Tính dục thông qua đề tài tình yêu, hôn nhân, gia đình

Một phần của tài liệu Vấn đề tính dục trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương dưới góc độ so sánh (Trang 33 - 40)

- Theo Đào Thái Tôn, hiệ nở Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm còn 18 cuốn sách có chép thơ

2.1.1.Tính dục thông qua đề tài tình yêu, hôn nhân, gia đình

Nội dung của văn học dân gian nói chung của ca dao, tục ngữ, câu đố nói riêng chính là tâm trạng của nhân dân lao động nảy sinh trong những hoàn cảnh xã hội nhất định. Đối tượng phản ánh của nó là con người với tất cả những quan hệ xã hội phức tạp. Qua lăng kính văn học dân gian, hình

ảnh đất nước, con người, lịch sử và xã hội Việt Nam hiện lên thật sinh động phong phú. Trong ca dao, tục ngữ, câu đố lấy đề tài vềđời sống gia đình thì số lượng câu viết về tình yêu nam nữ chiếm phần lớn. Nội dung của mảng đề tài này cũng thật phong phú. Mọi biểu hiện của tình yêu trong từng chặng đường phát triển của nó đều được đề cập: gặp gỡ, giao duyên, thề thốt, ước hẹn rồi kết thúc bằng hạnh phúc hay chia lìa, tan vỡ. Tình yêu trải qua đủ mọi cung bậc: nhớ nhung, giận hờn, đau khổ, oán trách…và dĩ nhiên với tâm hồn khỏe khoắn, trong sáng, lối nghĩ hồn nhiên táo bạo, người bình dân cũng không ngại ngần khi đề cập đến vấn đề tính dục trong quan hệ luyến ái nam nữ. Qua khảo sát hơn hàng nghìn văn bản ca dao, tục ngữ, câu đố, chúng tôi nhận thấy: văn bản có đề cập

đến vấn đề tính dục chiếm số lượng tương đối trong tục ngữ, đến ca dao thì phong phú hơn và đặc biệt trong câu đố dân gian có riêng loại câu đốđề cập đến sinh thực khí nam nữ, nhiều hình ảnh gợi

liên tưởng trạng thái, hoạt động giao hoan nam nữ nhưng khi giải nghĩa lại rất thanh nhã, xác thực,

đó là loại câu đố tục giảng thanh và đố thanh giảng tục.

Khảo sát hàng nghìn câu tục ngữ, chúng tôi thấy số lượng câu tục ngữ có đề cập đến vấn đề

tính dục chiếm số lượng khá khiêm tốn với nội dung chủ yếu nêu lên những kinh nghiệm, lời khuyên dạy trong mối quan hệ đời sống vợ chồng. Ví dụ trong số 2.536 câu tục ngữ của quyển Tục ngữ Việt Nam, chúng tôi chỉ tìm thấy khoảng 20 câu trong 191 câu tục ngữ thuộc chủ đề nòi giống, con trai – con gái, hôn nhân – vợ chồng có nội dung liên quan vấn đề tính dục. Với cách nói súc tích như lời nói cửa miệng, tục ngữ cũng truyền tải nhiều kinh nghiệm lí thú xoay quanh vấn đề tính dục. Từ mối quan hệ gần gũi giữa nam nữ, dễ dẫn đến tình yêu và những chuyện tất yếu không tránh khỏi:

- Lửa gần rơm lâu ngày cũng cháy

Đến trạng thái hoan lạc khi trai gái được gần gũi, yêu đương:

- Bố dòng lấy được gái tơ, đêm nằm mê mẩn như mơ thấy vàng. - Nạ dòng lấy được trai tơ, đêm nằm mê mẩn như mơđược vàng. Và cả những hậu quả do “cái sự gắng sức” quá mức ấy là:

- Vợđẹp càng tổđau lưng. - Vợđẹp kém ngủ.

