Ảnh hưởng của thể loại đến việc thể hiện nội dung tính dục

Một phần của tài liệu Vấn đề tính dục trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương dưới góc độ so sánh (Trang 86 - 91)

- Theo Đào Thái Tôn, hiệ nở Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm còn 18 cuốn sách có chép thơ

3.1.2.Ảnh hưởng của thể loại đến việc thể hiện nội dung tính dục

Trong văn học dân gian chúng tôi chọn ca dao làm đại diện để có thể so sánh tương đồng như

một thể loại trữ tình. Do ca dao là sản phẩm của quần chúng nên ngôn ngữ dùng trong ca dao là ngôn ngữ thuần Việt nếu có chữ Hán thì cũng đã được Việt hoá. Với lối diễn đạt mộc mạc dân dã bằng ngôn ngữ vẫn sử dụng hàng ngày và đề tài là muôn nghìn muôn vẻ của cuộc sống, ca dao phần lớn sử dụng thể thơ lục bát dễ nhớ, dễ thuộc, dễ sáng tác và vì thế những vấn đề khó nói như chuyện tình yêu thậm chí những yếu tố tính dục cũng được truyền tải vào ca dao thật mộc mạc tự nhiên, không cần rào đón. Chính thể thơ lục bát đã phần nào giúp ca dao bình dị hoá chuyện khó nói, việc khó làm khiến vấn đề tính dục cũng trở nên nhẹ nhàng, duyên dáng và chân thật hơn.

Nửa nằm nửa đắp hơn nhà năm gian. - Mong sao anh biến ra tằm, Em biến ra nống ta nằm chung chơi.

- Ví dầu cha đánh, mẹ treo

Đứt dây té xuống em theo đến cùng.

Trái lại, với đề tài hướng đến cái cao cả là số phận con người đặc biệt là người phụ nữ tài sắc: nàng chinh phụ, người cung nữ, nàng kĩ nữ… những phận má đào, kiếp hồng nhan truân chuyên, bạc mệnh qua đó gióng lên tiếng chuông đòi quyền sống cho con người nên văn học trung

đại cũng chọn lối viết có tính quy phạm: từ hình tượng giai nhân, thiên nhiên đến cả vấn đề tính dục cũng mang màu sắc tao nhã, mĩ lệ, chất liệu ngôn ngữ cao quý, diễn đạt trau chuốt hoa mĩ, thi liệu thiên vềước lệ tượng trưng là chính. Chịu sự chi phối của tính quy phạm trên, các tác giả cũng chọn lựa những thể loại sao cho phù hợp theo khuynh hướng trang nhã.

Nhận xét về các thể thơ chính trong bộ phận văn học trung đại nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn cho rằng: “Những thể loại quan trọng trong giai đoạn này như ngâm khúc, truyện thơ,…đều chuyên chở nội dung đề cao tình của con người tự nhiên, trần thế. Ngâm khúc là bài thơ dài miêu tả

thế giới nội tâm với nhiều trạng thái cảm xúc phong phú của người phụ nữ. Truyện thơ Nôm bác học có tính chất trữ tình đậm đà, tiêu biểu cho chất trữ tình của truyện Nôm là Truyện Kiều, tác phẩm được giới nghiên cứu mệnh danh là bách khoa thư của một ngàn tâm trạng….Các thể loại có nguồn gốc ngoại nhập như thơĐường luật của Hồ Xuân Hương cũng được cách tân để chuyển tải cảm xúc riêng tư nhất là tình yêu”.[73:548].

Như vậy nhận xét trên đã chỉ ra điểm giống nhau trong cảm hứng mà các nhà thơ thuộc bộ

phận văn học trung đại hướng đến là chuyển tải những cảm xúc riêng tư, đề cao tình cảm con người tự nhiên trần thế. Nhưng do việc lựa chọn các thể thơ khác nhau ít nhiều cũng có ảnh hưởng đến sự

khác biệt trong nội dung thể hiện.

