Tài thành thị và cảm hứng phê phán

Một phần của tài liệu Đặc trưng truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (Trang 32 - 37)

Thành thị là nơi Nguyễn Huy Thiệp từng sống thời trai trẻ, cũng là nơi ông trở về sau hơn mười năm gắn bó với đại ngàn. Mười năm là khoảng thời gian không thật dài so với cuộc

đời mỗi người, song mười năm xa cuộc sống thị thành trong “buổi giao thời”, nay trở về

Nguyễn Huy Thiệp nhận thấy biết bao đổi thay.

Cuộc sống của con người trong những năm đầu của thời kì đổi mới cùng với những trạng thái nhân sinh phức tạp hiện lên trong mỗi trang viết của Nguyễn Huy Thiệp khiến người đọc cảm thấy ngỡ ngàng, thậm chí choáng váng, hồ nghi. Nguyễn Huy Thiệp có nhiều tác phẩm viết về đề tài này, song tiêu biểu hơn cả có thể kể đến Tướng v hưu, Không có vua, Huyn thoi ph phường

Từng nói: “Văn chương phải bất chấp hết. Ngập trong bùn, sục tung lên, thoát thành bướm và hoa, đấy là chí thánh”, Nguyễn Huy Thiệp đã làm như thế. Nhà văn đã đi tìm, tìm trong những cái nhếch nhác, nham nhở, đồi bại, xấu xa, hèn kém, đốn mạt … tựu trung lại là tìm trong “bùn” để có thể giúp người đọc hiểu thấu bản chất phức tạp của cuộc sống.

Đến với những tác phẩm viết về đề tài thành thị, người đọc dễ dàng nhận ra nhận ra thứ

bùn sền sệt, và đặc quánh mà nhà văn đã không ngần ngại “ngập” mình trong đó để rồi “sục tung lên” phơi bày trước mắt mọi người những thực trạng nhức nhối. Nhân vật trong mảng đề

tài này của Nguyễn Huy Thiệp hết sức đa dạng, và sự đa dạng ấy tồn tại ngay trong bản thân từng tác phẩm. Từ: tướng lĩnh, kĩ sư, bác sĩ, người làm thuê, cô gái lỡ làng, thằng tù … (Tướng v hưu), đến: chuyên viên bộ, sinh viên, thợ sửa xe đạp, thợ cắt tóc, tên đồ tể hay người phụ nữ

nội trợ quẩn quanh nơi xó bếp (Không có vua), và đây nữa: chuyên viên của một vụ, nhân viên xưởng phim truyện, cô học sinh trượt đại học, bà chủ tiệm vàng (Huyn thoi ph phường)

với rất nhiều mối quan hệ phức tạp: cha - con, mẹ - con, anh - em, ông - cháu, họ hàng, thông gia, nhân tình nhân ngãi … Trong những truyện ngắn dựng lại được “sơ đồ của tiểu thuyết”ấy, với sự tỉnh lược hầu như tuyệt đối những câu, những đoạn văn miêu tả ngoại cảnh, thiên nhiên… con người hiện lên chân thật, sống động thậm chí còn có phần thật hơn ở ngoài đời.

Nếu trước đây, trong các tác phẩm của giai đoạn văn học trước đó chúng ta bắt gặp những mối quan hệ gia đình hết sức đặc biệt trong các sáng tác của Nguyên Ngọc, Nguyễn Thi, Anh Đức … Các thành viên trong gia đình gắn kết với nhau chặt chẽ, sẵn sàng hi sinh cho nhau