Hầu hết những câu tục ngữ còn lại sắc thái thể hiện nội dung tính dục khá mờ nhạt hoặc không trực tiếp, rõ nghĩa, ví dụ như:

- Vợ chồng chăn chiếu chẳng rời, bán buôn là nghĩa ởđời với nhau. - Vợ chồng nhưđũa có đôi. - Gái phải lòng trai đem của về nhà Trai phải lòng gái lăn cả cột nhà đem đi. - Trai phải hơi vợ như cò bợ phải trời mưa. - Chồng nhưđó, vợ như hom. - Vợ chồng đầu ấp tay gối.

- Chiều người lấy việc, chiều chồng lấy con. - Gái có chồng như rồng có vây

Gái không chồng như cối xay chết ngõng. - Cơm trắng ăn với chả chim

Chồng đẹp, vợđẹp những nhìn mà no. - Chết trẻ còn hơn lấy lẽ chồng người.

Lý giải vì sao vấn đề khó nói này lại ít được đề cập đến trong loại hình tục ngữ, chúng tôi tạm nghĩ phải chăng với vai trò là túi khôn của nhân loại, có chức năng đúc kết kinh nghiệm trong

nhiều mặt của cuộc sống để truyền đạt, khuyên răn thế hệ sau học tập, kế thừa, nên tục ngữđã tự gọt giũa, đào thải những yếu tố tục, những nội dung chưa tốt, chưa thanh nhã, chỉ giữ lại những lời hay ý đẹp có giá trị như những chân lí, gương sáng soi đời.

Trái lại, trong ca dao - loại hình văn hóa dân gian đậm chất trữ tình, ngoài những nội dung như: tình yêu quê hương đất nước, câu hát than thân, hay phê phán châm biếm thói hư tật xấu trong xã hội - thì ca dao còn bộc lộ chân thật những tâm tư tình cảm, thậm chí những khát khao sâu kín nhất, bản năng nhất của con người. Trong hệ thống ca dao viết về tình cảm gia đình, ở nội dung tình yêu đôi lứa, quan hệ vợ chồng, bên cạnh những bài ca dao trữ tình thể hiện tình yêu đôi lứa duyên dáng, ý nhị, kín đáo, có bộ phận không nhỏ những bài ca dao bộc lộ tình cảm nam nữ thật mãnh liệt, táo bạo; đã xuất hiện nhiều câu ca dao có những hình ảnh biểu hiện tình yêu thông qua cảm giác

được gần gũi vật chất, xác thịt.

Tình cảm ởđây được thể hiện một cách trực tiếp, không bóng gió xa xôi, úp mở, nói thẳng, nói thật, dám nói cả những điều mà con người vốn chỉ dám nghĩ, dám ước ao do bị ràng buộc bởi những chuẩn mực đạo đức. Như ham muốn tình dục của vợ chồng, trai gái được thể hiện thật tự

nhiên, dí dỏm trong bài ca dao sau:

Lấy chồng từ thuở mười năm, Chồng chê tôi bé chẳng nằm cùng tôi.

Đến năm mười tám, đôi mươi, Tôi nằm dưới đất, chồng lôi lên giường.

Một rằng thương, hai rằng thương, Có bốn chân giường, gãy một còn ba.

Hoặc chàng trai trong bài ca dao sau có một tình yêu thật sôi nổi. Yêu nhau là không muốn rời xa; vì hoàn cảnh, đôi lứa chưa đến được với nhau, anh gởi gắm ước mơđược gắn bó, được sống chung nhà, được tay liền tay, mặt tận mặt như hình với bóng với người thương, ước mơấy thật da diết làm sao:

Ước gì em ở chung nhà,

Chung cha chung mẹ, chung bà chung ông. Ban ngày chung việc ngoài đồng,

Ban đêm chung bóng, chung phòng, chung hơi.

