Tính dục biểu hiện sự thức tỉnh của con người cá nhân

Một phần của tài liệu Vấn đề tính dục trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương dưới góc độ so sánh (Trang 50 - 54)

- Theo Đào Thái Tôn, hiệ nở Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm còn 18 cuốn sách có chép thơ

2.2.1. Tính dục biểu hiện sự thức tỉnh của con người cá nhân

Con người vốn được xem là tinh hoa cao quý nhất của tạo hóa, tư tưởng ấy được thể hiện rõ qua luận điểm nổi tiếng của Pitago:“ Con người là thước đo tất thảy mọi vật”. Nhưng trong xã hội phong kiến nói chung và giai đoạn thế kỉ XVIII- giữa thế kỉ XIX nói riêng, với sự thống trị của tư

tưởng Nho giáo, quyền sống của con người bị đè nén đến mức khắc nghiệt. Nho giáo chủ trương con người sống theo phận vị, giữđúng Đạo nghĩa, dùng Lễ đểước chế dục vong. Con người không

được xem là một cá nhân, có thân thể, dục vọng, quyền lợi, cá tính…mà là con người chức năng, con người xã hội, phải luôn giữ gìn đúng phận, đúng vị, đúng lễ, ra sức khắc chế dục vọng cho hợp

đạo nghĩa. Tư tưởng Nho giáo vì thế ví như chiếc áo chật, như vòng kim cô kiềm tỏa con người trong khuôn khổ, chuẩn mực của tam cương ngũ luân khiến con người phải sống trái với tự nhiên, trái với quyền được sống .

Giai đoạn thế kỉ XVIII - giữa thế kỉ XIX là giai đoạn lịch sử hội đủ thời cơ chín muồi để con người phá bỏ chiếc áo cũ khoác lên mình chiếc áo mới của tự do, dân chủ, biểu hiện sự thức tỉnh của con người cá nhân. Dấu hiệu của sự thức tỉnh ấy là chưa bao giờ trong văn học viết dưới thời phong kiến, hình ảnh người phụ nữ lại được tập trung khắc họa phong phú, sâu sắc và sinh động đến thế. Mặt khác chân dung người phụ nữ trong văn học giai đoạn này còn là dấu hiệu rõ nhất cho sự

thay đổi trong quan niệm, tư tưởng của nhà văn, làm nên sự tiến bộ và tinh thần dân chủ cho văn học viết. Hình ảnh thân còcái cò lam lũ, chịu thương chịu khó mải miết cô đơn lặn lội bờ sông; hay tiếng hát than thân nỉ non của những kiếp phụ nữ nhỏ bé thấp hèn, sống đời lệ thuộc trôi nổi, bấp bênh: thân em như tấm lụa đào, thân em như miếng cau khô, thân em như trái bần trôi....đã lùi vào quá khứ; thay vào đó là tiếng nói tự ý thức mạnh mẽ của người phụ nữ về chân giá trị của chính mình. Chưa bao giờ hình ảnh người phụ nữ trong văn học lại được xây dựng đẹp đến thế từ dung mạo đến tài năng, trí tuệ, tâm hồn. Văn học hướng đến ca ngợi, đề cao con người cá nhân với nhân vật trung tâm là người phụ nữ mang vẻđẹp thật toàn diện, mới mẻ.

Trước kia, hình ảnh người phụ nữ ít xuất hiện trong văn học, nếu có thì vẻđẹp của họ thường

được miêu tả gắn với phạm trù đạo đức, thiên về vẻ đẹp tâm hồn. Giờ đây, bên cạnh tài sắc, đức hạnh, người phụ nữ còn được nhấn mạnh ở vẻ đẹp hình thể tràn trề nhựa sống thanh tân. Họ thật hoàn mĩ, hài hòa từ ngoại hình đến nội tâm. Họ không chỉ là nguồn thi hứng mà còn là nguồn sống dạt dào. Đặc biệt miêu tả vẻ đẹp hình thể của người phụ nữ là bước tiến vượt thời đại của văn học giai đoạn này. Văn học đã có bước tiến dài trong việc khắc họa chân dung người phụ nữ, từ vẻ đẹp có tính ước lệ chuẩn mực trong thơ cổ như vẻđẹp của Thúy Vân :

Hoa cười ngọc thốt đoan trang, Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.

Hay vẻ sắc nước hương trời của nàng Thúy Kiều khiến tạo hóa phải nỗi cơn hờn ghen : Làn thu thuỷ nét xuân sơn,

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.