Để làm nên kiệt tác Truyện Kiều, Nguyễn Du tinh tế tài hoa trong hành trình tìm về cội nguồn dân tộc khi mượn hình thức lục bát quen thuộc mộc mạc của ca dao để chứa trong nó một câu chuyện, một nỗi đau mang tầm vóc nhân loại. Nguyễn Du đã có công biến ngôn ngữ bình dân của dân gian thành ngôn ngữ bác học để có thể diễn tả tinh tế mọi sắc thái cảm xúc của nỗi lòng. Và cũng chính Nguyễn Du đã làm chúng ta thêm tự hào yêu quý thể thơ dân tộc biết bao khi ông đã gia công, mài giũa viên ngọc thô của ngôn ngữ cha ông, thể thơ lục bát dân tộc, giúp nó toả sáng, ánh sáng làm ta phải ngỡ ngàng loá mắt sững sờ trước vẻđẹp kì diệu bấy lâu được giấu kín dưới tấm áo nâu.

Và không thể thơ nào phù hợp để diễn tả tâm trạng của con người - tiếng nói nội tâm triền miên dai dẳng như thể ngâm khúc mà Đặng Trần Côn và Nguyễn Gia Thiều đã chọn lựa. Cả hai

khúc ngâm sử dụng nhiều chữ Hán, nhiều điển tích nên có tính cách cao quý trang nhã, văn phong bóng bẩy, cảm xúc sâu sắc tinh tế, những câu thơđọc lên mang vẻđẹp cổ kính, hai khúc ngâm như

những công trình nghệ thuật được đẽo gọt công phu, chạm trổ tinh vi khéo léo mà mỗi câu thơđều hoàn mĩ, ý tứ hàm súc, ngôn ngữ diễm lệ bậc thầy trong lối thơĐường luật. Mỗi khúc ngâm cũng có tình điệu riêng: Chinh phụ ngâm thanh thoát nhẹ nhàng phù hợp với tâm trạng nhớ nhung sầu muộn của chinh phụ, Cung oán ngâmkhúc lại sâu sắc, nhiều cung bậc tâm trạng phù hợp để diễn tả cái lắt léo, mâu thuẫn trong cảm xúc, những trạng thái tâm lí mơ hồ đứt nối, cũng như hoàn cảnh bi kịch của cung nữ với văn phong rất điệu luyện trau chuốt, từng câu từng chữđặt để rất đúng chỗ thể hiện sự công phu, chọn lựa từ ngữ rất đắt của tác giả. Ngay cả vấn đề tính dục cũng được đề cập khá kín

đáo, bóng bẩy

Chồi thược dược mơ mòng thuỵ vũ Đoá hải đường thức ngủ xuân tiêu Cành xuân hoa chúm chím chào Gió đông thôi đã cợt đào ghẹo mai.

(Cung oán ngâm khúc )

Nếu như vấn đề tính dục chỉ xuất hiện thoáng qua đôi câu trong các tác phẩm trên hoặc được

ẩn khéo dưới lớp vỏ cổ kính, trang nhã của hình ảnh ước lệ, điển tích thì ở thơ Nôm Hồ Xuân Hương xuất hiện cả một hệ thống yếu tố tính dục: từ hình ảnh sinh thực khí nam nữ đến các hoạt

động, động tác, tư thế giao hoan nam nữ vô cùng trần tục. Nhưng lạ một đều, chúng vẫn giữđược sức sống dạt dào nhưng bớt đi phần thô tục nhờ được bọc trong thể thơ Đường luật có tính quy phạm cao là thất ngôn bát cú và tứ tuyệt. Ta có thể khẳng định chính tài năng, cá tính sáng tạo riêng mà Xuân Hương đã tạo nên sức sống mới cho thể thơ bác học, quý tộc này. Không ai khác chính Xuân Hương đã Việt hoá thể thơ Đường luật quy củ mang lại cho nó một hình thức tươi trẻ, dung dị, gần gũi để chứa một nội dung phù hợp: những vấn đề của cuộc sống, hơi thở của cuộc đời, khát vọng trần tục của con người trần thế. Có thể nói Xuân Hương đã làm một cuộc cách mạng cho thể

thơ Nôm Đường luật bằng cách thông tục hoá, giản dị hoá và Việt hoá nó.