để cùng hi sinh cho đất nước. Người đọc từng cảm thấy khâm phục pha lẫn hãnh diện tự hào trước sự đồng cam cộng khổ của những cặp vợ chồng cùng tham gia kháng chiến “Tôi chia lửa cho đồng chí chồng rút đó nghen” (Người m cm súng - Nguyễn Thi) … Thì trong xã hội thị

thành, khi cơ chế bao cấp đã bị thay thế bằng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ

nghĩa, mối quan hệ gia đình cùng với những cách ứng xử của các thành viên với nhau lại là dấu hiệu rõ rệt của sự xuống cấp trong đạo đức. Cả trong Tướng v hưu, Không có vua hay Huyn thoi ph phường, người đọc đều có thể nhận thấy những mối quan hệ gia đình lỏng lẻo. Các nhân vật không có sự gắn kết cần thiết để tạo thành một tế bào vững chắc cho xã hội. Vợ với chồng sống cảnh “đồng sàng dị mộng” bên nhau như Thuần và Thuỷ trong Tướng v hưu.

Mặc dù tự nhận “quan hệ tình cảm của vợ chồng tôi êm thấm” song đó chỉ là vẻ bề ngoài, thực chất giữa họ không thể có nổi một tiếng nói chung. Thuần chỉ biết “vùi đầu vào công trình nghiên cứu điện phân”, với bản tính “cổ hủ, đầy bất trắc và thô vụng”, anh như đứng bên ngoài tất cả mọi sự kiện xảy ra trong gia đình mình. Mọi công việc lớn nhỏ trong nhà đều do một tay Thuỷ lo liệu, đều do một mình cô ấy quyết hết. Từ chuyện chi tiêu nhỏ nhặt hàng ngày trong gia đình đến cả những sự kiện trọng đại như ma chay, hiếu hỉ. Lúc vợ chồng lục đục, giận vợ, Thuần chỉ biết “dắt xe máy ra đường, phóng lang thang khắp phố cho kì hết xăng” … Cũng có khi mối quan hệ vợ chồng xây dựng trên quyền hành, bạo lực và sự chịu đựng mỏi mòn như

Sinh và Cấn (Không có vua). Họ lấy nhau vì đã từng có tình yêu nhưng cuộc sống vợ chồng trong cái đại gia đình hổ lốn đã làm cho tình yêu phai nhạt. Cấn sẵn sàng tát vợ đến “nảy đom

đóm mắt” và sẽ còn tiếp tục đánh vợ không tiếc tay nếu không có sự can ngăn kịp thời của người em trai. Sinh thì chấp nhận hiện thực phũ phàng ấy với bản tính nhịn nhục của người phụ

nữ …

Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong đời sống của các gia đình ở thị thành cũng có thật nhiều điều đáng nói. Một ông Tướng cả đời chinh chiến ngoài trận mạc, những năm tháng

cuối đời trở về sống với gia đình lại không thể tìm được tình cảm yêu thương, gần gũi từ đứa con trai độc nhất của mình. Đứa con mà ông đã cố gắng tạo dựng cho nó tất cả - từ nhà cửa đến nghề nghiệp, tương lai. Sống trong ngôi nhà của mình, với con cháu của mình, ông phải cay

đắng thốt lên “Sao tôi cứ như kẻ lạc loài”. Trước đứa con dâu thực dụng, toan tính cùng những hành động mất cả tính người của nó, ông cũng chỉ còn biết khóc và nếu có quyết liệt hơn đó cũng chỉ là hành động“cầm phích đá ném vào đàn chó bécgiê”. Khi con dâu hú hí với nhân tình ngay trong nhà, thằng con trai thì bạc nhược bưng tai, che mắt, ông cũng chỉ còn biết “lắc đầu, bỏ đi lên gác”… Không chỉ như vậy, quan hệ cha con trong gia đình lão Kiền (Không có vua)

