Nghệ thuật kết cấu tác phẩm

Một phần của tài liệu Đặc trưng truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (Trang 81 - 82)

Chương 3: ĐẶC TRƯNG THỦ PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP

3.2.Nghệ thuật kết cấu tác phẩm

“Nhiệm vụ của nhà văn là nhào nặn vốn sống để xây dựng thành những sinh mệnh nghệ

thuật – tái hiện những bức tranh đời sống giàu tính khái quát, nghĩa là phải tổ chức lại chất liệu sống, bỏ bớt đi những cái thừa, phát triển thêm cái chưa có, nối liền cái xa nhau, tạo thành một chỉnh thể mang giá trị nghệ thuật” [64, tr 295]. Vì vậy, trước khi bắt đầu sáng tác, bao giờ

nhà văn cũng quan tâm đến việc làm thế nào để tác phẩm trở nên hấp dẫn, ấn tượng, với người

đọc, đồng thời còn phải chuyển tải được tối đa ý đồ nghệ thuật của mình. Để làm được điều đó, bên cạnh việc chọn đề tài, thể loại, nhân vật …việc lựa chọn một hình thức kết cấu cho tác phẩm như là một thao tác tất yếu đồng thời nảy sinh. Kết cấu tác phẩm tác phẩm là “toàn bộ tổ

chức tác phẩm phục tùng đặc trưng nghệ thuật và nhiệm vụ nghệ thuật cụ thể mà nhà văn tự đặt ra cho mình”, nó không bao giờ tách rời nội dung cuộc sống và tư tưởng trong tác phẩm. Ở

mỗi thời kì, mỗi thể loại, mỗi cá nhân nhà văn, cách thức tổ chức tác phẩm có những đặc thù khác nhau. Vì vậy, có thể nói, ở mỗi nhà văn, chúng ta có thể tìm thấy những nét tiêu biểu của phong cách nghệ thuật qua nhiều thủ pháp nghệ thuật trong đó có nghệ thuật kết cấu tác phẩm. Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn thu hút được đông đảo dư luận những năm sau đổi mới, điều này có nhiều nguyên do, song trong đó, cách thức tổ chức kết cấu tác phẩm cũng là một nhân tố

quan trọng. Nhận xét về điều này, có ý kiến cho rằng: Trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

“dường như còn rất ít bóng dáng chặt chẽ, khuôn mẫu của truyện ngắn cổ điển…nó có kết cấu tiểu thuyết, nó lỏng lẻo như chính cái lỏng lẻo của cuộc sống” [42, tr. 137]. Tuy nhiên, nói như

vậy cũng không có nghĩa là Nguyễn Huy Thiệp hoàn toàn chối bỏ kiểu kết cấu truyền thống, ngược lại, ông đã có ý thức kế thừa một cách tích cực một số đặc điểm trong kiểu kết cấu này

để tạo ra một kiểu kết cấu riêng, độc đáo.

Một phần của tài liệu Đặc trưng truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (Trang 81 - 82)