Những giấc mơ

Một phần của tài liệu Đặc trưng truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (Trang 99 - 101)

Chương 3: ĐẶC TRƯNG THỦ PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP

3.4.2. Những giấc mơ

Giấc mơ vốn là một hoạt động tâm thần không phụ thuộc vào lí trí, diễn ra trong giấc ngủ. Freud và các nhà nghiên cứu phân tâm học khác cho rằng giấc mơ vừa là “người gác giấc ngủ” vừa “thực hiện một ham muốn” thường bị kìm nén bởi một cá nhân có ý thức. Trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, giấc mơ thường phản ánh những khát vọng, những ham muốn mà con người không hoặc chưa đạt được trong cuộc đời thực. Cậu bé Đăng (Tâm hn m), vì mất mẹ nên nỗi thiếu vắng ấy trở thành nỗi ám ảnh triền miên, dai dẳng. Lúc nào cậu bé cũng

khao khát tình mẹ, kiếm tìm những biểu hiện của tâm hồn mẹ. Chính vì vậy, những hành động, cử chỉ và tình cảm trong sáng của Thu đã làm Đăng ấm lòng. Đăng đã mơ thấy “Thu với nó

đứng ở trên cao… gió lồng lộng, Thu cười nắc nẻ, hàm răng trắng bóng. Thu bảo: “Này Đăng, tao sẽ đi trên khoảng không bằng đôi chân này…”. Nói xong, Thu đi thật. Nó bước vào khoảng trống không, hai tay bơi rẽ không khí. Đăng áp người vào hàng lan can, cảm giác cô đơn côi cút làm nó ớn lạnh. Nó gọi Thu: “Đợi với! Đợi tao đi với! Hãy bảo tao đi như thế với. Hãy bảo tao như thế với!...”. Hạnh (Huyn thoi ph phường) là một kẻ thực dụng, y đang muốn có thật nhiều tiền để phất lên, để được hoà mình vào giới thượng lưu chốn thị thành. Nỗi ám ảnh

đó theo y cả trong giấc ngủ, y đã mơ thấy pho tượng đồng đen cao lớn “đứng lên đi lại, bật cười ha hả. Pho tượng đặt thanh kiếm dài xuống ghế, bàn tay có những móng dài xoè trước mặt y những xấp tiền mới. Hạnh nghe rõ âm thanh loạt xoạt của những tờ giấy bạc”. Giấc mơ ấy chính là một cách phản ánh khát vọng và những mưu đồ xấu xa trong lòng y. Ngọc (Nhng người th x) mang khát vọng tìm kiếm một cuộc sống thanh cao trong những xô bồ, bon chen của cuộc sống đời thường đã mơ thấy “những thiên sứ chạy ra đón chúng tôi, áo xanh, áo đỏ

tung bay phấp phới.”. Đau đáu với mối tình cũ không thành và khát khao có được một người tri âm tri kỉ trong tình yêu khiến đêm đêm những giấc mơ lại ùa về an ủi: “Những người thân thiết của tôi đứng hai bên đường. Tôi rất ngạc nhiên khi thấy nàng, cô gái tôi đã từng yêu trước kia,. Nàng chạy về phía tôi, hai tay giang ra chào đón. Gục đầu vào ngực tôi, nàng khóc…”. Giấc mơ khi ngủ có khi lại là sự in dấu của những suy nghĩ và toan tính và thực trạng đời sống của con người lúc thức. Khảm (Không có vua) mơ thấy mình “đi giết lợn, giết mãi không chết, con lợn cứ nhăn răng ra cười, thế là bị đuổi đi dọn một bể cứt. Bể cứt xây xi măng, kích thước 10 x 6 x 1,5mét, dung tích 90 khối. Mưa bão đến, bể cứt trôi phăng phăng, em ngập trong ấy, cứt vào mồm, cả lỗ tai…”. Sự uế tạp trong giấc mơ quái đản mà Khảm ngập mình vào đó phải chăng đã phản ảnh đời sống của Khảm trong hiện tại, khi mà anh ta đang ngập ngụa trong một môi trường sống mà hầu như mọi nền tảng đạo lí, mọi giá trị đích thực của cuộc sống đều đã bị

huỷ hoại?. Giấc mơ trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp có khi còn là điềm dự báo cho những việc sắp xảy ra trong tương lai. Trong Git máu, Thiều Hoa mơ thấy “Lão Tân Dân về gọi thằng Hạnh. Lúc ấy nửa đêm, thấy lão Tân Dân đưa cho thằng Hạnh một thùng sắt tây qua phía hàng rào”. Một ngày sau đó lão Tân Dân về thật, cùng với thằng Hạnh đổ xăng thiêu trụi căn nhà. Đêm trước, Phong mơ thấy “mình lạc vào địa ngục. Một cái vạc lửa to cháy bùng bùng, những con quỷ dạ xoa, mặt đen, tóc dài đang chụm củi đun. Trong vạc, những người bị

xiềng xích đang rên la thảm thiết…”. Thì đêm sau nhà Phong bị đốt cháy, khiến “Phong bị

phỏng sau lưng, phải nằm chữa bệnh rất khổ sở”.

Việc sử dụng yếu tố kì ảo và những giấc mơ đã giúp nhà văn thâm nhập được vào những vùng bí ẩn của đời sống nội tâm con người. Sự có mặt của những yếu tố này làm cho tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp càng thêm độc đáo, hấp dẫn.

Một phần của tài liệu Đặc trưng truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)