mới thật là khủng khiếp. Cha - con không ai coi ai ra gì, tất cả đều “cá mè một lứa”. Cha luôn mắng mỏ, dè bỉu con bằng những lời lẽ độc địa, ráo hoảnh tình thương yêu. Với Đoài, lão Kiền bảo: “Mày ấy à? Công chức gì mặt mày? Lười như hủi. Chữ tác chữ tộ không biết , chỉ giỏi đục khoét”. Với Khảm, lão mắng: “Đồ ruồi nhặng! Học với hành! Người ta dạy dỗ mày cũng phí cơm toi”, với Cấn lão buông ra lời khen nhưng lại còn đau quá chửi “Cái nghề cạo đầu ngoáy tai của mày, nhục thì nhục nhưng hái ra tiền”. Vợ mất sớm, lão không tái giá để dốc sức lo cho con cái nhưng rồi cũng chính lão, một hôm thấy con dâu tắm, không kìm chế được mình, lão bèn bắc ghế nhìn trộm. Đáp lại một cách tương xứng, khi bố ốm nặng, con cái họp gia đình để

cùng biểu quyết : “ai đồng ý bố chết giơ tay”. Và khi bố chết thì họ mừng rỡ thốt lên: “thật may quá. Bây giờ tôi đi mua quan tài”… Quan hệ giữa hai mẹ con bà Thiều trong Huyn thoi ph phường cũng rất “đặc biệt”. Sẵn sàng bỏ ra cả đống tiền tổ chức sinh nhật cho con gái nhằm khoe khoang với mọi người về sự giàu sang cũng như sự cưng chiều với con cái, nhưng vì chiếc nhẫn vàng một chỉ mà bà sẵn sàng “tát một cái bất ngờ làm cô con gái ngã lạng” ngay trước mặt rất nhiều bạn bè, khách khứa…

Mối quan hệ anh em trong các gia đình ở thành thị cũng được Nguyễn Huy Thiệp mổ xẻ. Không thấm nhuần tư tưởng đạo lí “chị ngã em nâng”, “anh em như thể tay chân” của ông bà ta xưa, những kẻ cùng huyết thống trong xã hội thị thành đối xử với nhau cũng hết sức kì cục. Anh em cắt tóc cho nhau cũng thanh toán tiền sòng phẳng như người dưng, làm mai làm mối cho nhau cũng phải ghi giấy biên nhận trả công cẩn thận. Em chồng suốt ngày nhăm nhe tán tỉnh chị dâu Chứng kiến những cảnh tượng, những mối quan hệ như thế, người đọc không chỉ tức giận mà còn thấy đau đớn. Đau đớn vì sự băng hoại đạo đức, nhân cách trong những gia

Đọc xong mỗi câu truyện, trong lòng bạn đọc hẳn còn lại nỗi day dứt, trăn trở khôn nguôi về con người, về nhân tình thế thái. Ngòi bút của nhà văn bật lên những trang viết như cào cứa vào trái tim người đọc khiến nó rỉ máu. Thông qua những tác phẩm trên, Nguyễn Huy Thiệp đã phản ánh mặt trái của xã hội hiện đại khi bước vào thời kì đổi mới, khi con người ta được trở về

với trạng thái bình thường nhất của cuộc sống. Và ở đấy, ông đã nhìn thấy, đã phơi bày trước mắt chúng ta một cách rất cụ thể, rõ ràng, hiện thực về một xã hội mất ổn định, đang bị tha hoá trong đạo đức, nhân phẩm con người. Một xã hội mà con người đối xử với nhau bằng những toan tính thực dụng. Những giá trị tình cảm tốt đẹp đều được cân đo đong đếm bằng vật chất, bị

vật chất chi phối, quyết định. Trong điều kiện sống như vậy, con người rất khó giữ được lương tâm, nhân phẩm. Những vấn đề, những hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp đề cập tới trong các tác phẩm của mình hoàn toàn không phải là cá biệt. Chỉ cần chịu khó để ý một chút ta sẽ thấy nó xuất hiện nhan nhản trong cuộc sống thành thị hiện nay.

Có thể nói, khi viết về thành thị, trong Nguyễn Huy Thiệp chừng như cồn nên một nỗi

đắng cay. Ông như muốn lột trần, lộn trái mọi sự. Ngòi bút của ông trở nên cay nghiệt, lạnh lùng: cảm hứng phê phán tuôn trào từ đấy.

