Người kể chuyện với điểm nhìn ngoại quan

Một phần của tài liệu Đặc trưng truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (Trang 74 - 77)

Chương 3: ĐẶC TRƯNG THỦ PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP

3.1.1. Người kể chuyện với điểm nhìn ngoại quan

Trong bất cứ câu chuyện nào, người kể chuyện bao giờ cũng phải chọn một vị trí nào đó

để từ đó có thể quan sát, chứng kiến và kể lại câu chuyện. Ở mỗi vị trí của người kể chuyện, câu chuyện sẽ hiện ra với những góc độ khác nhau. Người kể chuyện trong phần lớn những truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện với điểm nhìn ngoại quan (điểm nhìn từ bên ngoài – khác hẳn điểm nhìn nội quan trong các sáng tác của Nam Cao, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Thị Thu Huệ…). Với điểm nhìn này, người kể thường lùi ra xa nhân vật để tạo ra một khoảng cách cần thiết. Cũng chính từ khoảng cách đó, anh ta có thể thu nhận được những biểu hiện bên ngoài của nhân vật như: hành động, cử chỉ, lời nói, diện mạo, trang phục ... Với cách lựa chọn điểm nhìn này mà Nguyễn Huy Thiệp luôn tỏ ra là người kém cỏi khi nắm bắt và khám phá thế giới nội tâm của nhân vật.

Người ta vẫn biết tới Nam Cao với tư cách là một “người kể chuyện toàn năng”, ông có thể “thấu suốt” mọi tâm tư, tình cảm của nhân vật. Không một nhân vật nào có khả năng che dấu thế giới nội tâm trước con mắt tinh tường của nhà văn, kể cả “con quỷ dữ” của làng Vũ Đại. Nam Cao đã nhìn thấy sự xúc động sâu xa trong tâm hồn Chí Phèo khi hắn nhận được sự

săn sóc ấm áp tình người của Thị Nở: “Thằng này rất ngạc nhiên. Hết ngạc nhiên thì hắn thấy mắt hình như là ươn ướt. Bởi vì lần này là lần thứ nhất hắn được một người đàn bà cho …hắn nhìn bát cháo bốc khói mà lòng bâng khuâng … Hắn cầm lấy bát cháo đưa lên mồm. Trời ơi

cháo mới thơm làm sao!”. [7, tr 50]. Cũng từ đó, Nam Cao còn nhìn thấy khát khao lương thiện trỗi dậy mạnh mẽ trong lòng Chí: “Trời ơi, hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hoà với mọi người biết bao!”. [7, tr. 50]. Khám phá những truyện ngắn có “người kể chuyện toàn năng”, người đọc cảm thấy hứng thú trước những bí ẩn nằm sâu trong tâm hồn con người mà người kể đã phơi bày trước mắt người đọc. Song, cũng chính vì vậy mà họ cũng có cảm giác mình đang tìm đến với những trang sách để mở, từ đó chỉ còn biết tán thưởng, đồng tình với người kể

chuyện mà thôi.

Khác với Nam Cao, Nguyễn Huy Thiệp đã hạ thấp khả năng của người kể chuyện một cách tối đa. Không đi sâu vào khám phá và thể hiện những tâm tư, tình cảm trong đáy sâu tâm hồn nhân vật, nhà văn cho người đọc chứng kiến những biểu hiện bên ngoài để từđó họ tự đánh giá, nhận xét về nhân vật. Trong Không có vua, tác giả kể: “Sinh dọn mâm bát. Lão Kiền ngồi uống nước. Khảm mặc quần áo, quần bò, áo phông, trên áo có ghi dòng chữ “Walt Disney Productions”. Khảm bảo: “Anh Cấn ơi, anh cho em năm chục”. Cấn bảo: “Tiền đâu mà cho”. Khảm bảo: “Bố cho con năm chục”. Lão Kiền bảo: “Mày ngồi vá cho tao cái xăm kia kìa, rồi tao cho tiền”, Khảm nhăn nhó: “Thế thì muộn giờ học còn gì”. Lão Kiền không trả lời, mở tủ đồ nghề, lúi húi làm việc. Khảm dắt xe ra cửa, nghĩ thế nào lại dựng xe ôm cặp vào nhà. Khảm mở cửa buồng, trông trước trông sau không thấy ai, mở thùng gạo xúc ba bò rưỡi gạo cho vào cặp rồi lẻn đi ra.

Sinh cất nồi dưới bếp. Đoài đi theo lấy cơm vào cặp lồng. Đoài đưa tay chạm vào lưng Sinh, Đoài bảo: “Người chị tôi cứ mềm như bún”. Sinh lùi lại hốt hoảng: “Chết, chú Đoài, sao lại thế?”. Đoài bảo: “Gớm, đùa một tí đã run bắn người”. Nói xong đi lên nhà.

Tốn xách xô nước, cặm cụi lau sàn, ti tỉ hát: “A ha … không có vua…”.