Ởđây có thể so sánh để thấy dấu ấn sáng tạo của những tài năng lớn có thể làm thay đổi cả

một hệ thống thi pháp đã trở thành chuẩn mực; nếu Nguyễn Du có công nâng ngôn ngữ dân tộc, thể

thơ lục bát dân gian mộc mạc lên tầm bác học khi để ngôn ngữ bình dân sánh vai với lối diễn đạt cao quý trang trọng của từ Hán Việt, hình ảnh ước lệ trong Truyện Kiều thì Xuân Hương ngược lại

đưa thể thơĐường luật bác học đến gần với đời sống khi phá vỡ cái khuôn chật của thi pháp trung

đại để cho ngôn ngữ “suồng sã”, đề tài thô mộc của cuộc sống chảy vào những bài tứ tuyệt, thất ngôn. Thật vậy, câu thơ của Nguyễn Du có lúc mộc mạc như ca dao:

Trước còn trăng gió sau ra đá vàng.

Khi rất mực tao nhã

Một cơn mưa gió nặng nề (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thương gì đến ngọc tiếc gì đến hương .

( Truyện Kiều )

Thì thơ Nôm Xuân Hương trong cùng một bài, câu trước còn nhẹ nhàng (Tài tử văn nhân ai đó tá?)

câu sau đã sâu cay nặng nề ( Thân này đâu đã chịu già tom) từ trước vừa trang trọng (Chày kình, tràng hạt ) từ liền sau đã huỵch toẹt, bốp chát (suông không đấm, đếm lại đeo)…

Thật khác xa với những đề tài phong, hoa, tuyết, nguyệt, thế thái nhân tình; hoặc dùng văn chương để “thi dĩ ngôn chí”, “văn dĩ tải đạo” như phần lớn các tác giả cùng thời; thơ Hồ Xuân Hương lại hướng đến cuộc sống đời thường, bình dị, đưa vào thơ những hình ảnh đơn sơ mộc mạc gắn với cái thông tục dân dã của đời sống hàng ngày như cảnh quan thiên nhiên: Chùa Quán Sứ,

Động Hương Tích, Đèo Ba Dội, Hang Cắc Cớ, Kẽm Trống…những sự vật, sự việc, vật dụng tầm thường: đồng tiền hoẻn, quả mít, cái giếng, con ốc,….những hoàn cảnh, số phận, nhân vật thường gặp trong cuộc sống: ông sư, anh học trò, người vợ lẽ….ngôn ngữ thì nôm na “mách qué”, vậy mà nói được, nói đúng và tự nhiên cả những việc khó nói như vấn đề tính dục chẳng hạn. Chính sự

tương phản giữa hình thức thể thơĐường luật trang trọng, quy phạm với nội dung chứa là chất liệu,

đề tài quen thuộc dân dã đã mang lại linh hồn, sự sống mới cho thể thơ bác học, tạo nên hứng thú khám phá đặc biệt cho người nghe: “Dưới ngòi bút của Xuân Hương hai thể thơ quý tộc đã không nề hà những đề tài bình dân thấp kém như quả mít, con ốc nhồi, cái trống thủng, không kiêng những từ ngữ tục tằn, thô lậu chính vì thế ởđây hai thể thơ này đã trút bỏ cốt cách dáng dấp trang trọng gò bó mà trở nên thanh thoát” [61: 341].

