Nhân vật cô đơn lạc loà

Một phần của tài liệu Đặc trưng truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (Trang 50 - 54)

Chương 2: NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP

2.1.3.Nhân vật cô đơn lạc loà

Bên cạnh những nhân vật tha hoá xuất hiện nhan nhản trong rất nhiều truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, những nhân vật kiếm tìm hạnh phúc tình yêu, người đọc còn tìm thấy rất nhiều những nhân vật cô đơn - lạc loài.

Họ cô đơn bởi nhiều lí do và một trong những lí do quan trọng nhất là vì họ quá khác biệt so với thế giới xung quanh. Sự khác biệt đó biểu hiện ở hầu hết mọi phương diện: từ ngoại hình, tính cách, phẩm chất, nhận thức, đến tư tưởng và quan niệm sống.

Ông Thuấn trong truyện ngắn Tướng v hưu là một con người cô đơn như thế. Nhập ngũ

từ năm hai mươi tuổi, năm bảy mươi tuổi về hưu“với hàm thiếu tướng” cả đời ông “gắn với súng đạn, chiến tranh”. Trở về gia đình sau khi cống hiến gần hết cuộc đời cho đất nước, những tưởng ông sẽ tìm được những năm tháng cuối đời êm ả trong một căn biệt thự sang trọng giữa lòng thủ đô. Nhưng tất cả lại không diễn ra như vậy. Người vợ hiền tận tuỵ một đời hi sinh cho chồng con của ông nay đã lú lẫn, không còn đủ tỉnh táo để nhận biết và bầu bạn với ông.

Đứa con trai độc nhất lại bạc nhược, an phận, đến mức dường như không có khả năng sẻ chia thấu hiểu. Đứa con dâu thì thực dụng toan tính đến lạnh lùng. Những đứa cháu nội lại bận rộn với bài vở và sống với ông bằng khoảng cách của nhiều thế hệ. Những người ăn kẻ ở thì hoặc cục mịch quê mùa, hoặc cả tin ngờ nghệch … Không một ai có thể giúp ông thích nghi với cuộc sống xô bồ phức tạp, nghiệt ngã đầy ắp sự cạnh tranh và toan tính. Cuộc sống đời thường hoàn toàn khác xa với môi trường quân đội, khác xa với lẽ sống “quân bình” của ông. Chính nếp quen sinh hoạt vừa được định hình ít lâu của con người thành thị đã biến ông trở thành người lạc lõng. Nếu cảnh tượng lố lăng dung tục trong đám cưới đứa cháu họ “một sự ô hợp thản nhiên lếu láo rất đời, thô thiển, thậm chí còn ô trọc nữa” làm ông “kinh hãi đau đớn” thì việc cô con dâu xay thai nhi làm thức ăn cho chó Béc-giê làm ông đau xót đến quặn lòng:“Khốn nạn! Tao không cần sự giàu có này”. Để rồi, cuối cùng, sau bao nhiêu năm chinh chiến ngoài mặt trận, trở về nhà, ông quằn quại, cay đắng thốt lên “Sao tôi cứ như lạc loài”. Chính vì khối cô đơn khổng lồ không ai có thể chia sẻ, và cũng vì không thể hoà mình trong cuộc sống hiện tại, ông đã phải tìm đến với cái chết trong môi trường quân ngũ – môi trường đã gắn bó máu thịt với cuộc đời và số phận ông.

Không chỉ riêng ông Tướng về hưu, con trai ông – kĩ sư Thuần – cũng không thoát khỏi nỗi cô đơn. Không chỉ vậy, anh còn nhận thấy: cô đơn là thực trạng phổ biến với tất thảy mọi người: “Tôi thấy tôi cô đơn quá. Các con tôi cũng cô đơn. Cả đám đánh bạc, cả cha tôi nữa”.

Ông giáo Chi (Sng d lm) là một người cô đơn do quá khác biệt với mọi người về cách sống và phương thức làm việc. Đồng nghiệp không ai có thể thấu hiểu và chấp nhận khi ông

“Không có tài liệu! Không có sách vở! Không có chương trình! Mình trần, thân trụi”, không cần đến những thuyết giáo khô khan, không bằng những vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ, ông chỉ truyền cho lớp giáo viên trẻ ở vùng cao một triết lí sống hồn hậu:“ Tất cả là do tự nhiên

điều chỉnh hết! … Mình cứ sống thôi! Sống dễ lắm! Cứ nhìn vào mắt bọn trẻ con mà sống…”.

Cuối cùng những ý tưởng khác người, khác đời khiến ông mất việc. Người đọc thấy lòng mình se lại khi chứng kiến cảnh ông giáo “ngậm ngùi xếp đồ đạc vào chiếc ba lô bạc màu ngày trước”. Vốn tâm huyết với nghề nghiệp của mình giờ đấy ông “thấy lòng mình tan nát. Ông

đành thôi việc về quê…”. Và những ngày tháng tiếp theo ông Chi sống cô đơn, “chỉ loanh quanh nơi vườn nhà” với ước mơ siêu thoát. Ông ước: mình “có thể bay lên trời được! Như

những ngọn gió” hoặc bay đến những nơi mà ở đó “không có một bóng người nào”.