Và khi đã nên vợ chồng, ngoài niềm vui được chung cha mẹ, ông bà, chung sinh hoạt lao

động thì ước ao được chung chăn chiếu, hòa hợp trong đời sống tình dục cũng là khát khao thật chính đáng: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đêm qua anh nằm nhà ngoài,

Ước gì anh được vô phòng,

Loan ôm lấy phượng, phượng bồng lấy loan.

Tâm hồn lẫn thể xác giao hòa, tình yêu vợ chồng càng mặn nồng hương lửa ái ân. Người xưa khẳng định nếu thiếu đi nguồn giao hòa thể xác, cuộc sống hôn nhân chỉ vì nghĩa mà nhạt đi tình ân ái thì cuộc sống đó không còn ý nghĩa. Thử lắng nghe tâm trạng não nề, lời than thở da diết của người phụ nữ gặp bất hạnh trong cuộc sống hôn nhân khi không được hưởng trọn vẹn niềm vui ái ân của đời sống vợ chồng:

Tham giàu em lấy thằng bé tỉ tì ti, Làng trên xóm dưới thiếu gì trai tơ, Em đem thân cho thằng bé nó giày vò, Mùa đông tháng giá nó nằm co trong lòng Cũng đa mang là gái có chồng,

Chín đêm chực tiết, nằm không cả mười. Nói ra sợ chị em cười,

Má hồng bỏ quá, thiệt đời xuân xanh, Em cũng liều mình vì thằng bé trẻ ranh,

Đêm nằm sờ mó quẩn quanh cho đỡ buồn. Buồn mình, em lại bế thằng bé nó lên, Nó còn bé mọn đã nên cơm cháo gì. Nó ngủ nó ngáy tì tì,

Một giấc đến sáng còn gì là xuân. Chị em ơi! Hoa nở mấy lần.

Thơ Nôm Hồ Xuân Hương cũng đề cập đến chuyện quan hệ nam nữ nhưđiều tự nhiên, hiển nhiên tốt đẹp vốn phải có trong quan hệ của tình yêu đôi lứa, tình cảm vợ chồng theo lối nghĩ của dân gian, theo qui luật của đời sống:

Đá kia còn biết xuân già dặn, Chả trách người ta lúc trẻ trung.

( Đá Ông Chồng Bà Chồng )

Nhiều bài thơ Nôm truyền tụng của bà hoặc mô tả trực tiếp hoặc ám chỉđến bộ phận sinh dục và hoạt động giao hoan của nam nữ nhưdệt cửi, đánh đu….Đôi lúc ta còn bắt gặp nhiều câu thơ của nữ sĩ có nội dung rất giống với ý ca dao:

Trong khi lửa tắt cơm sôi

Lợn kêu, con khóc, chồng đòi tòm tem. ( ca dao )

Bố cu lổm ngổm bò trên bụng, Thằng bé hu hơ khóc dưới hông.

(Cái nợ chồng con )

Bên cạnh ca dao tục ngữ, không thể không nhắc đến loại hình câu đố dân gian, một hình thức trò chơi dân gian đậm tính bác học, giàu chất trí tuệ. Tính bác học của câu đố dân gian thể hiện ở

chỗ : “người giải phải vận dụng cả kiến thức vềđịa lý, thiên văn, khí tượng thủy văn, phong tục học, dân tộc học, chính trị, đạo đức, triết học đông tây, lịch sử, công nghiệp, nông nghiệp, kể cả sự hiểu biết về tình dục học…thì mới hiểu nổi”[83:9].

