Ngôn ngữ có tính đa nghĩa

Một phần của tài liệu Vấn đề tính dục trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương dưới góc độ so sánh (Trang 96 - 99)

- Theo Đào Thái Tôn, hiệ nở Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm còn 18 cuốn sách có chép thơ

3.2.1.2. Ngôn ngữ có tính đa nghĩa

Tính đa nghĩa là một thuộc tính cơ bản của ngôn ngữ văn học nói chung và ngôn ngữ thơ ca nói riêng, chính thuộc tính đa nghĩa mang đến cho thơ ca vẻđẹp của sự hàm súc, của sức mạnh đánh thức, khơi dậy cảm xúc trong lòng độc giả qua từng câu chữ. Nói như Nguyễn Đình Thi: “ Điều kì diệu của thơ là mỗi tiếng, mỗi chữ, ngoài cái nghĩa của nó, ngoài công dụng gọi tên sự vật, bỗng tự

phá tung mở rộng ra, gọi đến xung quanh nó những cảm xúc, những hình ảnh không ngờ, tỏa ra xung quanh nó một vùng ánh sáng động đậy. Sức mạnh nhất của câu thơ là ở sức gợi ấy”[72]. Văn chương viết về đề tài tính dục thường vận dụng tối đa tính đa nghĩa của ngôn ngữ để tránh cho sự

diễn đạt không rơi vào dung tục. Đó cũng là đặc điểm chung mà chúng tôi tìm thấy khi so sánh ba bộ phận văn học: dân gian, trung đại, hiện đại về mặt ngôn ngữ biểu đạt.

Đến với văn học dân gian là đến với sức sống mạnh mẽ, tiếng cười lạc quan, yêu đời trong ca dao, tục ngữ, câu đố… . Nó như liều thuốc tinh thần giúp con người vơi đi nhọc nhằn trong cuộc sống và lao động. Lòng yêu đời, ham sống, sống tích cực trọn vẹn cuộc sống trần thế là một nội dung không thể thiếu trong văn học dân gian. Ngôn ngữ dân gian có lúc chọn cách nói bộc trực

không ngại ngùng bộc lộ thẳng thừng, ngang nhiên, không che giấu thú vui vật chất xác thịt qua cách nói đa nghĩa trong câu đố tục giảng thanh và ngược lại, ca dao cũng không giấu khi cho rằng tình yêu thân xác là lạc thú ởđời con người không thể bỏ qua hay chối từ :

Đố anh chừa được rượu tăm Chừa ăn thuốc chín, chừa nằm chung hơi

Rượu tăm anh đã chừa rồi

Thuốc chưa chừa đuợc, chung hơi không chừa.

Có lúc nó là lời ngụ ý ước ao bóng gió trong ca dao vềđời sống luyến ái trong tình yêu qua hình ảnh trầu cau, mận đào rất đa nghĩa:

Đêm khuya thiếp mới hỏi chàng

Cau xanhăn với trầu vàng xứng chăng Trầu vàng nhá lẫn cau xanh Duyên em sánh với tình anh tuyệt vời

Bằng cá tính sáng tạo độc đáo, ngôn ngữ văn chương qua ngòi bút tài hoa của Hồ Xuân Hương đã đạt đến trình độ điêu luyện trong biệt tài tạo nghĩa, trong lựa chọn, sắp xếp từ ngữ. Điểm

độc đáo của Xuân Hương ít thấy ở văn học dân gian và văn học trung đại là bà sử dụng với tần số

rất cao từ nhiều nghĩa. Thơ bà thường đề cập đến nhiều thú vui: thú vui trong cảnh hội hè ( Đánh đu

), trong sinh hoạt lao động (Dệt cửi ), khi du ngoạn thăm thú cảnh thiên nhiên (Hang Cắc Cớ, Kẽm Trống, Đèo Ba Dội, Động Hương Tích, Chùa Quán Sứ...), rất nhiều biểu tượng tính dục: ong, chuột, sừng, lá vông, lá chốc, hang, kẽm, đèo, lỗ, cọc… Đặc biệt có những hình ảnh dễ gợi liên tưởng đến sinh thực khí nam nữ: lỗ trôn, gò Bồng Đảo, lạch Đào Nguyên, con cò, cái suốt, cọc, đá nứt hai mảnh; có những hình ảnh tạo thành cặp đôi rất đa nghĩa: quân tử đóng cọc quả mít, quân tử ngó ngoáy lỗ trôn ốc nhồi, kẻ nặng tay đánh dùi làm thủng trống, con cò mấp máy, cái suốt đâm ngang, cọc - lỗ, ong non châm hoa rữa, tầng trên - thớt dưới….Những từ ngữ này góp phần làm hiện lên nghĩa thứ hai: sinh thực khí và hoạt động tính dục.

Để tăng thêm sức mạnh biễu đạt nhằm hướng người đọc liên tưởng đến nét nghĩa thứ hai bà thường lựa chọn những từ ngữ có sức hàm chứa tính liên tưởng, nói cái này nhưng người ta có thể

nghĩ ngay đến cái kia. Đó là những danh từ, động từ, tính từ, từ láy gây ấn tượng mạnh: sờ, rỉ, mó, rậm rạp, lam nham,lún phún, phau phau, leo lẻo, le te, khom khom, ngửa ngửa, chành ra khép lại,

đạp xuống, đâm ngang, xiên ngang, đâm toạc….Tài hoa của Hồ Xuân Hương đem lại cho những từ

ngữ thông thường nét nghĩa thứ hai, góp phần làm phong phú thêm vốn từ ngữ, tiếng nói dân tộc. Chọn từđã tài, cách thể hiện của nữ sĩ cũng đa dạng. Nếu như vấn đề tính dục được thể hiện trong văn học dân gian thường trực tiếp, bộc trực, hồn nhiên thì Xuân Hương đa dạng hơn trong cách thể hiện, lúc là nói thẳng trực tiếp:

