- Theo Đào Thái Tôn, hiệ nở Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm còn 18 cuốn sách có chép thơ
2.3.1. Vấn đề tính dục thể hiện những quan niệm nhân sinh mới 1 Ý thức về giá trị của con ngườ
2.3.1.1. Ý thức về giá trị của con người
Thơ xưa thường quan niệm thời gian tuần hoàn, qua đi rồi sẽ quay về. Quan niệm này xuất phát từ cái nhìn tĩnh có phần siêu hình, lấy sinh mệnh vũ trụ làm thước đo thời gian. Nhưng những nhà thơ hiện đại lại quan niệm thời gian tuyến tính, như một dòng chảy xuôi chiều, một đi không bao giờ trở lại. Mỗi khoảnh khắc trôi qua là mất đi vĩnh viễn: thiên nhiên, sự sống con người đều héo úa, tàn phai. Cảm nhận về thời gian của họ đầy tính mất mát, chia lìa do thi nhân đã nhìn thời gian qua lăng kính của cái tôi cá nhân yêu đời, ham sống. Với họ, thời gian đời người không đồng nhất với thời gian vũ trụ. Vũ trụ có thể tồn tại vĩnh viễn, mùa xuân có thể tuần hoàn nhưng tuổi trẻ
chẳng hai lần thắm lại:
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn, Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi, Nên bâng khuâng tôi tiếc cảđất trời.
Nếu Xuân Diệu chỉ tiếc tuổi trẻ không trở lại thì Xuân Hương với trái tim phụ nữ nhạy cảm, thân phận lẽ mọn hẩm hiu, còn nhận thức sâu xa hơn cái giá của sự mất mát: cùng với bước đi của thời gian là tuổi xuân, là hạnh phúc, là ước mơ, là hi vọng… cũng cạn dần trong quỹ sống của đời người.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại, Mảnh tình san sẻ tí con con!
( Tự tình III )
Vốn liếng hạnh phúc đã ít ỏi còn bịsan sẻđến chỉ còn tí con con thì còn gì ngao ngán, chán chường hơn!
Cách cảm nhận về thời gian như trên xuất phát từ ý thức sâu xa về giá trị của sự sống cá thể. Mỗi khoảnh khắc trong đời đều quý giá vì một khi đã mất đi là mất vĩnh viễn. Vì thế con người cần phải biết quý từng giây phút sống của đời mình và phải biết làm cho mỗi khoảnh khắc của đời mình tràn đầy ý nghĩa, phải biết quý cuộc sống hiện tại, cuộc đời trần thế, biết nâng niu, quý trọng từng giây, từng phút của tuổi trẻ và tình yêu.
Quan niệm trên hình thành nên những thi phẩm viết về tình yêu mang đậm màu sắc tính dục. Yếu tố tính dục xuất hiện trong thơ ca là dấu hiệu con người ý thức được giá trị và quyền sống cụ
thể, xác thực nhất của mình. Tính dục thể hiện trong cảm hứng ca ngợi tình yêu, đề cao quyền được sống, được tận hiến cho tình yêu, ca ngợi vẻđẹp của con người trong tình yêu, đặc biệt các nhà thơ đều tìm thấy nơi hình tượng người phụ nữ cảm hứng rõ nhất, đúng nhất khát vọng yêu của mình, nên thơ họ luôn xuất hiện hình ảnh người phụ nữ mà họ trìu mến gọi bằng em, nàng, giai nhân, thiếu nữ, nàng thơ…..Họ say mê ca ngợi vẻ đẹp người phụ nữ. Đó không phải là vẻ đẹp hình mẫu chết cứng trong tranh mà là vẻ đẹp ngồn ngộn của sự sống mơn mởn xanh non, là chất ngất xuân tình, là mời gọi khát khao cháy bỏng. Đặc biệt có nhiều câu thơ thật táo bạo, nóng bỏng “ chụp nuy” cơ thể người phụ nữ, xuất hiện nhiều môtip miêu tả các bộ phận cơ thể người phụ nữ mang đậm cảm giác nhục thể. Nhà thơ không ngại ngần khi đề cập đến tình yêu thân xác từ việc miêu tả các bộ
phận nhạy cảm trên cơ thể người phụ nữđến việc phơi bày chuyện chăn gối chốn phòng the, chuyện hoan lạc ái ân lên mặt giấy và trước dư luận. Nhà thơ dám sống, dám yêu và cả sống lẫn yêu đều hết mình.