Tướng v hưu mở đầu cho cảm hứng này. Chọn cách kể dửng dưng, nhát gừng về bi kịch một anh hùng (tướng Thuấn), nhưng tác giả lại đặt lời kể ấy vào miệng nhân vật người con, với cách làm này Nguyễn Huy Thiệp đã gây sốc cho mọi người. Gần như cả cuộc đời gắn liền với súng đạn, trận mạc, thiếu tướng Thuấn lại trở nên “lạc loài” giữa cuộc sống đời thường, cuối cùng ông đã phải tìm đến với cái chết. Không chỉ vậy, truyện còn đề cập đến sự

tha hóa của con người trước lối sống thực dụng, dưới sức mạnh ghê gớm của đồng tiền. Để trục lợi, Thủy không từ cả việc xay thai nhi làm thức ăn cho chó béc giê, lạnh lùng tính toán sòng phẳng cả với những người thân của mình. Lối sống thực dụng, quá đề cao đồng tiền còn tác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

động đến rất nhiều người khác. Từ lão Bổng cộc cằn đến thằng con trai vũ phu cùng đám bạn làm chung trong hợp tác xã xe bò. Bài hát “Ừ ê cái con gà quay. Ta đi lang tang khắp miền giang hồ. Tìm nơi nào có tiền. Tiền ơi mau vào túi ta. Ừ … ê cái con gà rù” vang lên trong đám cưới thằng Tuân chính là tiêu chí sống cả rất nhiều con người, là mục đích kiếm tìm của rất nhiều người.

Nếu Tướng v hưu là cái trí thức nề nếp phi nhân thì Không có vua lại là cái bình dân nhếch nhác, vô văn hóa. Cả hai truyện ngắn này đều được nhà văn viết cùng bút pháp. Cũng cách kể nhát gừng, cũng giọng văn tưng tửng ấy, Nguyễn Huy Thiệp khắc họa một gia đình thị

dân nghèo. Cảm hứng phê phán tràn ngập truyện. Người đọc cảm thấy ngộp thở vì cái không khí chung đụng, cảm thấy buồn nôn vì cái trâng tráo của con người. Nhưng nếu trong Tướng v

hưu đối tượng bị phê phán là phụ nữ (Thủy), thì trong Không có vua, ngược lại, đối tượng phê phán của tác giả chủ yếu là đàn ông. Bảy thành viên trong gia đình là bảy số phận khác nhau. Một người cha đã từng trải qua cảnh sống “gà trống nuôi con”, bị cuộc sống khốn khó làm cho trở nên cau có, nghiệt ngã. Cô con dâu lạc vào một gia đình không tôn ti trật tự đã phải chịu

đựng biết bao điều cay đắng, xót xa. Một kẻ chuyên ăn cắp lòng và thịt lợn từ lò mổ trở thành

“tâm phúc” của cả nhà. Một chàng sinh viên nghèo tay trắng thì bị coi như là “đồ ruồi nhặng”. Một quan chức của ngành giáo dục cuối cùng lại trở thành kẻ “chỉ giỏi đục khoét”, đánh mất hết cả nhân tính khi luôn tìm mọi cách gạ gẫm, tán tỉnh, chiếm đoạt chị dâu.

Trong Huyn thoi ph phường, nhà văn đi vào thể hiện số phận đầy bi kịch của một trí thức trẻ. Mặc dù ba mươi tuổi “đã khẳng định được tài năng”, song, chàng trai trẻ này lại không cưỡng nổi trước sức cám dỗ của đồng tiền. Đồng tiền đã biến Hạnh trở thành con người nhỏ nhen, ti tiện. Với hàng loạt những mưu mô và thủ đoạn bỉổi để chiếm đoạt tờ vé số của mẹ

con bà Thiều, kết cục cuối cùng của Hạnh là chuyển từ một chỗ ở “chỉ kê vừa cái giường một”

đến “viện tâm thần”. Phải chăng, đây chính là một lời cảnh tỉnh mạnh mẽ cho những kẻ coi

đồng tiền là mục đích sống cao nhất của mình. Hạnh chỉ là một điển hình tiêu biểu cho lối sống thực dụng đang nhan nhản chốn thị thành.