Theo Đông Vân, tác giả quyển Kho tàng báu truyền câu đố dân gian, bên cạnh tính bác học

ở phần lớn câu đố, thì ở mảng câu đố tục giảng thanh, chính yếu tố tục được ví : “ như một chất nam châm hút chặt tình cảm thích thú say mê đối với tác phẩm. Câu đố dân gian được người nghe thú vị

say mê chính là vì cái chất dâm tục này. ….Xin đừng quên rằng nhờ có yếu tố tục mà câu đố dân gian vẫn sống mãi”[83:87]. Ở loại câu đố này, nhân dân đã chứng tỏ khả năng quan sát tinh tế, trí tưởng tượng phong phú, đặc biệt là cách xây dựng hình ảnh, sử dụng ngôn ngữ luôn gợi cho người nghe đố sự liên tưởng xoay quanh các vấn đề sinh lý, hoạt động tính dục. Điều đó khiến hình thức câu đố nhiều khi chứa yếu tố tục gây cười, gợi sự tò mò, kích thích trường liên tưởng tinh nghịch rồi bất ngờ người đốđưa ra lời giải rất nghiêm túc, thanh tao đến khó ngờ, có lẽ nhờ thế mà trò chơi đố

càng lắt léo, càng tạo hứng thú, thú vị bội phần.

Khó ai dù là kẻ trí thức đạo mạo hay người bình dân đầu tắt mặt tối, chân lấm tay bùn lại ngăn trí óc mình không nghĩđến những chuyện khó nói khi nghe những câu đố tục giảng thanh kiểu như:

Hai tay nắm lấy hai tay,

Trèo lên cái bụng, hai chân chòi chòi.

( Đạp xe )

Hoặc:

Một người nằm một người ngồi

Đút vào sướng lắm em ơi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Rút ra đánh choạch, miệng cười toét tòe loe.

Câu đố vừa gợi tư thế “kẻ nằm, người ngồi”, vừa tả hành động “đút vào, rút ra” lại kèm cả

cảm giác “sướng lắm”, rồi nào là âm thanh hỗ trợ “đánh choạch”, hình ảnh minh họa “cười toét tòe loe”…buộc người nghe phải liên tưởng ngay đến “chuyện ấy”, bụng tin chắc mình đoán ra gì rồi mà không dám nói, dạ còn thầm trách người đố bậy bạ, thô lỗ quá. Thế mà khi biết đáp án giải: mẹ ngồi

cho con bú hẳn ta sẽ ngã ngửa người ra vì bất ngờ và không thể không cúi đầu thán phục sự thú vị,

đáo để, lạ lùng của những câu đố tục giảng thanh. Thật vậy, vấn đề tính dục được khai thác công khai, không chút kiêng dè trong hệ thống câu đố tục giảng thanh. Từ những câu gợi liên tưởng đến các bộ phận sinh dục nam nữ:

Mình tròn trùng trục, đầu toét tòe loe

Đút vào con gái, con gái nghe

Đút vào bà lão, bà lão lắc.

( Đôi hoa tay )

Đến những câu gợi liên tưởng đến hoạt động tính giao: Hai tay cầm lấy khư khư

Bụng thì bảo dạ rằng ưđút vào

Đút vào thì sướng làm sao

Dập lên dập xuống nó trào nước ra ( Cảnh ăn mía )

So với ca dao, tục ngữ, câu đố dân gian sử dụng yếu tố tính dục nhiều về số lượng, đa dạng về nội dung thể hiện, mức độ sử dụng thật táo bạo, trực tiếp, nhằm hướng người nghe liên tưởng đến những hình ảnh, hoạt động có liên quan đến vấn đề tính dục, để không còn tỉnh táo tìm ra câu giải

đúng. Phải chăng đó cũng là một mẹo lừa, nhằm đánh lạc hướng người nghe, từ đó nghĩa thực không dính gì đến tục sẽđược giải mã, lúc đó hiệu quả gây bất ngờ, thú vị càng tăng. Nhưng chúng tôi thắc mắc vì sao tác giả dân gian không chọn những cách thể hiện khác mà lại chọn cách nói ỡm

ờ, cứ muốn người nghe phải liên tưởng đến cái ấy chuyện ấy ? Phải chăng vốn dĩ đó là chuyện ai cũng quan tâm, mong muốn, ai cũng thấy không thể thiếu trong cuộc sống nhưng lại ngại nói huỵch toẹt ra sẽ bị thiên hạ cho là thiếu đứng đắn, không đàng hoàng, hoặc do bị ràng buộc bởi quan niệm xã hội vốn xem tính dục là điều cấm kị, thì việc chọn cách nói bông đùa của câu đố để gửi vào điều khó nói cũng là một cách đối phó với cấm kị an toàn nhất.