Mặt khác, thể thơ Đường luật tứ tuyệt hoặc thất ngôn thường ngắn, bó hẹp trong số lượng câu chữ cố định và những qui tắc niêm luật chặt chẽ luôn là thách thức đối với thi nhân do ít nhiều hạn chế khả năng biểu hiện. Trước và sau Xuân Hương đã có không ít nhà thơ cố công tìm cách nhằm phá bỏ cái không gian ngôn từ cố định chật hẹp đó để tự do sáng tác. Trước Xuân Hương, những năm đầu giai đoạn văn học trung đại, tập thơ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi ra đời, đặt nền móng đầu tiên, mở đường cho sự phát triển của thơ tiếng Việt. Mặc dù vẫn dùng thể thơ luật

Đường để sáng tác nhưng với mong muốn tìm kiếm một thể thơ dân tộc có khả năng diễn đạt mọi cung bậc tình cảm, tâm hồn người dân Việt, Nguyễn Trãi đã sáng tạo nên thể thơ thất ngôn Đường luật có xen những câu lục ngôn chứa nhiều ý tình. Sau Xuân Hương có không ít nhà thơ như

Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát do cá tính phóng khoáng nên không thể bó mình trong những thể

thơ nghiêm ngặt mà tìm đến với thể hát nói phóng túng. Ngoài hát nói, Cao Bá Quát còn sử dụng nhiều loại thơ cổ thể trường thiên vì thể tài này tương đối tự do và có dung lượng lớn thích hợp với

những tứ thơ hào sảng, nếu có sử dụng thể thơ Đường luật thì “cùng một đề tài ông phải làm đến năm ba bài thơ Đường luật mới biểu hiện hết sự phong phú, dồi dào trong cảm cúc của mình”[44:545]. Điều đó cho thấy với không ít nhà thơ trung đại, tính quy phạm của thể thơĐường luật ít nhiều là một rào cản cho việc biểu đạt nội dung và thể hiện cảm xúc của thi nhân.

Nhưng đến Xuân Hương thì nữ sĩ đã biến hạn chế đó nó thành lợi thế trong việc nén chặt vào hình thức cô đọng là một dung lượng nội dung vô cùng súc tích, đa nghĩa. Trong thơ nữ sĩ nhiều bài ngắn chỉ vỏn vẹn bốn dòng, bốn câu thơ nhưng đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình ở những thời đại khác nhau tâm đắc, bàn luận, đánh giá, cảm nhận về nó như

trường hợp bài Mời trầu, Bánh trôi… chẳng hạn. ính chất ngắn gọn của thể thơ thất ngôn hoặc tứ

tuyệt thật phù hợp để nữ sĩ chộp lấy những khoảnh khắc của hiện thực, của sự vật hiện tượng, một lát cắt của cuộc sống, một thoáng xao động của tâm trạng để phản ánh, nhưng thường đó là những khoảnh khắc vô giá để làm nên ý nghĩa lớn lao. Đôi khi chính cái ngắn gọn lại bật lên những ý tứ

bất ngờ, độc đáo đến mức tài hoa; nhất là khi nữ sĩ giấu trong nó những nét nghĩa ngầm có liên quan

đến nội dung tính dục. Sức gợi vô tận của thơ Xuân Hương tạo nên hứng thú khám phá đặc biệt nơi người đọc chính là thế.

Thơ Nôm Hồ Xuân Hương vừa tuân thủ thi pháp văn học trung đại, các chuẩn mực quy phạm của thể thơĐường luật, đồng thời với cá tính, tài năng độc đáo nữ sĩ lại chọn cách đi riêng trên con

đường chung, dũng cảm và thông minh phá vỡ những quy phạm để rộng đường sáng tạo. Hoàng Hữu Yên trong bài Thơ Hồ Xuân Hương cho rằng: về nghệ thuật “thơ Hồ Xuân Hương là những vần thơ Việt Nam nhất trong dòng thơ Nôm luật Đường”[61:175]. Còn Trần Thanh Mại thì khẳng

định: “Hồ Xuân Hương là người đầu tiên có công bình dân hoá thể thơ luật Đường Việt Nam, đưa nó ra khỏi tình trạng bế tắc của công thức cổđiển, nâng nó lên khá cao bằng một nội dung phong phú và hình thức rực rỡ” [61: 473].

