Những lời đề tựa tác phẩm bằng thơ

Một phần của tài liệu Đặc trưng truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (Trang 101 - 103)

Chương 3: ĐẶC TRƯNG THỦ PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP

3.5.1. Những lời đề tựa tác phẩm bằng thơ

Thơ được sử dụng để làm đề tựa cho các tác phẩm thơ hoặc văn xuôi không phải là điều mới mẻ. Trước Nguyễn Huy Thiệp, nhiều tác giả đã sử dụng khá thành công thủ pháp này như

Huy Cận, Xuân Diệu, Nguyễn Tuân … Những lời đề tựa thường phản ánh nội dung và chủ đề

của tác phẩm một cách cô đúc nhất. Nguyễn Huy Thiệp sử dụng lời thơ làm đề tựa trong khá nhiều truyện ngắn của mình như: Con gái thy thn (Truyện thứ nhất và thứ ba), Nhng người th x, Nhng bài hc nông thôn, Kiếm sc, Vàng la, Phm tiết, Git máu, Chút thoáng Xuân Hương, Mưa, Nguyn Th L, Trương Chi, Nhng người muôn năm cũ, Cánh bum nâu thuy

Lời đề từ trong Con gái thy thn (Truyện thứ nhất) được mượn lời tư một câu hát cổ:

“ Cái tình chi

Mượn màu son phấn ra đi”

Tuy xưa cũ nhưng câu hát vẫn đủ sức gieo vào lòng độc giả những băn khoăn, thắc mắc về nhân vật chính. Là một chàng trai trẻ nhiều khát vọng, Chương tự nguyện dấn thân vào những cuộc hành trình tìm kiếm một huyền thoại của riêng mình. Trong lòng anh luôn ăm ắp một “cái tình” vừa xa vời huyền hoặc, vừa thiêng liêng đầy sức cám dỗ với người con gái thủy thần. Để từ đó, anh vứt bỏ tất cả: gia đình, quê hương để “mượn màu son phấn ra đi”. Trải qua bao vất vả, khổ ải, không nản lòng, Chương vẫn rong ruổi đi tìm. Trong hành trình đi tìm khát vọng cuối cùng Chương chỉ có một mình. Bỏ lại những “đắng khói” sau lưng với cuộc đời tẻ

ngắt, nhàm chán ở quê mình, điều chờ đợi Chương ở phía trước vẫn chỉ là “cay men” quê người. Lời đề từ mượn từ thơ Nguyễn Bính trong truyện thứ ba như một sự đúc rút của một người đã nếm trải nhiều “đắng”, “cay” trong cuộc đời:

“Giang hồ sót lại mình tôi

Quê hương đắng khói, quê người cay men”

(Nguyễn Bính)

Mượn câu thơ quen thuộc trong Truyn Kiu (Nguyễn Du): “Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung” làm lời đề tựa cho truyện Kiếm sc, Nguyễn Huy Thiệp muốn hé lộ cho người đọc về số phận của nhân vật Đặng Phú Lân cũng như số kiếp của những kẻ tài hoa trong một giai

đoạn lịch sử xa xưa. Với Nguyễn Phúc Ánh, tài trí đặc biệt của Lân vừa đáng dùng vừa rất đáng sợ. Vừa coi Lân là tay chân tin cẩn, tâm phúc của mình nhưng Ánh lại sợ Lân có thể trở thành mối hiểm họa, đe dọa sự an nguy cho ngôi vịđế vương. Khi thất cơ lỡ vận, Ánh cần có Lân bên mình, nhưng khi đã yên vị trên ngai vàng thì sự tồn tại của Lân liệu có còn cần thiết? Vì vậy, việc Lân không hoàn thành sứ mệnh chiêu mộ danh sĩ Bắc Hà chẳng qua chỉ là cái cớ để Ánh tiêu diệt Lân tránh hậu họa mà thôi. Cuối cùng, con người tài trí ấy đã bị chuốc lấy một cái chết thảm khốc.

Trong truyện Nguyn Th L, Nguyễn Huy Thiệp lại mượn ý thơ của một nhà văn nước ngoài làm lời đề từ:

“Vấp phải đời phàm tục Chiếc thuyền tình vỡ tan”

Với việc làm này, rõ ràng, nhà văn không nhìn hai nhân vật lịch sử bằng cái nhìn lịch sử. Ngược lại, bằng cái nhìn hiện đại, ông đã để cho nhân vật của mình bộc lộ tận cùng nỗi cô đơn không gì khỏa lấp được, kể cả khi họ được sống trong tình yêu đôi lứa.

Một phần của tài liệu Đặc trưng truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)