Có những nỗi cô đơn của con người xuất phát từ những nguyên nhân cực kì vô lí. Hãy nghe nhân vật “tôi” trong Quan âm ch l xót xa chia sẻ “Tôi không có nhiều người thân, nhiều bạn bè. Tôi đã trót rào quanh tôi bằng hàng rào danh tiếng, đấy không phải là do ý thức của tôi chủ định, rất nhiều các thói đời xô đẩy khiến tôi lâm vào tình cảnh trớ trêu như thế. Nhiều khi, tôi rất cô đơn ngay giữa nhà mình. Những bạn bè cũ cũng ngại gặp tôi, tôi cố gắng phá đi mặc cảm tự ti vì không thành đạt ở trong lòng họ mà không phá được”. Nhưng đó lại là điều rất thực, con người có thể bịđẩy vào nỗi cô đơn do tiếng tăm của chính mình.

Nhân vật “khách” trong truyện Thiên văn cũng chính là một nghệ sĩ đơn độc trên con thuyền số phận. Không người lái, không mái chèo, nghĩa là không thể dựa vào ai, người khách

ấy buộc phải qua sông “một mình trên đò giữa mưa bão”. Người khách ấy phi thường hay khác thường? Bản chất cùa vấn đề không thật quan trọng, song cái đáng nói ở đây là chính điều đó

đã khiến anh ta cô đơn trên những bước đường trôi dạt, phiêu lãng của mình. Ông Diểu trong chuyến đi săn đặc biệt vào cuối mùa xuân, Ra đi chỉ có một mình, trở về cũng chỉ một mình như thế giữa bạt ngàn hoa tử huyền nhiều không kể xiết. “Ông cứ trần truồng như thế, cô đơn như thế mà đi” (Mui ca rng).

Còn có rất nhiều nhân vật cô đơn khác nữa trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Họ cô

đơn vì họ không bằng lòng với chính mình, luôn khát khao vượt ra ngoài giới hạn nhỏ bé để đến với một chân trời rộng lớn hơn, xa vời hơn. Chương trong Con gái thy thn một mình

đơn thương độc mã trên hành trình kiếm tìm trước sự vẫy gọi của những khát vọng về cái đẹp, về hạnh phúc. Anh cứ mải miết đi tìm Mẹ Cả và chắc rằng trong cuộc hành trình này anh vẫn mãi cô đơn “không có tiền bạc công danh, không có gia đình để yêu thương lo nghĩ, không có bạn bè” chỉ có “nỗi cô đơn và sự bất lực của mi nào ai thấy được ngoài mi”. Nhân vật “tôi” trong Chy đi sông ơi cũng có tâm trạng cô đơn và lạc loài như thế sau bao nhiêu năm anh rời xa quê hương, lãng quên đi những khát khao, mơ ước tuổi ấu thơ. Trước bến đò xưa, trước sự

trỗi dậy mạnh mẽ của hồi ức xưa, anh không khỏi thảng thốt, bàng hoàng: “Tôi muốn gào lên chua xót. Tôi bỗng nhiên thấy cuộc sống hiện giờ của tôi vô nghĩa xiết bao. Con trâu đen, con trâu đen trong thời thơấu của tôi nay ở đâu rồi?”.

Không chỉ viết về sự lạc lõng, cô đơn của con người hiện tại, Nguyễn Huy Thiệp còn trở

về với quá khứ tìm về với nỗi cô đơn của những con người trong huyền thoại, sử sách hay trong thế giới của những câu chuyện cổ. Nếu hậu thế thường biết đến Nguyễn Trãi với tư cách một nhà quân sự, chính trị, ngoại giao tài ba lỗi lạc thì Nguyễn Huy Thiệp còn phát hiện ở trong con người ấy những mặc cảm lạc loài, lạc thời. Nguyễn Trãi từ nhỏ đã nhận thấy mình “như khoai giữa ngô, như lạc giữa vừng”, khác biệt rất lớn với mọi người. Đến lúc trưởng thành ông vẫn tiếp tục sống âm thầm “gần như không có bạn, không có tri âm tri kỉ. Dưới một bề ngoài bình thản rụt rè, Nguyễn Trãi dấu mình trong vỏ ốc” (Nguyn Th L). Chỉ có Thị Lộ là người thấu hiểu được những tâm tư, tình cảm, có thể bầu bạn sẻ chia được với ông. Và cả khi len lỏi trong những ngóc ngách tâm tư của Nguyễn Trãi, bà vẫn nhận thấy “ông cô đơn giữa đời như một hành tinh, một ngọn gió”.