Nhìn đến văn học hiện đại, ta thấy sự ra đời của thể thơ tự do đánh dấu sự phát triển của ý thức thơ khi nhà thơ không muốn gò mình vào bất cứ hình thức, khuôn khổ cốđịnh nào. Thơ tự do nhờ không bị quy phạm bởi âm tiết, số lượng câu chữ nên có thể mở rộng tối đa biên độ biểu cảm, thoáng trong đối tượng và chi tiết biểu hiện. Nó đặc biệt thích hợp khi viết vềđề tài tình yêu. Chính Vi Thuỳ Linh trong bài phát biểu tại Đại hội những người viết văn trẻ năm 1998 khẳng định nhờưu

điểm này giúp cho “người làm thơ giàu cảm xúc và tài năng có thể phơi mở tận cùng bản năng của mình và tạo ra một thế giới khác. Thơ tự do cho phép phá tung tất cả những cánh cửa vờ vĩnh che

đậy - cánh cửa của ngôn ngữ và hệ thống hình ảnh, đề tài - để đạt đến đích cuối cùng: cái rốn vũ

trụ của cái Tôi thi sĩ – BẢN NĂNG”. Có lẽ nhờ thế mà Xuân Diệu, Bích Khê, Vi Thuỳ Linh có thể

âm tiết mới diễn tả hết độ tuôn trào lai láng tràn trề của cảm xúc, có lúc câu thơ được sắp xếp như

bậc thang để tô đậm tiết tấu.

Thơ tự do không bị ràng buộc vào quy tắc cốđịnh về niêm luật, đối, vần nên nó cho phép nhà thơ hiện đại trở thảnh phù thuỷ của thanh điệu có thể tự do phù phép câu thơ, nhịp điệu, giọng thơ

bay theo ý tưởng, cảm xúc. Đọc thơ Xuân Diệu, Bích Khê, Vi Thuỳ Linh ta thấy có những câu thơ

khi chỉ toàn thanh bằng tạo cảm giác miên man, thênh thang không dứt, có lúc là những câu thơ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hoặc đoạn thơ kết thúc toàn là thanh trắc đẩy giọng thơ lên cao, nhịp thơ căng ra, câu thơ đầy bức bối, trúc trắc. Chính nhờ lợi thếđó mà vấn đề tính dục trong thơ tự do được truyền tải khá tự nhiên như phô chụp từ cuộc sống. Thế nhưng lợi thế đó đôi khi bị các nhà thơ hiện đại khai thác quá đà khiến những câu thơ nhiều khi trở nên nhạt nhẽo, dài dòng mà không hề có một tác dụng nghệ thuật nào hay tạo được ấn tượng, cảm xúc đặc biệt gì nơi người đọc, ví dụ như câu thơ sau:

Nỗi khát thèm đồng hành trầm lặng và bạo liệt trong cơ thể chúng ta, biến nhiều người thành diễn viên vụng khi tỏ ra thờ ơ, vô cảm hoặc mực thước, chỉn chu, khổ hạnh; hay tỏ ra rất nghiêm, dù thấy người đẹp là các giác quan căng ra, não sục sạo toan tính.

(Đôi môi giữa trời –Vi Thuỳ Linh)

Thật khác với việc đọc những bài thơ Nôm của Hồ Xuân Hương, lời ít ý nhiều, mỗi bài thơ

gợi một thú vui khám phá tầng tầng lớp lớp những nét nghĩa phong phú và độc đáo, mỗi lứa tuổi, mỗi giới tính, mỗi thời đại lại tiếp nhận thơ Nôm Xuân Hương theo những cách khác nhau và cứ thế

nối dài sức sống vô tận cho những vần thơ Nôm truyền tụng ấy.

Một phần của tài liệu Vấn đề tính dục trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương dưới góc độ so sánh (Trang 86 - 91)