Con người tha hoá

Một phần của tài liệu Đặc trưng truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (Trang 41 - 47)

Chương 2: NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP

2.1.1. Con người tha hoá

Có thể nói, kiểu nhân vật tha hoá xuất hiện từ rất lâu trong văn học thế giới. Ở phương Tây, loại nhân vật này gắn với những tên tuổi lừng danh như Stendhal, Balzac, Puskin, Chékhov… Ở Việt Nam, giai đoạn văn học 1930 – 1945, kiểu nhân vật này cũng đã xuất hiện khá nhiều trong khuynh hướng văn học hiện thực phê phán, với các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao… Đến giai đoạn 1945 – 1975, do chịu sự chi phối của những

điều kiện lịch sử đặc biệt, các nhà văn ít xây dựng loại nhân vật này. Sau 1975, khi chiến tranh kết thúc, đời sống con người trở về với trạng thái bình ổn. Từ đó, con người thoát khỏi thời kì mà “ý thức cộng đồng” là kim chỉ nam cho những nghĩ suy, tình cảm, hành động. Khi có dịp tĩnh tâm nhìn lại mình, đối diện với mình cũng là lúc con người phải bước vào một cuộc chiến mới - thầm lặng nhưng lại vô cùng dai dẳng, khốc liệt. Ở đó họ nhận ra những phần tốt đẹp và cả phần khuất tối trong tâm hồn mình và trong tâm hồn người khác. Những tác động mạnh mẽ

từ cuộc sống xã hội nhiều khi đã làm con người không còn giữđược những bản tính tốt đẹp của mình, làm họ mất đi tính người, tình người.

Tinh tế, nhạy cảm và hết sức thẳng thắn – Nguyễn Huy Thiệp đã nhận thấy và nêu ra những phần xấu xa, bần tiện ấy trong mỗi con người. Trong phần lớn truyện ngắn của ông, người đọc dễ dàng bắt gặp loại nhân vật tha hoá như vậy. Không tô vẽ để nhân vật trở nên đẹp

đẽ hay chắp cánh cho con người bay cao hoá thân thành những thiên thần, Nguyễn Huy Thiệp

để cho họ sống với tận cùng bản chất của chính mình.

“Tha hoá” là một thuật ngữ triết học, dùng để nói lên hiện tượng một người bị biến thành người khác, đánh mất đi cái tôi bản nguyên tốt đẹp vốn có của mình, dưới tác động của môi trường. Nhân vật tha hoá xuất hiện nhiều trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, làm thành hệ thống, với những cấp độ sắc thái đậm nhạt khác nhau, từ những nguyên nhân đa dạng.

Những suy nghĩ, hành động, những toan tính của họ nhiều lúc khiến người đọc không khỏi kinh hãi, bàng hoàng, xót xa. Ở một vài truyện, nhà văn đã đi vào lí giải quá trình tha hoá của nhân vật: Hạnh (Huyn thoi ph phường), Phong (Git máu)… Song, nhiều hơn cả, ông

đặt các nhân vật vào trong hoàn cảnh đã tha hoá: Thuỷ, ông Bổng (Tướng v hưu), Đoài, lão Kiền (Không có vua), Bường (Nhng người th x), người cha (Ti ác và trng pht)… Sự

tha hoá ở con người diễn ra ở nhiều cấp độ khác nhau, có khi mới chỉ bắt đầu, có khi đã lún sâu, thậm chí có khi sự tha hoá đã diễn ra hoàn toàn trong tận cùng bản chất con người và không còn nguy cơ cứu vãn.

Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tha hoá của con người trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp có một điểm khác biệt rất lớn với truyện ngắn của các nhà văn hiện thực trước đó như: Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng. Nếu trong tác phẩm của các nhà văn đó, con người thường trở nên tha hoá chủ yếu là vì thiếu thốn đói nghèo, quẫn bách: Tư cách mõ, Sng mòn, Đời tha, Bà lão loà Thì sự tha hoá ở con người trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Hoặc là do tâm lí vụ lợi, lối sống thực dụng, sùng bái vật chất. Hoặc là do con người không kìm chế được những dục vọng bản năng. Hoặc có khi sự tha hoá xuất hiện ngay trong sự mông muội, u tối về nhận thức của chính con người.