Đề Thám vốn được mệnh danh “Hùm thiêng Yên Thế” trong sử sách, nhưng trong truyện

Mưa Nhã Nam của Nguyễn Huy Thiệp chúng ta có thể có thêm một cách nhìn khác về ông. Bên cạnh “một người anh hùng”, Đề Thám còn là “một người nhu nhược”. Trong truyện, Đề

Thám đã nhiều lần khóc. Không thể khóc trước người thân, ông khóc trong cái mênh mông hư ảo của núi rừng – một hành động tưởng chừng như trái ngược với bản lĩnh của người anh hùng. Song, cũng chính khi ấy, Đề Thám thấm thía nỗi cô đơn, ý thức được sự bất lực của bản thân mình vì chính ông “không thể vượt qua lằn ranh bổn phận, nghĩa vụ, cương toả”.

Dù đã đạt đến tột đỉnh của vinh quang và quyền lực nhưng Nguyễn Ánh trong Kiếm sc

cũng vẫn rất cô đơn. Không những vậy, ông còn là “một khối cô đơn khổng lồ”. Chính vinh quang và quyền lực đã buộc chặt ông vào danh dự, nghĩa vụ, bổn phận, “chỉ được quyền cao cả, không được quyền đê tiện”. Những ràng buộc này khiến ông không được sống đúng là mình, đúng với mình và sống như mình mong muốn. Đấy cũng chính là nỗi cô đơn, là nỗi khổ

của một bậc Đế vương.

Xuân Hương trong cái nhìn của Nguyễn Huy Thiệp cũng là một người phụ nữ cô đơn. Phải chăng vì bà quá mạnh mẽ, sống có dũng khí, luôn đứng cao hơn cõi đời trần tục nên những người đàn ông đến với bà thường nhìn bà với cái nhìn ngưỡng mộ, nể phục. Và với điều đó, họ đã vô tình làm rộng thêm, sâu thêm thêm nỗi cô đơn vốn thường trực trong lòng bà. Khi ông Tri phủ Vĩnh Tường qua đời, chỉ còn lại một mình trong cuộc đời rộng lớn, ít ai thấu hiểu bà giờ đây đang lặn sâu vào tột cùng nỗi niềm riêng, bà “đang nức nở khóc cho nỗi cô đơn mênh mông của cõi đời” (Chút thoáng Xuân Hương)..

Tú Xương trong Thương c cho đời bc cũng là một con người cô đơn. Thơ ông mọi người đều biết, nhưng con người ông không phải ai cũng thấu hiểu. Bề ngoài luôn cười cợt, chế

diễu, nhưng đó chính là cách ông thường làm để che dấu con người thật của mình. Sâu thẳm trong lòng ông là một nỗi cô đơn đến tái tê gan ruột bởi ông dường như cũng rất ý thức được rằng mình đã trở thành xa lạ giữa cuộc đời này. Ông là kẻ “thức” duy nhất trong khi thiên hạ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tất cả đều say ngủ: “Thiên hạ dễ thường đang ngủ cả. Tội gì mà thức một mình ta”. Tú Xương mãi khắc khoải mong chờ một tiếng vọng tri âm – đó là điều Nguyễn Huy Thiệp đã nhận thấy rất rõ.

Những vĩ nhân cô đơn, những anh hùng cô đơn, những nghệ sĩ cô đơn và những con người bình thường có thể cũng cô đơn. Song, không chỉ vậy, trong truỵên ngắn Nguyễn Huy Thiệp người đọc còn có thể bắt gặp những con người cô đơn vì chính hình hài dị dạng của mình.

Chàng Khó trong Trái tim h cô đơn vì trót mang khuôn mặt “rỗ chằng chịt” vì bệnh

đậu mùa nên phải sống “thui thủi, đi con đường riêng, ăn uống thế nào không ai biết được”. Nàng Sinh trong truyện ngắn cùng tên cũng vì xấu xí gày gò bé nhỏ nên phải chịu kiếp sống cô

độc “thui thủi như con chim cút”. Nhân vật Cún (Cún) phải gánh chịu một nỗi cô đơn đến cùng cực vì hình hài dị dạng của mình. Không chỉ bị ruồng rẫy, vứt bỏ từ lúc mới chào đời, Cún lớn lên trong sự hắt hủi ghẻ lạnh của người đời, cuối cùng trở thành một thứ công cụ kiếm tiền của

một ông lão ăn xin. Khiếm khuyết về thể xác, cô đơn tột cùng trong cuộc sống, nhưng Cún lại có một tâm hồn nhạy cảm, Cún khao khát được yêu, được làm một con người bình thường. Viết về những con người cô đơn phải chăng Nguyễn Huy Thiệp mong muốn con người hãy xích lại gần nhau, vượt qua tất thảy mọi thù hằn ngăn cách để được sống một cách thực sự

có ý nghĩa. Sự cô đơn của con người trong cuộc đời có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và đó cũng không phải là một trạng thái tinh thần chỉ dành riêng cho người tốt, song có một điều chắc chắn rằng: khi con người ta cô đơn cũng chính là lúc họ đang tìm về với chính

đời sống nội tâm để ý thức hơn về chính bản thân mình. Và cái thiện cũng nảy mầm từđó.

Một phần của tài liệu Đặc trưng truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (Trang 50 - 54)