Năm thì mười họa chăng hay chớ

Một tháng đôi lần có cũng không ( Làm lẽ )

Có khi tác giả chọn cách nói gián tiếp, mà muốn hiểu hết ý nghĩa của nó người đọc phải đi qua lớp nghĩa thứ nhất - nghĩa của sự vật sự việc được miêu tả trực tiếp, rồi dựa vào những dấu hiệu nghệ thuật ngôn từ lại tiếp tục khám phá nét nghĩa thứ hai, nghĩa ngầm, cứ thế đọc thơ Hồ Xuân Hương là cùng lúc ta cùng khám phá và đồng sáng tạo với tác giả, ngôn ngữ đa nghĩa cứđưa ta đi hết khám phá này đến khám phá khác, lớp nghĩa này đến lớp nghĩa khác, vì thế sức gợi trong thơ

thơ Hồ Xuân Hương thật phong phú.

Thử đọc bài Cái quạt (I,II), lớp nghĩa tả thực là cái quạt : từ cấu tạo (một lỗ xâu nhiều nan tre) đến công dụng (quạt mát khi tắt gió, che đầu khi trời bất ngờđổ mưa); nhưng nếu dựa vào dấu hiệu ngôn ngữ của những từđa nghĩa chỉ hình ảnh: một lỗ xâu mấy cũng vừa, hoạt động: chành ra, khép lại, đặc biệt nghĩa của hai từ này khi kết hợp với từ: thịt, da, rồi tình cảm: nâng niu, phì phạch

và câu hỏi tu từ đã sướng chưa? yêu đêm yêu ngày…chẳng rời tay...tự dưng trí tưởng tượng gợi người đọc liên tưởng ngay đến những nét nghĩa khác mà nét nghĩa nào cũng hướng đến vấn đề tính dục. Không dừng ởđó, lớp nghĩa thứ ba ngợi ca vẻđẹp, giá trị của người phụ nữẩn sau hình ảnh cái quạt hiện dần lên và cuối cùng phủ trùm lên đầu, lên mặt hiền nhân quân tử trong tư thế ngạo nghễ

của nguồn ban phát ái ân, hoan lạc cho cuộc đời. Xuân Hương đã trả người phụ nữ về đúng vị trí của họ trong cuộc sống: vị trí phải được nâng niu, tôn trọng, yêu thương. Chỉ trong thơ Hồ Xuân Hương vị trí người phụ nữ mới đẹp và trang trọng làm sao, khác xa vị thế bị vùi dập, rẻ khinh mà xã hội đặt để cho họ trong đời thực. Cảm ơn Xuân Hương đã cho người phụ nữ xưa được một lần kiêu hãnh ngẩng cao đầu mà sống!

Tính đa nghĩa của ngôn từ trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương vì thế rất khác với lớp ngôn ngữ

hoa mĩ ước lệ, hệ thống điển tích, điển cố mà các tác giả cùng thời dùng trong văn học trung đại nhằm bóng gió đề cập đến những khát vọng bản năng của con người như: gió đông ghẹo đào mai, mây mưa, cá nước, hoa bướm, chúa xuân chơi hoa cho rữa nhụy, hương lửa, mộng xuân, vườn Tây Uyển, gác Lâm Xuân, gối loan chăn cù….

Cũng không giống cách nói trực tiếp giàu chất siêu thực như trong thơ hiện đại với hệ thống ngôn ngữ của khoái lạc xác thịt: những mắt, môi, đôi chân, làn da, háng…. và nhiều nhất là hình

ảnh đôi vú. Họ phơi bày, tả thực không e dè những hoạt động tính giao, những cảm xúc hoan lạc của con người trong tình yêu với lớp từ ngữ vừa gợi hình vừa gợi cảm giác, cảm xúc: nút, hút, xuyên qua, lan ra, kích ứng, dâng hiến, vùi, truyền, rêm rêm khoái lạc, đã nư thèm

Mặc dù ngôn ngữ trong thơ hiện đại cũng đa nghĩa như thơ Nôm Hồ Xuân Hương nhưng khác ở điểm nhà thơ hiện đại đi từ ngôn ngữ có màu sắc tính dục để dẫn đến nghĩa triết lí, chiêm

nghiệm về tuổi trẻ, tình yêu, đời người. Còn thơ Hồ Xuân Hương đi từ nghĩa tả thực ( nghĩa bên ngoài là vịnh vật, vịnh cảnh…) dẫn đến nghĩa liên tưởng ngầm về vấn đề tính dục, không dừng ở đó, sâu trong nghĩa có liên quan đến tính dục lại nảy sinh những lớp nghĩa mang tư tưởng nhân đạo và giá trị nhân văn hết sức sâu sắc.

Qua so sánh ta thấy có sự giao thoa, học tập kế thừa và cách tân trong việc sử dụng ngôn ngữ

của các tác giả qua những giai đoạn lịch sử khác nhau. Dù chọn cách nói trực tiếp hay gián tiếp, dù tuân theo truyền thống hay đổi mới cách tân thì điểm gặp nhau duy nhất ở những bộ phận văn học viết về đề tài tính dục là hướng đến mục đích đấu tranh cho quyền sống chính đáng, đẹp đẽ, hồn nhiên và bản năng nhất của con người.

Một phần của tài liệu Vấn đề tính dục trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương dưới góc độ so sánh (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)