Một trong những nguyên nhân đầu tiên khiến con người trở nên tha hoá là do lối sống và tâm lí vụ lợi. Tâm lí đó khiến cho con người trở nên ích kỉ, lạnh lùng và tàn nhẫn. Vật chất, tiền bạc, quyền lực, tự nó không thể làm nên hạnh phúc cho con người. Song, điều tưởng chừng như

giản đơn này không phải ai cũng thấu hiểu. Rất nhiều những kẻ trí thức, được ăn học đàng hoàng đến nơi đến chốn trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp cũng không hiểu. Thuỷ trong

Tướng v hưu là một ví dụ. Là một bác sĩ sản khoa, công việc thường làm của Thuỷ là đón đỡ

những sinh linh bé nhỏ ngay từ khi chúng mới chào đời. Là một người mẹ của hai cô con gái bé bỏng, Thuỷ từng cưu mang trong mình những mầm sống. Vậy mà cũng chính Thuỷ lại mang những bào thai bị rũ bỏ ở bệnh viện về nhà xay nhuyễn làm thức ăn cho chó Bec-giê. Việc làm

ấy của Thuỷ khiến cho nhiều người đọc không khỏi ghê tởm và căm phẫn. Theo dõi hết câu truyện, tìm hiểu về tính cách, hành vi của nhân vật này, ta còn nhận ra rất nhiều điều bất ngờ. Phụ nữ vốn là người dễ xúc động, yếu lòng trước những bất trắc, biến cố của cuộc sống, nhưng Thuỷ lại hoàn toàn không như vậy. Trước giờ phút lâm chung của người mẹ chồng, Thuỷ vẫn có thể phát ngôn một cách rạch ròi, vô cảm “Đừng khóc”, “Đừng đổ sâm”. Khi mọi người còn

đang bối rối trước việc tang ma, Thuỷ lại hỉ hả, hãnh diện khoe với chồng: “Ba mươi hai mâm. Anh phục em tính sát không?”

Một nhân vật khác trong truyện này cũng bị lối sống thực dụng làm cho trở thành tha hoá

đó là nhân vật ông Bổng. Vốn là một gã “đánh xe bò thuê”, lại là kẻ “lỗ mãng”, ông Bổng không mảy may xúc động, thương xót trước cái chết của chị dâu. Điều ông ta quan tâm hơn cả

là những toan tính vật chất. Hãy nghe lời ông Bổng nói với đứa cháu ruột của mình ngay trong

đám tang của mẹ nó: “Mất mẹ bộ sa lông. Ai lại đi đóng quan tài bằng gỗ dổi bao giờ? Bao giờ

bốc mộ, cho chú bộ ván”. Không chỉ vậy, ông ta còn tranh thủ thời gian ngồi canh quan tài người chết để chơi bài tam cúc ăn tiền cùng mấy người đô tuỳ. Khi nào được “kết tốt đen”, ông Bổng lại hí hửng chạy vào vái quan tài “Lạy chị, chị phù hộ để em vét thật nhẵn túi chúng nó”.

Trong một hoàn cảnh đặc biệt như thế, vậy mà ông Bổng cũng vẫn chỉ biết nghĩ đến tiền và mong kiếm được thật nhiều tiền bằng những cách thức chẳng lấy gì làm sạch sẽ.

