Bất ngờ của tình huống truyện được tạo ra từ chính vẻ đẹp của tâm hồn con ngườ

Một phần của tài liệu Đặc trưng truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (Trang 93 - 95)

Chương 3: ĐẶC TRƯNG THỦ PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP

3.3.1. Bất ngờ của tình huống truyện được tạo ra từ chính vẻ đẹp của tâm hồn con ngườ

người

Dõi theo truyện ngắn Chy đi sông ơi, người đọc chắc hẳn cũng có nhiều phen thót tim hay rùng mình ghê sợ. Nhân vật “tôi”, vì khát khao tìm kiếm con trâu đen huyền thoại nên đã tìm mọi cách xin đi theo những chiếc thuyền đánh cá đêm. Trong một không gian huyền ảo

được tỏa soi bằng ánh sáng của “vầng trăng lưỡi liềm”, chú bé mơ mộng ấy đang thả hồn mình chìm sâu trong những ý tưởng huyễn hoặc, thì bị hất tung khỏi thuyền và chìm dần trong dòng nước. Việc cầm chắc cái chết tất yếu sẽ xảy ra với chú vì dân vạn chài “có lệ không có ai chết

đuối”. Ở đây tác giả đã đưa vào truyện một tình huống hết sức dữ dội – để nhân vật tự mình vật lộn giữa sự sống và cái chết một cách tuyệt vọng. Và khi tuyệt vọng nhất thì một bất ngờ lớn đã xảy ra – chú được chị Thắm, một người phụ nữ dịu dàng, nhân hậu cứu sống. Hành động trái ngược với tục lệ của dân chài khiến lòng tốt của chị càng được nhân lên gấp bội. Nhưng theo dõi cuộc trò chuyện với chú bé, người đọc còn có thể phát hiện ra những phẩm chất khác cũng luôn tỏa sáng ở chị. Khi chú bé trách móc: “Bọn đánh cá đêm ác lắm chịạ”, người đọc chờ đợi

này. Song, người đọc thật bất ngờ trước câu trả lời của chị: “ Đừng trách họ thế … Có ai yêu thương họ đâu … Họ đói mà ngu muội lắm …”. Một câu nói giản dị, ngắn gọn nhưng lại hé lộ

biết bao điều thật nhân bản. Không trách những người dân chài, chị Thắm hết sức cảm thông với họ, bởi chị biết: họ là những con người sống thiếu tình thương, cái xấu, cái ác trong lòng họ

nảy sinh từ đói nghèo, tăm tối. Không chỉ cảm thương, chị còn mong những người dân chài nhận được sự khoan dung, độ lượng từ chính những nạn nhân của họ. Câu nói của chị như một ánh chớp làm sáng lòa cả bầu trời đêm, nó xóa đi những ác cảm, oán giận trong lòng chú bé vừa trở về từ cõi chết. Nó làm người đọc vững tin vào lòng tốt của con người.

Trong truyện ngắn Không có vua, về làm dâu nhà lão Kiền, Sinh đã phải gánh chịu biết bao nỗi cay đắng xót xa. Ngày lại ngày chị phải tiếp xúc với những bộ mặt lầm lì cau có, những câu chửi tục tĩu, những toan tính không khi nào chệch ra ngoài địa hạt tiền bạc và những món lợi trước mắt của bố chồng và anh em chồng. Thậm chí người chồng gần gũi nhất cũng không hiểu nổi chị, không bao giờ dành cho chị sự cảm thông, chia sẻ. Với cuộc sống như thế, không ít lần, Sinh phải thốt lên nghẹn ngào: “Trời ơi … sao cái thân tôi nhục nhã thế này”. Sống lâu với cái xấu cái ác, chắc hẳn người đọc sẽ chẳng bất ngờ nếu Sinh cũng trở nên tha hóa như họ, hoặc chí ít chị cũng cảm thấy chán ghét cuộc sống ấy, những con người ấy. Nhưng Nguyễn Huy Thiệp lại đem đến cho người đọc một tình huống bất ngờ. Trong bữa tiệc đón mừng Sinh và đứa con mới chào đời của chị, Khiêm hỏi: “Chị Sinh ơi, về làm dâu trong họ Sĩ nhà này chị

có khổ không?”. Câu hỏi đường đột nhưng lại là sự quan tâm thật lòng, nó đã đánh thẳng vào những nỗi niềm dồn nén, tích tụ bây lâu nay, cộng thêm câu hỏi “vuốt đuôi” của Cấn: “Thế

ngày thường thì thấy khổ à?”, khiến cho Sinh đủ can đảm bộc bạch những nỗi niềm gan ruột:

“Khổ chứ. Nhục lắm. Vừa đau đớn, vừa chua xót. Nhưng thương lắm”. Câu nói đúc kết nhiều trạng thái xúc cảm: có khổ, nhục, có đau đớn, chua xót … nhưng trên tất cả vẫn là tình thương – một tình thương vô bờ bến, mạnh mẽ, mãnh liệt. Tình thương ấy chính là nguồn nội lực lớn lao giúp Sinh vượt qua mọi cay đắng và “miễn dịch” với cuộc sống thực dụng đến ghê người của những kẻ tha hóa xung quanh mình. Trong không khí hiện tại, câu nói của Sinh còn như những tia nắng mặt trời ấm áp, xua tan đi không khí lạnh lẽo trong gia đình, khiến cho người đọc không khỏi xúc động, cảm phục.

Trong chùm truyện Nhng ngn gió Hua Tát cũng có rất nhiều chuyện nhỏ chứa đựng những tình huống bất ngờ, chuyện Nàng Bua là một ví dụ. Mặc dù là một phụ nữ “duyên dáng …lúc nào cũng tươi cười, tràn trề thứ ánh sáng cuốn hút lòng người” nhưng nàng Bua vẫn bị

những người phụ nữ trong bản căm ghét, tránh xa và rủa là “quỷ dữ”. Sở dĩ như vậy là vì vẻ đẹp của nàng thu hút hầu hết những người đàn ông trong bản, và nàng lại là mẹ của chín đứa trẻ

mà chính nàng cũng không biết ai là bố của chúng. Cuộc đời của nàng những tưởng cứ lặng lẽ

trôi đi nhưng thật bất ngờ, “thoắt một cái, người đàn bà nghèo khó và bị khinh rẻ trở thành giàu có nhất bản, nhất mường” từ khi nàng và đàn con đào được một hũ đầy vàng bạc. Giàu có tạo cho con người sức mạnh, lúc này nàng Bua thừa sức trả thù những người đàn ông đã bỏ rơi nàng và những người phụ nữ đã miệt thị, khinh bỉ nàng. Song, khá nhiều điều bất ngờ đã liên tiếp xảy ra ở cuối truyện. Khi những người phụ nữ giục giã chồng mình đến gặp nàng để nhận con về, nàng đã hào phóng tặng cho mỗi người trong số họ một món quà, đủ để họ “làm vui lòng các bà vợ nề nếp của mình”. Bất ngờ thứ hai là: nàng Bua đã chọn “một người thợ săn hiền lành, góa vợ và không con cái” để lấy làm chồng. Sự lựa chọn này chính là biểu hiện của vẻ đẹp tâm hồn nàng. Không phải năm mươi người đàn ông kia không hấp dẫn, không đáng là chồng nàng. Song, việc không lựa chọn bất cứ ai trong số họ chính là cách mà nàng đã làm để

giữ gìn hạnh phúc cũng như hòa khí êm ấm cho tất cả mọi gia đình trong bản. Song hành với

ứng xử đẹp ấy, nàng đã bất ngờ có được một món quà của số phận: chính người đàn ông này đã

đem đến cho nàng tình yêu, đã làm cho nàng “rơi những giọt nước mắt trong đêm hợp cẩn”.

Được yêu, lại giàu có, tưởng rằng nàng Bua sẽ sung sướng đến cuối đời. Song, lại một bất ngờ

nữa trong tình huống truyện được tác giả đưa ra một cách hết sức tự nhiên, để kết thúc số phận của nhân vật. Đó là sự kiện nàng Bua đã “chết khi trở dạđẻ giữa đống mền chăn ấm áp”.

Một phần của tài liệu Đặc trưng truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)