Tính dục thể hiện tiếng cười trào lộng, phê phán

Một phần của tài liệu Vấn đề tính dục trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương dưới góc độ so sánh (Trang 40 - 46)

- Theo Đào Thái Tôn, hiệ nở Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm còn 18 cuốn sách có chép thơ

2.1.2. Tính dục thể hiện tiếng cười trào lộng, phê phán

Văn học dân gian đề cập đến vấn đề tính dục để chỉ ra sự tự nhiên, hợp lý và đúng đắn của yếu tố tính dục như là sự thăng hoa trọn vẹn nhất giúp cho đời sống hôn nhân, tình yêu lứa đôi hòa hợp trọn vẹn về cả hai mặt vật chất và tinh thần, nghĩa và tình. Vì thế những gì đi ngược với tự

nhiên, với qui luật, với nguyện vọng, lối sống, nếp nghĩ hồn nhiên của nhân dân đều bị phê phán.

Đó cũng là chỗ mà văn học dân gian và thơ Nôm Hồ Xuân Hương có sự gặp gỡ: đều chọn khía cạnh phê phán là phần dục tính, phần bản năng tự nhiên của con người, hoặc bị cấm đoán theo chủ nghĩa khắc dục với đối tượng phê phán là nhà sư, nhà chùa, quan thị…; hoặc bị buông thả đến mức trở

thành hoang dâm vô độ ở một bộ phận, tầng lớp người trong xã hội như vua chúa, quan lại, hiền nhân quân tử mê hoa đắm sắc, ham thú vui nhục dục. Đó là những nhân vật thường gặp trong văn học dân gian: ông sư hổ mang, chú tiểu phá giới, quan văn, quan võ, cậu cai, ông xã…còn trong thơ

Hồ Xuân Hương là bậc hiền nhân quân tử, đấng anh hùng, hay các vị vua chúa ngự trên ngai cao. Họ đều bị nhân dân và nữ sĩ họ Hồ lôi tuột xuống, vạch mặt chỉ tên, điểm huyệt những thói hư tật xấu với thái độ quyết liệt, không khoan nhượng.

Đầu tiên là hình ảnh vua quan, hiền nhân quân tử trong mắt dân gian bị hạ bệ một cách thảm hại. Chúng bị nhìn thấu ruột gan, bị cởi phẳng lớp áo của giai cấp thống trị, hào nhoáng, vị trí xã hội của kẻ bề trên, bị bóc trần lớp vỏ ngụy quân tửđể hiện nguyên hình là những con người mê đắm sắc dục, không cầm lòng được trước cám dỗ của lạc thú dù vẫn lên miệng dạy đời , rêu rao những giáo lí đạo đức mơ hồ, cao siêu.

Em là con gái đồng trinh Em đi bán rượu qua dinh ông Nghè Ông Nghè sai lính ra ve, - Trăm lạy ông Nghè tôi đã có con.

- Có con thì mặc có con,

Thắt lưng cho giòn theo võng cho mau.

Hay từ bài ca dao châm biếm sau đây về một cô gái chửa hoang, nhân dân vạch trần sự xấu xa cả

một bộ máy thừa hành của giai cấp thống trị thối nát đương thời: từ cậu cai, đến ông xã, ông trùm:

Đẻđứa con trai,

Chẳng biết nó giống ai. Cái mặt thì giống ông cai, Cái đầu ông xã, cái tai ông trùm.

Câu đố dân gian chọn đối tượng là chàng quân tửđể cười đùa, chê trách : Khi xưa em trắng như ngà

Vì chàng quân tử em đà hóa thâm. Trách chàng quân tử vô tâm,

Chàng đánh chàng đập, chàng còn nằm với tôi ( Cái chiếu cói )

Giống dân gian, Hồ Xuân Hương cũng chọn khía cạnh hoang dâm vô độ của chúng mà phê phán, bóc trần lớp vỏ đạo đức cao quý để lộ ra con người bản năng. Nữ sĩ không đứng trên lập trường giai cấp mà đi vào đời thường chọn những chi tiết phù hợp với cách cảm, cách nghĩ của nhân dân để phê phán nhẹ nhàng bằng cái cười rộng lượng mà sâu cay. Nhưng khác dân gian, Hồ Xuân Hương rất có ý thức trong việc sử dụng yếu tố tính dục đểđánh vào khía cạnh khao khát nhục dục, ham muốn bản năng để hạ bệ, lột trần bộ mặt đạo đức giả của đối tượng này: từ vua chúa quyền uy tột đỉnh đến bọn hiền nhân quân tử đạo cao đức trọng hay lũ học trò dốt không lo học hành chỉ giỏi suốt ngày ghẹo gái …dù khác nhau mũ áo cân đai, vị thế giai tầng trong xã hội thì tất thảy họ đều không khỏi động lòng tà trước vẻđẹp nhục thể của một thiếu nữ ngủ ngày:

Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt,

Đi thì cũng dở, ở không xong

( Thiếu nữ ngủ ngày ) Không khỏi mê đắm nhan sắc đến mức

Cho ta yêu dấu chẳng rời tay ……….