Cô Diệu trong truyện ngắn Cún cũng là một kẻ thực dụng, tha hoá đến đáng khinh. Lúc còn phát tài, sung sướng, không coi Cún là người, Diệu chỉ coi nó như “một ngôi sao Hoá lộc”

mang lại cho cô may mắn trong một ngày buôn bán. Cô thường bỏ tiền ra thuê Cún làm người

đón đường mỗi lần cô gánh hàng ra chợ “ Này thằng hình nhân mặt đẹp! Cho mày một hào, sáng mai mày ra đón cửa cho tao … Hôm nào đi chợ gặp mày là người thiên hạ xô vào mua bán như tranh như cướp”. Đến lúc thất cơ lỡ vận, mất trắng cả tình lẫn tiền thì với cô Diệu, Cún và mấy chỉ vàng của nó lại trở thành “đấng phúc tinh”, là nguồn vốn giúp cô lấy lại những gì đã mất. Khi tận mắt nhìn thấy mấy chỉ vàng trong tay Cún, “cô Diệu bỗng giật thót mình … Cô thấy lạnh toát sống lưng. Chân tay cô run bần bật”. Sau khi tìm hết cách để thử, biết đó là vàng thật, Diệu “tái mặt đi, cô cười, cô đấm thùm thụp vào người của Cún”. Lúc ấy, trong đầu Diệu lập tức nảy ra ý định hiến thân cho Cún để đổi lấy mấy chỉ vàng “Mày hãy cho tao ba cái nhẫn này … Mày muốn gì tao cũng nghe mày”. Và khi thủ tục trao đổi đã kết thúc, Diệu trơ

tráo tuyên bố “Thế là chẳng có nợ nần gì nhé!”.

Bường trong Nhng người th x cũng là một con người hiện lên với rất nhiều hành

động và quan niệm sống của một kẻ đã lặn xuống tận cùng của vũng bùn tha hoá. Từng là lính trong một đơn vị đặc quân thuỷ, nhưng rời quân ngũ, Bường nhanh chóng bị ném vào tù vì tội

“ăn trộm phân đạm”. Nhà tù không phải là nơi giúp Bường “cải tà quy chính”, để hắn trở về

với những phẩm chất tốt đẹp đã được trui rèn trong quân đội. Ra tù, Bường mở ngay một quán thịt chó làm kế mưu sinh. Những tưởng Bường đã trở nên lương thiện, nhưng không, thói lưu

manh của Bường vẫn tiếp tục được phát huy. Kể từ khi quán thịt chó của Bường mở cửa, ở

trong làng, nhiều nhà “bị mất trộm chó một cách hết sức thần tình”. Khi lên rừng làm nghề xẻ

gỗ thuê, để trục lợi, Bường không từ bất cứ thủ đoạn nào, kể cả lừa lọc, ức hiếp. Kế sách của Bường là: “Kéo cưa lừa xẻ”, tuyên ngôn sống của Bường là: “Tiền làm được hết”. Càng toan tính, thực dụng, tình người trong trái tim Bường càng trở nên cạn kiệt. Người đọc không khỏi ngạc nhiên khi nghe Bường tính toán việc chặt phần chân đã bị hoại tử của thằng em họ y như

người ta chặt một cái chân gà: “Bác Chỉnh cầm hộ em con dao, đặt vào đây. Em lấy chày táng cho một phát, đứt ngay”. Cũng vì tiền, Bường sẵn sàng dở thói côn đồ, dao búa với người chủ đã thuê mình xẻ gỗ, người đã tạo công ăn việc làm cho chính mình và cả toán thợ xẻ: “Bác không trả tiền như tôi thoả thuận, tôi mời bác xơi nhát dao này. Đùa với ai thì đùa, đừng đùa với Đặng Xuân Bường”. Lối sống thực dụng đã biến Bường thành một kẻ mát hết nhân cách, nhỏ nhen ti tiện và đầy tráo trở.