Điều đó cũng làm nên sự khác biệt về mục đích sử dụng yếu tố tính dục trong ca dao, tục ngữ

với câu đố. Ca dao, tục ngữ dù nói trực tiếp hay gián tiếp vấn đề tính dục thì đó là tiếng lòng có thật, bộc lộ khao khát hạnh phúc rất thật, ước mơ hòa hợp trong quan hệ vợ chồng, đôi lứa vô cùng mãnh liệt. Khác với câu đố, tính dục chỉ là lớp vỏ ngụy trang bên ngoài còn nội dung chứa bên trong lại lành mạnh, trong sáng. sử dụng yếu tố này, câu đố chủ yếu dùng để mua vui giải trí. Nhưng chính ở

chỗ dám nói điều khó nói công khai giữa thanh thiên bạch nhật, trong đám đông tụ tập vui chơi, hội hè, hay phút thư giãn sau buổi lao động, đố huỵch toẹt, không cần bóng gió xa xôi những vấn đề

tình dục, quan hệ yêu đương trai gái là chuyện đời thường, tự nhiên, đẹp đẽ không việc gì phải né tránh, kiêng dè, úp mở.

Thơ Nôm của Hồ Xuân Hương theo cảm nhận của chúng tôi lại có vẻ như là sự dung hòa giữa ca dao, tục ngữ và câu đố trong việc sử dụng yếu tố tính dục. Xuân Hương học cách nói ví von bóng gió, ý nhị của ca dao để gửi gắm khát vọng hạnh phúc lứa đôi:

Còn thú vui kia sao chẳng vẽ, Trách người thợ vẽ khéo vô tình. ( Tranh tố nữ )

Chỉ một chút vô tình mà người thợ vẽ đã đánh mất đi một lạc thú trần gian khiến chân dung tố nữ đẹp là thế bỗng trở nên vô hồn, nhạt nhẽo vì thiếu đi một phần sức sống dạt dào của con người trong cõi nhân gian. Rồi cũng chính Xuân Hương với lối nói táo bạo như cách thể hiện của loại câu đố tục giảng thanh, qua thế giới hình tượng sinh động, ngôn từỡm ờ, buộc độc giả không thể không hướng trường liên tưởng đến việc ấy, chuyện ấy:

Thắp ngọn đèn lên thấy trắng phau Con cò mấp máy suốt đêm thâu. Hai chân đạp xuống năng năng nhắc,

Một suốt đâm ngang thích thích mau. Rộng hẹp nhỏ to vừa vặn cả,

Ngắn dài khuôn khổ cũng như nhau. Cô nào muốn tốt ngâm cho kỹ, Chờđến ba thu mới dãi màu. ( Dệt cửi ) Hay

Bốn cột khen ai khéo khéo trồng, Người thì lên đánh kẻ ngồi trông. Trai đu gối hạc khom khom cật, Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng.

Hai hàng chân ngọc duỗi song song. Chơi xuân có biết xuân chăng tá,

Cọc nhổđi rồi, lỗ bỏ không! ( Đánh đu )

Ca dao có hẳn đề tài về tình yêu, hôn nhân, gia đình với số lượng phong phú đề cập đến vấn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đề tự do luyến ái, ước mơ về tình yêu son sắc, thuỷ chung; câu đố có cả một loại riêng sử dụng yếu tố tính dục làm mẹo lừa. Thơ Nôm Hồ Xuân Hương suốt tập thơ hơn bốn mươi bài, không bài nào

Một phần của tài liệu Vấn đề tính dục trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương dưới góc độ so sánh (Trang 33 - 40)