Nhận xét về mảng truyện ngắn được viết ra từ cảm hứng phê phán, Trần Duy Thanh viết:

“ngòi bút lạnh lùng của Nguyễn Huy Thiệp cứ thản nhiên phơi ra trên mặt giấy bao nhiêu điều xấu xa, nhơ nhuốc, bỉ ổi của người đời. Anh không chỉ “lật áo” của nhân vật mà thật sự đã lôi tuột những thứ che đậy để nói ra những điều vừa đau đớn, vừa chua xót nhưng thương lắm … Nguyễn Huy Thiệp dường như vẫn thiên về miêu tả những cảnh đời nhiều cay đắng, khốn cùng, bệ rạc về tiền nong vì mong muốn trục lợi bằng một cái nhìn thông minh và sắc lạnh” [42, tr. 88]. Với trách nhiệm của một người cầm bút, Nguyễn Huy Thiệp không ngần ngại “lật áo” cho người “xem lưng”, không những vậy, ông còn làm điều đó với một vẻ bề ngoài lạnh lùng, khinh bạc. Trước cách làm ấy, nhiều độc giả cho Nguyễn Huy Thiệp là người “nhẫn tâm”, hay thiếu mất cái tâm trong sáng của người cầm bút. Song nếu để ý nghiền ngẫm, ta sẽ thấy, đằng sau tất cả những gì ông viết, sự xót đau luôn dâng ngập lòng ông. Vì vậy, dù động chạm đến những tiêu cực đang từng ngày, từng giờ hiện hữu trong xã hội, ông vẫn không làm ta tuyệt vọng, nhất là không làm ta tuyệt vọng về con người. Ngay cả khi phanh phui những cái ác, cái xấu tồn tại

trong bản chất con người ông vẫn tìm ra những điều thật nhân bản. Các nhân vật mà ông xây dựng vì vậy không chỉ là những điển hình một chiều, đen – trắng rõ ràng, minh bạch. Tính cách của họ thường bao hàm những thái cực đối lập. Người đọc sẽ thấy một ông Tướng về hưu, bất lực, cô đơn trước thực tại nhưng vẫn giữ nhân cách trong sáng. Lão Bổng tuy lỗ mãng, coi tiền hơn tất cả nhưng vẫn sung sướng đến bật khóc hu hu khi được gọi “là người”. Cô Thủy lạnh lùng đến tàn nhẫn kia nhưng cũng là người biết điều, biết người. Cô cũng đã từng có lúc òa khóc thú tội với chồng: “Em thật có lỗi với anh, với con”. Đoài (Không có vua) dù ti tiện và

đểu cáng nhưng cũng còn là kẻ biết nghĩ đến bổn phận, trách nhiệm: “ Ngày kia giỗ mẹ. Anh Cấn bảo chú Khiêm mai kiếm cho được cân thịt ngon ngon. Em đưa chị Sinh một trăm rồi đấy” . Và Sinh, người phụ nữ nhịn nhục, chịu đựng tột cùng trong một gia đình đã mất hết tôn ti trật tự vẫn luôn vươn lên để sống tốt hơn, để có thể đem tình yêu thương của mình cảm hoá mọi người – đó phải chăng cũng chính là mong muốn cháy bỏng của chính tác giả Nguyễn Huy Thiệp?

Tiếp xúc với nhiều truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, hẳn trong lòng người đọc sẽ bật ra những câu hỏi: Con người là gì? Bản chất của con người ra sao? Đáng tin cậy hay thất vọng về

Một phần của tài liệu Đặc trưng truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (Trang 32 - 37)