Cùng với tâm lí vụ lợi ấy, nhân vật Hạnh trong Huyn thoi ph phường để lại dấu ấn

đậm nét trong tâm trí người đọc bởi quá trình tha hoá khủng khiếp của mình. Huyn thoi ph

phường là một trong số ít tác phẩm mà ở đó, Nguyễn Huy Thiệp đi sâu vào miêu tả quá trình tha hoá của nhân vật. Xuất thân từ nghèo túng, mặc dù phải toan tính chi li từng chút cho cuộc sống, thậm chí phải dành giật với miếng cơm manh áo hàng ngày, nhưng Hạnh đã từng nuôi trong lòng khát vọng sau này trở thành “một người xuất chúng”. Hắn từng mong muốn sẽ toàn tâm, toàn ý “làm việc”sáng tạo” nếu cuộc đời này không bắt hắn phải loay hoay, vất vả

kiếm tiền. Người đọc hẳn đã mừng cho Hạnh, bởi hắn đã cho người ta nghĩ rằng: nghèo túng không thể bóp chết những ước mơ, khát vọng đẹp đẽ của con người. Nhưng rồi, cũng chính Hạnh đã khiến người đọc phải bất ngờ thất vọng khi phải chứng kiến những toan tính, những việc làm của y. Từng sống trong cảnh bần hàn túng thiếu, hơn ai hết, Hạnh hiểu được giá trị và tầm quan trọng của đồng tiền. Song, không chỉ vậy, Hạnh còn coi đồng tiền là mục đích sống cao nhất của mình. Lên thành thị, tiếp xúc với môi trường mới, cuộc sống mới, Hạnh nung nấu khát vọng trở thành người giàu có vì theo Hạnh: “Tài năng mà nghèo thì buồn ghê lắm. Nếu đã tài năng thì phải thực giàu”. Một dịp may tình cờ đưa Hạnh làm quen với gia đình bà Thiều, xác định rằng đây là một cơ hội tốt để thoát khỏi sự trói buộc của nghèo túng để vươn tới sự

giàu có, để có thể trở thành “triệu phú”, Hạnh cố tìm mọi cách để lấy lòng các thành viên trong gia đình. Hắn sẵn sàng “xắn tay áo, đưa tay mò dọc theo cái rãnh đầy bùn lõng bõng nước bẩn, thậm chí còn có cả cục phân người”để mò tìm cái nhẫn vàng mà cô con gái bà Thiều đã sơ ý

đánh rơi trong lúc vặt lông gà. Không dừng lại ở đó, để có thể đánh tráo tờ vé số mà hắn tin chắc sẽ trúng giải độc đắc đang nằm trong tay mẹ con bà Thiều, hắn đã không ngần ngại tìm cách ngủ với người đàn bà đáng tuổi mẹ mình … Sức mạnh của đồng tiền đã làm Hạnh loá mắt, hắn sẵn sàng bán rẻ danh dự, nhân phẩm của chính mình.

Tâm lí bất chấp tất cả để đạt được mục đích của mình ở Hạnh, khiến người đọc nhớ đến lão Thiến (Anh lính Tony D – Lê Minh Khuê). Sự tha hoá ở nhân vật này được bộc lộ một cách ti tiện, trần trụi. Với suy nghĩ:“Thành thị vẫn hơn nhà quê”, lão sẵn sàng bán căn nhà thoáng mát, rộng rãi ở quê, dắt vàng đầy người mon men đặt chân vào chốn thị thành. Hắn sống “giả

nghèo giả khổ”, “chui rúc trong cái hốc chưa đầy mười tám mét vuông”, lúc nào cũng nồng nặc “mùi nhà xí”, “mùi chuột chết” mà vẫn thấy “thỏa thuê sung sướng”. Lão chén một bữa

“tám bát cơm gạo mốc”ăn cùng với thứ “mắm muối đầu gà, ruột cá nhặt nhạnh ở chợ chiều”. Món ăn làm cả xóm phải “nín thở” vì nó quá “nặng mùi”, song với lão - nó vẫn rất “hợp khẩu vị” bởi nó rẻ tiền. Suốt ngày lão chỉ chăm chăm xem ai có gì hở ra là hắn “thó”, từ “cái quần lót đàn bà” đến “cái bô trẻ con”, để rồi gom tất cả lại, thỉnh thoảng vận chuyển về quê đổi cho người làng lấy “nắm khoai sọ, nắm đỗ”. Đầu óc thực dụng luôn đặt lợi ích vật chất lên đầu, luôn quy mọi thứ thành tiền đã biến lão Thiến thành một con vật – người bẩn thỉu.