Yêu tha thiết thế vẫn còn chưa đủ
Phải nói yêu trăm bận đến nghìn lần Phải mặn nồng cho mãi mãi đem xuân,
Đem chim bướm thả trong vườn tình ái.
Dấu hiệu thức tỉnh quyền sống của con người còn thể hiện ở sự xuất hiện của nhân vật tôi - hình tượng cái tôi chủ thể trữ tình trong thơ. Cái tôi vang lên dõng dạc trên thi đàn để đòi những quyền cho con người được sống như lẽ tự nhiên vốn thế, họ là chiến sĩ đấu tranh cho khát vọng chính đáng của con người. Đó là cái tôi tích cực mãnh liệt, bám riết lấy trần gian, chạy đua với thời gian, khát khao giao cảm với đời một cách nồng nàn say đắm.
Nhiều thế kỉ trước, khi mượn Mời trầu để mời duyên, Xuân Hương đã đàng hoàng xưng danh: “Này của Xuân Hương mới quệt rồi”, với lời xưng danh ấy bà được xem là đại diện dũng cảm tiến bộ của tiếng nói dân chủ dám đi trước thời đại. Đến văn học những năm thế kỉ XX tần số xuất hiện của những cái tôi xưng danh ấy đã dày đặc và kèm với mỗi cái tôi nhà thơ lại gởi vào đấymột thông điệp sống.
Đó là cái tôi – Xuân Diệu - một kẻ tình si điên dại trọn đời đuổi theo ái tình: Tôi là một kẻđiên cuồng
Yêu những ái tình ngây dại.
( Thở than )
Là cái tôi - Bích Khê tràn men say: say nghệ thuật, say đời và say tình nên thơ ông là cả một biển mộng, một trời mơ. Nhiều bài thơ của ông có tựa đề gắn với thế giới siêu thực hư ảo: Mộng cầm ca, Mộng, Mơ tiên, Mộng lạ, Một cõi trời, Lên kim tinh, Mộng trong hương, Nghê thường… Và dĩ nhiên trong thế giới mộng mơ ấy không thể thiếu những giấc mơ về tình yêu, những men say ái tình đến mức có ý kiến ví von Bích Khê là nhà thơ của “ xác thịt lên ngôi thần”.
Là cái tôi - Vi Thùy Linh của thời hiện đại dõng dạc xưng danh và để cho lòng khát yêu cháy trên từng tập thơ, mặc thiên hạ có tặc lưỡi, bỉu môi đánh giá, hay dè dặt tán thưởng, đồng tình hay phê phán, Linh vẫn cứ là Linh, yêu thật và sống thật đến 100%
Đã yêu thơ, là dốc hết tuổi xuân, sức lực cho những con chữ thực của mình
Đã hôn, trăm phần trăm Linh
( Cháy )
Và đó còn là cái tôi - đầy cá tính, rất riêng - của Xuân Hương: Này của Xuân Hương mới quệt rồi.
( Mời trầu )
Cái tôi cá nhân Xuân Hương đầy cá tính, tuy rất riêng, nhưng cái tôiấy không nhỏ bé chút nào mà chứa trong nó cái tôi chung của giới nữ, rộng hơn là mang cả cái ta của kiếp người. Đọc thơ Xuân Hương ai cũng tìm thấy bóng dáng mình trong đó. Thế giới thơ Nôm của Xuân Hương trong phạm vi những bài thơ chúng tôi tìm hiểu hẹp đến mức có thểđếm được: ngót 40 bài, nhưng thế giới đó chứa trong nó cả cõi nhân gian: từ thiên nhiên, đến con vật, đồ vật, hoa quả, bánh trái và dĩ nhiên chủ thể trung tâm luôn là con người. Ngay cả con người thôi cũng đủ mọi thành phần, giới tính, tính
cách với biết bao hỉ, nộ, ái, ố; nhưng nổi bật, phủ trùm lên tất cả vẫn là bóng dáng, chân dung đẹp
đẽ nhất - người phụ nữ.
Nhìn chung, thơ hiện đại bộc lộ một cái tôi tiểu tư sản ý thức được sâu sắc chính mình, mạnh dạn bày tỏ niềm ước vọng hưởng thụ cuộc sống. Tình yêu không còn là thứ tình yêu bóng gió, dè dặt mà trở thành thứ tình yêu trần tục mang nặng triết lý hưởng thụ: khao khát, ham muốn hòa hợp vô biên, tuyệt đích. Ngoài ra, trong thơ hiện đại, con người càng ý thức đầy đủ sâu sắc “cái tôi” bản ngã của mình, con người càng rợn ngợp cô đơn, nên trong tình yêu luôn có dự cảm tàn phai, mất mát, tan vỡ, đau khổ, tuyệt vọng.
