Nhân vật kiếm tìm

Một phần của tài liệu Đặc trưng truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (Trang 47 - 50)

Chương 2: NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP

2.1.2. Nhân vật kiếm tìm

Có thể nói rằng, kiếm tìm là một hoạt động mang tính chất đặc thù của con người. Nhờ

kiếm tìm, con người không dừng lại với đời sống cỏ cây mà luôn vươn đến những khát vọng, hoài bão để ngày một hoàn thiện mình. Nếu các vĩ nhân đi kiếm tìm những điều lớn lao cho nhân loại, để lại tên tuổi mình trong cõi nhân gian, thì những con người bình thường cũng luôn theo đuổi những mục đích kiếm tìm của riêng mình, có khi đó là tình yêu, hạnh phúc song cũng có khi là danh vọng tiền bạc … Trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, chúng ta có thể thấy rất nhiều những nhân vật kiếm tìm như vậy, làm thành một hệ thống, với các thành phần, sắc thái

đa dạng, và những mục tiêu khác nhau…

Nhân vật kiếm tìm trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp khá phong phú, đa dạng cả về

tuổi tác lẫn địa vị. Có khi chỉ là một đứa trẻ con dấn thân vào một cuộc kiếm tìm để trốn chạy khỏi cảm giác “cô đơn, côi cút”, tìm kiếm một tâm hồn mẹ để nương tựa tinh thần như chú bé

Đăng (Tâm hn m). Có khi đó là một chàng học sinh tìm về nông thôn để được đến với một thế giới khác xa với chốn thị thành quen thuộc và nhàm chán trong kì nghỉ hè như Hiếu (Nhng bài hc nông thôn). Có khi là một sinh viên đại học chưa vượt qua được kì thi tốt nghiệp, không chịu nổi cảm giác thất bại đã từ giã gia đình, từ giã làng quê và giảng đường đại học “theo chân một toán thợ xẻ lên miền ngược kiếm ăn” (Nhng người th x). Đó cũng có khi là những chàng thanh niên trẻ tuổi rong ruổi trong hành trình kiếm tìm của riêng mình. Đi tìm Mẹ Cả như Chương (Con gái thu thn) hay đi tìm con trâu đen huyền thoại như nhân vật “tôi” (Chy đi sông ơi), là chàng Khó (Trái tim h) quyết tâm truy tìm và tiêu diệt con hổ dữ để lấy quả tim của nó để chữa bệnh cho người con gái chàng yêu. Hay một diễn viên tạm rời xa ánh đèn sân khấu tìm về sống ở nông thôn để tìm nguồn cảm xúc cho vai diễn sắp tới (Chút thoáng Xuân Hương). Có khi người kiếm tìm còn là một người đàn ông luống tuổi trong một

hành trình đặc biệt trở về với thiên nhiên để tìm vận may trong công việc đi săn – Ông Diểu

(Mui ca rng). Có khi lại là một ông già gần đất xa trời vẫn sôi sục kiếm tìm hạnh phúc tình yêu – ông Pành (Đất quên)…

Trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, những nhân vật kiếm tìm thường tạo nên một mô típ “người ra đi”. Họ luôn di chuyển trong một không gian không giới hạn. Trong họ luôn ôm

ấp trong lòng một niềm tin, một khao khát. Niềm tin và khát khao ấy mạnh mẽ, mãnh liệt đến mức đôi khi làm họ bất chấp tất cả để dấn thân và những cuộc phiêu lưu đầy những khó khăn gian khổ. Cuối những hành trình tìm kiếm ấy cũng có khi sự tìm kiếm của họ được đáp đền song cũng có khi chỉ là một con số không vô nghĩa.

Cậu bé Đăng (Tâm hn m) luôn tin rằng người ta có một tâm hồn, tâm hồn ấy giống như cây đàn, “khi có ngọn gió thổi đến thì nó rung lên khe khẽ”. Mồ côi từ tấm bé, Đăng khát khao đi tìm tâm hồn mẹ. Với trí óc ngây thơ và non nớt của mình, cậu bé hình dung ra tâm hồn mẹ: mẹ sẽ tắm gội cho nó thật nhẹ nhàng, âu yếm, sẽ không bắt nó ăn những gì mà nó không thích… Chỉ có mẹ là người hiểu và yêu nó nhất trên đời này. Cuối cùng nó đã tìm thấy “thiên chức người mẹ” ở Thu - người bạn gái nhỏ cùng lớp với mình, nó đã được nghe thấy những tiếng vọng từ tâm hồn mẹ.

Hiếu trong Nhng bài hc nông thôn đã về với nông thôn, về với một vùng quê yên bình để được tìm thấy những cảm xúc mới mẻ, thiêng liêng, để hiểu hơn về ý nghĩa cuộc đời trong những điều thật bình thường giản dị. Hiếu đã ngộ ra được biết bao điều đáng quý về bản thân, về cuộc đời, những điều này thiết thực biết bao nhiêu với lứa tuổi đầy nhạy cảm và biến

đổi của mình: “Tôi nhận ra thế giới bao la vô cùng vô tận, bản thân tôi, sự sống và cái chết đều là bé nhỏ và không có ý nghĩa gì”.