Có người đến cắt tóc, Cấn hỏi: “Bác cắt tóc kiểu gì? Khách bảo: “Chú cắt thấp cho tôi. Cẩn thận, tôi mọc cái đầu đanh gần chỗđỉnh đầu”.

Đoài mặc xong quần áo, dắt xe đi. Đoài đến cửa quay lại bảo Cấn: “Ngày kia giỗ mẹ, anh Cấn bảo chú Khiêm mai kiếm được cân thịt ngon ngon. Em đưa chị Sinh một trăm rồi

đấy”. Cấn bảo: “Nhớ rồi”.

Trong suốt cả một đạn văn dài như vậy nhưng dường như người kể chuyện không hề có ý

định xoá bớt đi khoảng cách giữa mình với các nhân vật. Do vậy, mà người kể chuyện không thể thâm nhập sâu vào thế giới bên trong của nhân vật để phơi bày những suy nghĩ, những xúc cảm thầm kín hay những động cơ thúc đẩy nhân vật hành động. Bằng giọng kể lạnh lùng,

không một chút sắc thái biểu cảm, người kể chuyện để cho các nhân vật hiện lên một cách khách quan, trung thực nhất trước mắt người đọc. Không được người kể chuyện giải thích hay chỉ bảo, người đọc sẽ hồi hộp, chăm chú theo dõi diễn biến câu truyện để có thể tự mình lí giải, suy luận, từ đó tự mỗi người sẽ nắm được những nét bản chất nhất của mỗi nhân vật theo ý riêng của mình.

Trong nhiều truyện ngắn khác, nhiều khi nhà văn chỉđem đến cho người đọc một cái tên, nghề nghiệp hoặc có khi chỉ là quan hệ ngôi thứ trong gia đình của nhân vật: “Nhà Lâm chẳng có nhiều người. Bà Lâm đã già. Bố mẹ Lâm làm ruộng. Anh trai Lâm đi bộ đội, có vợ là chị

Hiên, chị Hiên mới làm dâu nhà Lâm được nửa năm. Lâm có hai đứa em: cái Khanh mười ba tuổi, còn thằng Tiến bốn tuổi” (Nhng bài hc nông thôn). Còn tính cách cũng như số phận của từng nhân vật vẫn còn là điều bí ẩn.

Cũng có khi người kể chuyện của Nguyễn Huy Thiệp là một nhân vật trong chính câu chuyện mà anh ta kể lại. Song, cả khi ấy, người kể chuyện vẫn cố tình tách ra khỏi chính mình

để đứng ở một vị trí khách quan thuật lại câu chuyện. Trong Tướng v hưu, nhân vật “tôi” kể

về cha mình: “Cha tôi tên Thuấn, con trưởng họ Nguyễn. Trong làng, họ Nguyễn là họ lớn, số

lượng trai đinh có lẽ chỉ thua họ Vũ. Ông nội tôi trước kia học Nho, sau về dạy học. Ông nội tôi có hai vợ. Bà cả sinh được cha tôi ít ngày thì mất, vì vậy ông nội tôi phải tục huyền… Sống với dì ghẻ, cha tôi trong tuổi niên thiếu đã phải chịu đựng nhiều cay đắng. Năm mười hai tuổi, cha tôi trốn nhà ra đi. Ông vào bộ đội, ít khi về nhà. Khoảng năm … cha tôi về làng lấy vợ…Năm bẩy mươi tuổi cha tôi về hưu với hàm thiếu tướng”. Kể về bản thân: “Tôi ba mươi bảy tuổi, là kĩ sư, làm việc ở Viện Vật lý. Thuỷ, vợ tôi, là bác sĩ, làm việc ở bệnh viện Sản phụ. Chúng tôi có hai đứa con gái, đứa mười bốn, đứa mười hai. Mẹ tôi lẫn lộn, chỉ ngồi một chỗ”. Vẫn với cách kể dửng dưng, lạnh lùng cùng những thông tin giống như một bản kê khai lí lịch, người kể

chuyện chỉ làm một việc là cung cấp cho người đọc những thông tin thuần tuý, ngắn ngọn nhất về nhân vật.

Trong nhiều truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, chúng ta có thể bắt gặp kiểu người kể

chuyện không thích bày tỏ thái độ, quan điểm cũng như cách đánh giá của bản thân. Đó là cách kể của “một chủ thể khách quan, trung tính, quan sát, kể chuyện với con mắt lạnh lùng, thiếu những đoạn trữ tình ngoại đề, lời bàn luận, đánh giá xen giữa các sự kiện” [67]. Chính điều này khiến cho nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp có sức gợi mở rất lớn đối với người đọc. Ở đây có một sự tương tác hết sức thú vị: khi người kể chuyện hạn chế khả năng của mình lại

chính là lúc anh ta làm tăng thêm sự tích cực trong việc tiếp nhận câu chuyện từ phía người đọc.

Một phần của tài liệu Đặc trưng truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)