Giọng điệu thể hiện nội dung tính dục

Một phần của tài liệu Vấn đề tính dục trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương dưới góc độ so sánh (Trang 107 - 108)

- Theo Đào Thái Tôn, hiệ nở Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm còn 18 cuốn sách có chép thơ

3.3. Giọng điệu thể hiện nội dung tính dục

Văn học là tiếng nói tư tưởng tình cảm của con người đối với thế giới. Tiếng nói ấy được biểu đạt qua hệ thống nghệ thuật có sức khơi gợi, liên tưởng và truyền cảm. Trong đó, giọng điệu của tác phẩm là một trong những hình thức nghệ thuật bộc lộ rõ nhất tiếng nói nội tâm chủ quan của tác giả. Thông qua giọng điệu trong tác phẩm, người đọc có thể hiểu được tâm tư tình cảm của tác giả gửi gắm, từđó khơi dậy những cảm xúc, tâm trạng đồng điệu nơi người đọc. Có thể nói, giọng

điệu chính là sự thăng hoa của nội dung tư tưởng hoà với cảm xúc của tác giả. Nội dung càng đa dạng, tình cảm càng phong phú thì giọng điệu càng linh hoạt và độc đáo. Chính giọng điệu góp phần tạo nên bản sắc riêng, định hình nên phong cách tác giả: “ Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ của tác giả có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc”[26:134]. Tìm hiểu giọng điệu thể hiện nội dung tính dục trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương dưới góc độ so sánh ta thấy đây là một trong những yếu tố

nghệ thuật góp phần làm nên phong cách độc đáo cho thơ bà.

Do tác động của thời đại, hoàn cảnh lịch sử, quan niệm thẩm mĩ của từng thời kì lịch sử khác nhau mà trong từng giai đoạn văn học cũng hình thành nên những tiếng nói, giọng điệu chung, thống nhất, tạo thành bản sắc riêng của giai đoạn văn học ấy. Nhìn lại giai đoạn lịch sử cuối thế kỉ

XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX đầy biến động, ta thấy cùng với sự sụp đổ của chế độ phong kiến thối nát là sự lớn mạnh của các phong trào nông dân khởi nghĩa, kéo theo sự hồi sinh của nền văn học dân gian và âm vang tiếng nói quyết liệt đòi quyền sống cho con người trong văn học viết. Tất cả

tạo nên giọng điệu chung của thời đại: đó là giọng điệu mạnh mẽ của tinh thần phục hưng, giọng

điệu dõng dạc của tiếng nói dân chủ và giọng điệu thiết tha trữ tình mang khát vọng sống nhân bản của con người. Đến thế kỉ XX, văn học hiện đại vừa tiếp thu kế thừa tiếng nói của giai đoạn trước vừa bổ sung nhiều sắc thái đa dạng cho giọng điệu văn học viết về nội dung tính dục.

Thơ Nôm Hồ Xuân Hương có sự gặp gỡ, tương đồng về tư tưởng, tình cảm, giọng điệu với các tác giả cùng thời nhưng do cá tính, con người và cuộc đời riêng mà thơ bà lại có giọng điệu riêng biệt độc đáo rất gần với giọng điệu dân gian.

Một phần của tài liệu Vấn đề tính dục trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương dưới góc độ so sánh (Trang 107 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)