( Truyện Kiều )

Thì đến thơ Nôm Xuân Hương, vẻ đẹp của người phụ nữ trong thơ bà đã vượt qua những chuẩn mực quy phạm quen thuộc trong thơ trung đại; không sắc nước hương trời, liễu yếu đào tơ

mà đó là vẻđẹp khỏe khoắn, tràn trề nhựa sống hồn nhiên của tuổi trẻ: Hỏi bao nhiêu tuổi hỡi cô mình?

Chị cũng xinh mà em cũng xinh.

Đôi lứa như in tờ giấy trắng, Nghìn năm còn mãi cái xuân xanh.

Xiếu mai chi dám tình trăng gió, Bồ liễu thôi đành phận mỏng manh. Còn thú vui kia sao chẳng vẽ, Trách người thợ vẽ khéo vô tình.

( Tranh tố nữ )

Tiến bộ, dân chủ hơn khi nữ sĩ còn trân trọng đưa người phụ nữ lao động, bình dân qua hình

ảnh cái Bánh trôi, quả mít, ốc nhồi….từ chốn quê mùa, dân dã, đàng hoàng bước vào thơ ca, sánh ngang với người phụ nữ thượng lưu, quý tộc ( người chinh phụ, nàng cung nữ, những tiểu thư khuê các….). Nếu nàng cung nữ của Nguyễn Gia Thiều trong Cung oán ngâm khúc xuất hiện với tất cả

màu sắc nhục cảm ngồn ngộn sức sống. Nhan sắc của nàng rực rỡ khêu gợi đến mức khi bóng nàng thấp thoáng dưới mành thì đến cả cỏ cây vô tri cũng động lòng thèm khát thú ái ân:

Áng Đào Kiển đâm bông não chúng Khóe thu ba dợn sóng khuynh thành Bóng gương lấp loáng dưới mành

Cỏ cây cũng muốn nổi tình mây mưa.

Hay nàng tiểu thư có vẻ đẹp tràn trề sức sống, gợi tình qua ngòi bút phóng khoáng của Nguyễn Hữu Hào trong Song Tinh Bất Dạ:

Dày dày da ngọc tuyết ken Mày nga khói đượm tóc tiên mây lồng

Gót sen đua nở bạch hồng

Sóng ngời mắt phượng tình bong má đào.

( Song Tinh Bất Dạ )

Thì cô thôn nữ của Xuân Hương nào có kém gì: Thân em vừa trắng lại vừa tròn,

Bảy nổi ba chìm với nước non. Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn. Mà em vẫn giữ tấm lòng son. ( Bánh trôi )

Nàng đẹp không chỉở hình thể (trắng, tròn), nàng còn đẹp hơn ở tâm hồn, ởtấm lòng son vằng vặc. Người phụ nữ trong thơ Xuân Hương vừa mới mẻ vừa rất đẹp trong vẻđẹp của truyền thống.

Đặc biệt nhà thơ còn công khai ca ngợi vẻ đẹp cơ thể của người phụ nữ. Nếu những tác giả

cùng thời thường lấy thiên nhiên làm chuẩn mực, làm thước đo vẻ đẹp con người và vẻ đẹp người phụ nữ chủ yếu thường được miêu tả chỉ ở nét mặt như : khuôn trăng, mắt phượng, mày ngài, vẻ

phù dung, đóa hải đường….ở dáng điệu hoa cười, ngọc thốt…Hiếm hoi lắm ta mới gặp những câu thơ thật táo bạo tả vẻ đẹp cơ thể người người phụ nữ nhuốm màu sắc tính dục. Nguyễn Gia Thiều miêu tả nàng cung nữ rất hiện thực và gợi cảm cho thấy bút pháp của tác giả đã vượt qua ngoài khuôn khổ của văn chương phong kiến:

Xiêm nghê nọ tả tơi trước gió Áo vũ kia lấp ló trong trăng, Sanh ca mấy khúc vang lừng, Cái thân Tây Tử lên chừng điện Tô.

( Cung oán ngâm khúc )

Hay Nguyễn Du tả cảnh Thúy Kiều tắm:

Rõ ràng trong ngọc trắng ngà Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên.