Yêu đêm chưa phỉ lại yêu ngày ( Vịnh cái quạt )

Đến nổi dù có “mỏi gối chồn chân” thì vẫn cứ khăng khăng “ muốn trèo”; Hiền nhân quân tử ai mà chẳng,

Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo ( Đèo Ba Dội )

Mặt khác, nếu dân gian ghét cay ghét đắng những kẻ buôn thần bán Phật, đội lốt nhà chùa để

làm điều thị phi, xằng bậy thì cùng cách nhìn ấy, thái độ của Xuân Hương tuy xách mé, mỉa mai nhưng cũng không kém phần quyết liệt. Nữ sĩ và nhân dân đã gặp nhau trong tiếng cười bỡn cợt triết lí khổ hạnh, diệt dục của các nhà tu hành và bọn “sư hổ mang”

Chủ nghĩa diệt dục buộc người xuất gia phải giữ mình thanh tịnh, trai giới, vô hình trung lại là quy định trớ trêu đối với bọn “sư hổ mang”, chúng càng che giấu thì lối sống bản năng càng không thể qua mắt nhân dân. Dân gian đã bất bình trước những điều chướng tai gai mắt ấy, họ đã lên án trực tiếp, không thương xót.

-….Ba cô đội gạo lên chùa, Một cô yếm thắm bỏ bùa cho sư.

Sư về sưốm tương tư,

Ốm lăn ốm lóc cho sư trọc đầu. Ai làm cho dạ sư sầu,

Cho ruột sư héo cho bầu đứt dây. -…..Một tay gõ mõ, gõ chuông,

Một tay bóp vú cô nàng nghe kinh.

Xuân Hương lại có cách nói riêng: từ cười cợt hình dáng khác thường, mục đích tu hành buôn thần bán thánh cho đến cả lối sống, đạo tu hành của chúng đều bị Xuân Hương phơi ra trước thanh thiên bạch nhật. Dưới ngòi bút của nữ sĩ, sự thiêng liêng, tôn kính nơi nhà chùa bị hạ bệ để

phơi bày ra cái xấu xa, đồi bại có một lớp sư hổ mang đã làm vấy bẩn cả chốn tôn nghiêm. Trong bài Sư hổ mang, hình ảnh nhà sư hiện lên thật kì dị: vẻ ngoài luộm thuộm, không trang trọng, hành vi lại mờ ám, chốn trang nghiêm biến thành nơi ô tạp với đủ mọi thú vui trần tục:

Chẳng phải Ngô, chẳng phải ta,

Đầu thì trọc lốc, áo không tà. Oản dâng trước mặt dăm ba phẩm, Vãi nấp sau lưng sáu bảy bà. Khi cảnh, khi tiu, khi chũm chọe, Giọng hì, giọng hỉ, giọng hi ha.

( Sư hổ mang )

Không chỉ là những nhân vật cụ thể, nhân dân còn phản ứng lại cả một hệ thống lễ giáo phong kiến khắt khe, những tập tục cổ hủ, lạc hậu bao đời đè nén, ức chế con người….Từ tục tảo hôn:

Chồng lên tám, vợ mười ba, Ngồi mà nu nống, nu na đỡ buồn.

Mười tám vợđã lớn khôn Nu na nu nống chồng còn mười ba.

Mẹơi con phải gỡ ra,

Chồng con nu nống nu na suốt ngày.

Đêm nằm khắc khoải canh chầy.

Đến phận làm lẽ:

Thân em lấy lẽ chẳng hề, Có như chính thất mà lê giữa đường.

Tối tối chị giữ mất buồng,

Chị cho manh chiếu nằm suông chuồng bò Mong chồng chồng chẳng xuống cho,

Chém cha con gà trống kia sao mày vội gáy dồn, Mày làm cho tao mất vía kinh hồn về lẽ chồng con

Hay quan niệm trọng nam khinh nữ trói cảđời người phụ nữ trong một chữ “tòng” khiến họ không tìm thấy được niềm vui, sự đồng điệu trong đời sống vợ chồng, sự tôn trọng trong hạnh phúc lứa

đôi; họ bị xem là công cụđể thỏa mãn thú vui xác thịt của người đàn ông, đến khi hoa tàn nhụy rửa lại bị vứt bỏ, rẻ rúng, họ chỉ còn biết ai oán khóc than số phận:

Đương cơn lửa tắt, cơm sôi, Lợn kêu con khóc, chồng đòi tòm tem

Mồ cha con bướm khôn ngoan, Hoa thơm bướm đậu, hoa tàn bướm bay.