Anh diễn viên đóng vai Chiêu Hổ trong Chút thoáng Xuân Hương vốn là người không

ưa những vẻ đẹp khuôn sáo, phù phiếm. Thất vọng trước những thước phim mà ởđó “người ta

đắp điếm cho nhiều nhân vật những tư tưởng cao siêu đáng ngờ”, anh đã quyết định một chuyến đi thâm nhập thực tế. Cuộc gặp gỡ với người thiếu phụ trên bến Tầm Xuân đã giúp anh cảm nhận được vẻ đẹp hồn nhiên, trong sáng của những con người bình dị, giúp anh nhận ra chân lí: “cuộc sống thật buồn nhưng nó giản dị và đẹp. Giúp anh thắp lại niềm tin yêu vào cuộc

đời để “sống cho nhanh lên, có ích” cho đời.

Ngọc trong Nhng người th x lại luôn trăn trở và day dứt kiếm tìm một người tri âm tri kỉ, người có thể sẻ chia với anh ta mọi điều trong cuộc sống. Từng thất bại trong tình yêu và

vẫn chưa nguôi ngoai niềm đau khổ, trong lòng Ngọc ám ảnh một câu hỏi lớn “Một triệu người tôi gặp trong đời có ai là máu của máu tôi? Là thịt của tôi? Có ai sẽ sống vì tôi và chết vì tôi?”.

Nhân vật “tôi” (Chy đi sông ơi) trong cuộc kiếm tìm con trâu đen huyền thoại đã phải trải qua nhiều vất vả khó khăn. Từ chỗ “mặc kệ sách vở và những lời khuyên của mẹ” để ra đi vào mỗi buổi tối. Đến mức phải năn nỉ đến “rã bọt mép”, sẵn sàng giúp việc không công mới có cơ hội được đi theo những chiếc thuyền đánh cá đêm. Cũng có khi phải đối mặt với tột cùng nỗi sợ hãi vì những câu chuyện hoang đường, ghê rợn mà cánh dân chài thường kể. Thậm chí có lần phải vật lộn cả với cái chết “Nước sặc vào miệng khiến tôi ngạt thở. Một nỗi hoảng hốt lạnh buốt lướt trong tim óc”. Dù không tìm thấy con trâu đen huyền thoại, nhưng nhân vật “tôi”

đã tìm thấy một trái tim đôn hậu, nhân ái của một người phụ nữ bình dị làm nghề chèo đò trên bến sông quê, đã được thắp sáng trong tâm hồn những khát khao hướng về cái đẹp.

Nhân vật Chương (Con gái thu thn) trong cuộc hành trình đi tìm Mẹ cả đã phiêu dạt nhiều nơi, gặp gỡ với nhiều người, trải qua biết bao nhiêu nhọc nhằn, cay đắng. Anh đã phải xẻ đất, đóng gạch, làm việc ròng rã suốt gần nửa năm trời cho một bà lão để cuối cùng được trả

công bằng một đôi hoa tai bằng … vàng giả. Không một xu dính túi, đã có lúc anh phải đối diện với nỗi đói khát tột cùng cào cấu gan ruột “Tôi đói như một con hắc tinh tinh. Tôi đói như một con lợn rừng. Tôi đói như một con vật ở địa ngục”. Thậm chí sự dày vò của nỗi đói khát suýt xui khiến anh làm điều ác:“tôi rút dao ra và quyết sẽ đâm chết người đầu tiên đi qua ở trước mặt tôi lúc này để lấy một nghìn đồng đủ ăn bát phở”. Vì khát vọng tìm kiếm, có lúc nhân vật tôi đối mặt với những thử thách hiểm nguy đến tính mạng. Anh nhận lời tu sửa bức tượng Chúa trên đỉnh gác chuông cho một nhà thờ xóm đạo và bị té ngã xuống đất… Song, điều lớn lao anh nhận được từ sau mỗi chuyến đi là sự nhận thức được giá trị của bản thân mình, anh biết trong mình “cũng có đôi điều giá trị” mặc dù cũng còn đó “không ít rác rưởi thối tha”. Anh đã vượt khỏi cuộc sống tù túng, ngột ngạt ở làng quê để ra đi hoà mình vào những chân trời rộng lớn, để

ý thức được rằng “những khao khát của tôi nhấc tôi lên khỏi mặt đất”, để anh có thể thoát khỏi kiếp sống mòn mỏi trì trệ như bao nhiêu người dân quê lam lũ của mình.

Các nhân vật kiếm tìm trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp hầu hết đều là những con người ra đi, họ ra đi là để thực hiện những khát khao vươn tới những điều lớn lao đẹp đẽ

hoặc chí ít cũng là để tìm kiếm những điều mà bản thân họ chưa từng có trong đời. Viết về

trọng. Trong nhiều tác phẩm, các nhân vật kiếm tìm thường xưng “tôi”. Phải chăng đó chính là sự hoá thân của tác giả trên hành trình kiếm tìm. Cuộc hành trình ấy không chỉ mang ý nghĩa cá nhân mà nó là những cuộc kiếm tìm hướng về cái đẹp, cái cao cả trong cuộc đời này.

Một phần của tài liệu Đặc trưng truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)