( Truyện Kiều )

Thơ Nôm Hồ Xuân Hương không chỉ lấy vẻ đẹp hình thể của người phụ nữ làm đối tượng miêu tả mà ngòi bút của nữ sĩ còn táo bạo và quyết liệt hơn khi khẳng định đó là vẻđẹp mà tạo hóa

ban tặng cho người phụ nữ – một vẻđẹp thiên phú, tự nhiên như một kiệt tác nghệ thuật mang giá trị thẩm mĩ cao không nhuốm màu thô tục hay khêu gợi bản năng dục tính, vì thế không việc gì phải cấm kị, né tránh; vẻ đẹp ấy chỉ bị bôi bẩn, nhuốm đen khi được nhìn qua đôi mắt thô tục, đầy dục vọng của bọn ngụy quân tử, hiền nhân.

Trong thơ nữ sĩ, người phụ nữ trở thành nhân vật trung tâm, có khi dõng dạc xưng danh: “

Này của Xuân Hương…..” ( Mời trầu ), hay hiện rõ dáng hình như trong Thiếu nữ ngủ ngày, tranh tố nữ, làm lẽ….có khi giấu mặt trong quả mít, ốc nhồi, cái quạt, bánh trôi….dù ở trạng thái, vị thế, hoàn cảnh nào thì họ hiện lên thật đẹp, vẻđẹp phơi phới xuân tình, đặc biệt được nhấn mạnh tô đậm

ở khía cạnh tự nhiên, đậm màu sắc tính dục:

Đó là vẻđẹp thanh tân như cái giếng thơi vừa trong vừa sâu kia: Cầu trắng phau phau đôi ván ghép,

Nước trong leo lẻo một dòng thông.

( Giếng thơi )

Hay vẻđầy đặn, nuột nà nhưChiếc bánh trôi xinh xắn trông thật ngon mắt: Thân em vừa trắng lại vừa tròn.

( Bánh trôi )

Có lúc thô mộc, sù sì nhưQuả mít nhưng cũng khiến không ít kẻ khao khát, thèm thuồng vì múi nó dày.

Cái quạt lại gợi vẻđẹp mơn mởn đào tơ của giai nhân khiến đấng vua chúa phải ngất ngây điên đảo: Mười bảy hay là mười tám đây,

Cho ta yêu dấu chẳng rời tay. Mỏng dầy chừng ấy, chành ba góc, Rộng hẹp dường nào, cắm một cay. Càng nóng bao nhiêu thời càng mát, Yêu đêm chưa phỉ lại yêu ngày. Hồng hồng má phấn duyên vì cậy, Chúa dấu vua yêu một cái này.

(Cái quạt )

Bài Thiếu nữ ngủ ngày là cả một bức tranh khỏa thân truyền thần sinh động về vẻ đẹp tuyệt tác của cơ thể người phụ nữ:

Mùa hè hây hẩy gió nồm đông, Thiếu nữ nằm chơi quá giấc nồng, Lược trúc biếng cài trên mái tóc, Yếm đào trễ xuống dưới nương long.

Đôi gò Bồng Đảo hương còn ngậm, Một lạch Đào Nguyên suối chửa thông. Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt,

Đi thì cũng dởở không xong.

Qua chân dung muôn màu muôn vẻ của hình ảnh người phụ nữ trong văn học giai đoạn thế kỉ

XVIII- giữa thế kỉ XIX, ta nhận thấy vẻ đẹp hình thể của người phụ nữ giờ đây không chỉ là chất liệu để trang trí, tô điểm, làm đẹp cho đời hay để trơ gan cùng tuế nguyệt mà đó là vẻ đẹp chứa trong nó cả nguồn sống dạt dào, cõi yêu đương cháy bỏng, vẻđẹp hình thể phụ nữ luôn là khúc dạo

đầu để bản hợp xướng ái ân cất lên niềm hoan lạc – điều mà con người luôn muốn tìm kiếm trong hạnh phúc lứa đôi của đời người nơi thiên đường trần thế.

Không dừng ởđó, việc văn học giai đoạn này nở rộ đề tài về người phụ nữ, các nhà thơđua nhau múa bút để tô điểm, ngợi ca vẻđẹp người phụ nữ trong thơ ca, nhất là tô đậm vẻđẹp ấy ở khía cạnh gợi cảm, nhục thể, cho thấy đó chính là dấu hiệu thức tỉnh của ý thức cá nhân khi con người nhận giá trị của chính mình. Xã hội đã nhìn con người không chỉ ở góc độ xã hội với những giá trị

tinh thần như phẩm chất, đức độ mà xã hội còn thừa nhận con người ở góc độ tự nhiên với những giá trị vật chất, trong đó có giá trị về vẻđẹp hình thể của người phụ nữ - nguồn yêu thương, nguồn hạnh phúc ái ân.

Một phần của tài liệu Vấn đề tính dục trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương dưới góc độ so sánh (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)