Một nguyên nhân nữa dẫn con người đến tình trạng tha hoá là do con người không kìm chế được cái dục vọng mang tính chất bản năng của mình. Trong Ti ác và trng pht, người

đọc không khỏi bàng hoàng trước việc người cha thú tính đã cưỡng hiếp chính đứa con gái ruột của mình khi chỉ có hai người đi với nhau trên một đoạn đường vắng. Bường trong Nhng người th x , một kẻ “đểu cáng và độc ác” cũng tìm mọi cách cưỡng hiếp, chiếm đoạt Quy - cô con gái mười bảy tuổi của ông Thuyết – phó giám đốc nông trường. Một bác sĩ trẻ “được ăn học tử tế” nhưng vì không kìm chế nổi dục vọng đã chiếm đoạt “một cách tàn bạo và điên cuồng” một cô gái ở bản Hoan trong đêm trăng rồi ngay sau đó tìm cách “quất ngựa truy phong” rũ bỏ trách nhiệm trong truyện ngắn Th cm. Sự tha hoá do nguyên nhân này không chỉ tồn tại ở bản thân mỗi cá nhân con người mà con lan rộng trong phạm vi gia đình: Lão Kiền

(Không có vua), một lão già bỉ ổi, do không chế ngự nổi bản năng, đã bắc ghế rình trộm con dâu tắm. Đoài – con trai lão cũng luôn tìm mọi cách phờ phỉnh, chiếm đoạt chị dâu của mình. Không chỉ dừng lại ở đó, sự tha hoá do con người không kiềm chế được bản năng, thú tính còn kéo dài từ đời này sang đời khác trong cả một dòng họ. Nhân vật Chiểu trong Git máu là một kẻ ăn chơi vô độ, ỷ thế lộng hành. Muộn con, hắn đi chùa cầu tự nhưng rồi lại nghe lời xúi bẩy

chiếm đoạt cả ni cô Huệ Liên, biến ni cô thành vợ ba của mình. Phong, con trai của Chiểu cũng là một kẻ phong tình không kém. Hắn sẵn sàng bỏ tiền mua đứt sự trinh trắng của một đứa con gái mới 15 tuổi đầu mà không chút băn khoăn, day dứt. Không những vậy, hắn còn dùng mưu mô chước quỷ đểđẩy ông Tân Dân - bạn làm ăn vào tù để ở ngoài hắn mặc sức chiếm đoạt vợ

của người ta. Năm mươi tuổi nhưng Phong vẫn “say hoa đắm nguyệt”, tìm cách cưỡng ép, doạ

nạt, buộc cô Chiêm phải về làm vợ bé bằng những lời lẽ bỉ ổi: “Thân lừa ưa nặng, ông cho hỏi han tử tế không xong thì cả họ mày khốn nạn.

Ngoài ra, con người tha hoá cũng còn vì họ mông muội, u tối từ trong nhận thức, trong vô thức. Lão thợ săn trong Con thú ln nht là kẻ gieo rắc cái chết, gây kinh hoàng khiếp đảm cho chim muông, thú rừng, thậm chí dân bản cũng sợ hãi mà tránh xa hắn. Với đôi mắt “đục và sâu hoắm, phảng phất những tia lân tinh lạnh lẽo” hắn cứ vô cảm hết ngày này sang tháng khác huỷ diệt sự sống, huỷ diệt vẻđẹp của thiên nhiên. Chính hắn đã lạnh lùng giương súng bắn

Một phần của tài liệu Đặc trưng truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)