Nếu ca dao chỉ dừng ở “chém cha” con gà trống mà tiếng gáy dồn đã làm tan giấc mộng ái ân của người vợ lẽ, thì trong bài Làm lẽ, Xuân Hương còn xổ toẹt, “chém cha” vào cả cái duyên kiếp, cái số phận oan nghiệt hẩm hiu mà sau nó là cả một xã hội phong kiến với những quan niệm lạc hậu, những định kiến khắc nghiệt đã vùi dập khát vọng sống hạnh phúc của người phụ nữ:

Kẻđắp chăn bông kẻ lạnh lùng Chém cha cái kiếp lấy chồng chung Năm thì mười họa chăng hay chớ, Một tháng đôi lần có cũng không. Cốđấm ăn xôi, xôi lại hẩm,

Cầm bằng làm mướn, mướn không công Thân này ví biết dường này nhỉ,

Thà trước thôi đành ở vậy xong. ( Làm lẽ)

Viết về kiếp chồng chung, phận làm lẽ, ngòi bút Xuân Hương nói lên tiếng nói của người trong cuộc, tiếng nói đồng cảnh nên đồng cảm tha thiết, những câu thơ mang nỗi đau thân phận riêng và cả nỗi đau đời chung cho bao kiếp hồng nhan bạc mệnh nên câu thơ nghe ai oán, bất bình, xót xa tận gan ruột. Chính quan niệm bất công “trai năm thê bảy thiếp, gái chín chuyên một chồng” trong xã hội phong kiến vô hình chung đã dung túng cho tục đa thê, thói trăng hoa của người đàn ông và biến người phụ nữ trở thành kẻ “làm mướn không công”, không danh phận, không cả hạnh phúc gối chăn; người vợ lẽ “năm thì mười họa” mới được đức ông chồng ban ơn mưa móc, chỉđược

đoái hoài khi cần thiết như một thứ công cụ phục vụ nhu cầu tình dục của ông chồng, đời sống hôn nhân tạm bợ, cay đắng, thiệt thòi biết bao. Từ chỗ ngao ngán, chán chường trong tình cảnh:

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn Trơ cái hồng nhan với nước non.

……… Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,

Mảnh tình san sẻ tí con con ! ( Tự tình III )

Đến chỗ nữ sĩ căm phẫn, trút giận “ Chém cha cái kiếp lấy chồng chung” và cuối cùng là nhân danh người vợ lẽ, người phụ nữ, bà thách thức, lật nhào thành trì kiên cố của cả một thể chế xã hội phong kiến hà khắc với những quan niệm lạc hậu để tháo củi sổ lồng cho mình và cho người phụ nữ: Tài tử văn nhân ai đó tá ?

Thân này đâu đã chịu già tom ( Tự tình II )

Mạnh mẽ hơn, bà con công khai lên tiếng thể hiện thái độ đồng cảm, bênh vực người phụ nữ

do nhẹ dạ cả tin “cả nể” mà phải chửa hoang “hóa dở dang”, từđó phê phán gay gắt loại đàn ông mê hoa đắm nguyệt, khi con ong đã tỏ đường đi lối về lại hèn nhát, sợ trách nhiệm mà quất ngựa truy phong để lại người phụ nữ “ mảnh tình một khối thiếp xin mang”, một mình đơn độc đối mặt với búa rìu dư luận, bà động viên, an ủi họ:

Quản bao miệng thế lời chênh lệch, Không có, nhưng mà có mới ngoan !

( Không chồng mà chửa )

Nữ sĩ chống lại tất cả những gì kìm nén, đè bẹp hạnh phúc chân chính của con người, những gì trái với quy luật tự nhiên, trái với quyền sống của con người – trong đó có quyền được tự do yêu

đương, quyền được thỏa mãn nhu cầu hạnh phúc ái ân của người phụ nữ nói riêng, của con người nói chung. Qua đó, chúng ta thấy được giá trị nhân đạo, nhân văn cao cả của mục đích sử dụng yếu tố tính dục trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương.

Bênh vực bảo vệ quyền sống hạnh phúc chính đáng của con người kể cả quyền được tự do yêu đương, mong muốn hòa hợp trong đời sống vợ chồng, khát khao những ngọt ngào của hạnh phúc ái ân… nhưng không vì vậy mà nhân dân lại đồng tình với những điều đi ngược với đạo lí. Những ham muốn quá độ đến đánh mất đi nhân cách biến con người thành kẻ ham hố thú vui xác thịt, thói hoang dâm vô độ cũng bị nhân dân phê phán, nhắc nhở:

Gái đâu có gái lạđời

Chỉ trừ có một ông trời không chim ( ca dao )

Nhìn chung, thơ Nôm Hồ Xuân Hương và văn học dân gian cùng mượn yếu tố tính dục để đánh vào khía cạnh bản năng của đối tượng bị phê phán: nhà sư, quân tử, vua chúa…. Nhưng khác ở

tửu sắc, ham muốn nhục dục của kẻ thống trị, đấng mày râu; còn trong thơ Hồ Xuân Hương thì trái lại, người phụ nữ luôn là chủ thể chủ động ở vị thế trên, vừa đánh thức bản năng tự nhiên nơi lũ

người đam mê sắc dục, vừa hạ bệ, bóc trần chân tướng đáng khinh nhưng cũng đáng thương của chúng.

Một phần của tài liệu Vấn đề tính dục trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương dưới góc độ so sánh (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)