Xuân Diệu đi tìm một tình yêu tuyệt đối, vô biên nhưng chỉ gặp cái hữu hạn, bi kịch diễn ra con người rơi vào trạng thái cô đơn:
Mơước tới, mà chán chường cũng lại, Và mơn trớn cả một kho ân ái,
Tôi một mình đối diện với tình không,
Để lắng nghe tiếng khóc mất trong lòng.
( Dối trá )
Bích Khê yêu gắn với mộng nên đọc thơ ông ta có cảm giác như lạc vào cõi mơ, mơ những giấc mơ tình, những giấc mơ lạ thường thoát li hiện thực, mơ càng đẹp khi tỉnh ra hiện thực càng cay đắng những giấc mơ tình yêu cũng vỡ tan. Còn Vi Thùy Linh thì yêu mãi mà không thỏa được lòng yêu nên cái tôi trong thơ Vi Thùy Linh luôn thường trực cảm giác cô đơn và kiếm tìm, hành trình đi tìm một tình yêu lớn, để được tan biến vào nhau đến vô biên tuyệt đích, mãi là một hành trình không có điểm dừng.
Bích Khê, Xuân Diệu, Vi Thùy Linh đều sống trong thời hiện đại khi mà tiếng nói dân chủ đến từ phương Tây đã đánh thức toàn nhân loại bước ra khỏi đêm trường trung cổ, tạo tiền đề thuận lợi để con người đòi quyền sống cho chính mình. Tiếp thu luồng tư tưởng mới, thơ của Xuân Diệu, Bích Khê, Vi Thùy Linh bộc lộ cái đẹp mạnh mẽ và đầy cá tính nhưng vì quá thiên về cái tôi cá nhân, mang nặng dấu ấn cá nhân chủ nghĩa nên thơ họ chưa thể là tiếng nói đại diện cho những khát khao nhân bản lớn lao hơn của con người. Ví nhưđọc bốn tập thơ tình của Vi Thùy Linh ta thấy thế
gian này chỉ còn thu hẹp lại trong không gian tình yêu, loài người biến mất chỉ còn anh và em và tình yêu:“ Khi Anh yêu em, thế giới biến mất” ( Thế giới biến mất )…Thơ tình Xuân Diệu, Bích Khê lại chỉ tiêu biểu cho tình yêu của tuổi trẻđặc biệt là người trí thức tiểu tư sản.
Trái lại thơ Nôm Hồ Xuân Hương là “cái tôi” hài hòa giữa thân phận cá nhân và số phận của con người. Sống trong xã hội phong kiến bất công với bao nhiêu rào cản tước đi quyền sống chính đáng của con người, nữ sĩ từ chỗ ý thức về giá trị của cá nhân đến nhận thức về quyền sống chính đáng của con người nói chung nên bà đã lên tiếng nói đòi quyền sống. Thơ bà trở thành tiếng
kêu thống thiết mang tính chiến đấu cao, thể hiện tinh thần phản kháng mạnh mẽ không chỉ của riêng nữ sĩ mà của cả một lớp người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Nữ sĩ ý thức về giá trị của mình, về quyền sống của giới mình nên cái tôi ấy thật mạnh mẽ, bản lĩnh đi tìm hạnh phúc, đấu tranh vì hạnh phúc cho mình và cho con người nói chung. Thơ bà là lời tự tình riêng gắn với tiếng lòng chung của người phụ nữ thời phong kiến trong đau khổ vẫn vùng lên phản kháng, không chịu thua thiệt, dũng cảm băng mình đi tìm hạnh phúc với tâm thế chủ động mà không sỗ sàng, thô tục, tạo nên vẻđẹp hồn nhiên đầy sức sống.
Dù sao ở họ ta vẫn thấy có sự đồng điệu, tương giao giữa những trái tim thi nhân giàu cảm xúc chứa chan yêu đời, yêu cuộc sống và yêu thương con người. Tuy nhiên, cách nhìn, cách nghĩ
của Hồ Xuân Hương bắt rễ từ truyền thống, từđại chúng nên vừa mang tính khái quát, vừa có cái sắc sảo, tinh tế của cá tính riêng, những vần thơ của nữ sĩđã vượt thời đại tìm thấy tiếng nói chung trong thơ ca hiện đại.