Người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

Một phần của tài liệu Đặc trưng truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (Trang 73 - 74)

Chương 3: ĐẶC TRƯNG THỦ PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP

3.1. Người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

Người kể chuyện cũng là một phương diện quan trọng trong tác phẩm văn xuôi, đặc biệt là truyện ngắn. Người kể chuyện chính là cây cầu nối dẫn dắt người đọc đến với tác phẩm, vì vậy giữa người kể chuyện với người đọc bao giờ cũng có những mối quan hệ nhất định.

Trong văn học trước đây, chúng ta thường thấy giữa người kể chuyện và người đọc có

mối quan hệ một chiều. Trong quan hệ này, người kể có nhiệm vụ dẫn dắt người đọc.

Vì dẫn dắt, người kể chuyện luôn tỏ ra từng trải, sáng suốt hơn người đọc. Đứng ở vị trí cao hơn, người kể làm công việc dạy dỗ, bảo ban người đọc. Lời của người kể thường toát lên sự tự tin của người đang ban phát chân lí, người đọc phải chấp nhận đó là lời duy nhất, là lời cuối cùng, không thể bàn cãi gì thêm. Chẳng hạn, ở cuối các câu chuyện cổ tích, những người kể chuyện dân gian thường đem đến cho người đọc những đúc rút chân lí: “ở hiền gặp lành, gieo gió gặt bão”, “tham thì thâm”… Dù nhạt hơn, nhưng những lời bảo ban như vậy vẫn xuất hiện trong khá nhiều truyện ngắn giai đoạn 1945 – 1975.

Trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, người kể chuyện có vị trí ngang bằng với độc giả, cả hai bình đẳng với nhau cả về sự hiểu biết, độ từng trải. Quan hệ giữa người kể chuyện và người đọc là quan hệ hai chiều, tương tác. Người kể chuyện không coi nhiệm vụ chính là dạy dỗ, bảo ban người đọc, anh ta chỉ thay người đọc chọn lấy một trong nhiều cách có thể đưa ra

ngược với người kể chuyện là điều đã được tác giả tiên liệu từ trước. Người kể chuyện chỉ là người gợi mở để người đọc tham gia vào cuộc đối thoại, vì vậy người đọc có thể nói lên tiếng nói của mình, dù đó là tiếng nói đồng tình hay phản đối.

Nếu trong quan hệ một chiều giữa người kể chuyện và độc giả của truyện ngắn truyền thống, người kể chuyện luôn phải tạo ra được một thứ lực hấp dẫn lôi cuốn người đọc theo sự

khám phá, và cách đánh giá của mình để cuối cùng họ bị thuyết phục, đi tới một sự nhất trí hoàn toàn với mình thì ở kiểu quan hệ hai chiều trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, người kể chuyện luôn gợi mở ra những vấn đề trong cuộc sống, đòi hỏi người đọc, bằng tất cả hiểu biết, kinh nghiệm, sự từng trải của mình đưa ra một cách đánh giá riêng, một cách giải quyết riêng đối với những vấn đề đó. Cũng chính kiểu quan hệ này dẫn đến những thay đổi quan trọng trong điểm nhìn trần thuật, trong giọng điệu của người kể chuyện và cả trong sự xác tín của lời người kể chuyện … tất cả những điểm khác biết này tạo ra một hình ảnh người kể

chuyện độc đáo, mới mẻ, khác lạ trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.

Một phần của tài liệu Đặc trưng truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)