngữđa nghĩa, gợi sự liên tưởng phong phú, tạo cho người đọc thú vui khám phá ngôn từ như không gian buồng khuê, hoạt động tính giao nam nữ…được ngụy trang khéo léo qua những hình ảnh ngộ nghĩnh của thiên nhiên: đánh đu, tát nước, dệt cửi, đá Ông Chồng bà Chồng….

Thành công của thơ Nôm Hồ Xuân Hương chính nhờ mượn cách diễn đạt, sử dụng lời ăn tiếng nói, ngôn ngữ của dân gian, dùng hình thức quen thuộc dân dã để diễn tả một tinh thần mới rất gần với tinh thần trong thơ hiện đại. Bà đi theo truyền thống nhưng không sáo mòn, không lặp lại mà đầy sáng tạo.

Một phần của tài liệu Vấn đề tính dục trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương dưới góc độ so sánh (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)