Thời gian tuyến tính và thời gian tuần hoàn

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong kịch Shakuntala của Kalidasa (Trang 64 - 71)

SHAKUNTALA

3.2.2. Thời gian tuyến tính và thời gian tuần hoàn

Trong Andromaque, thời gian vận động liên tục, sự kiện này thúc đẩy sự kiện khác, đòi hỏi phải được giải quyết nhanh chóng. Oreste xuất hiện, Pyrrhus càng có cớ để thúc dục Andromaque, buộc Andromaque phải chọn lựa một trong hai con đường, hoặc là nàng đồng ý lấy Pyrrhus để cứu con, điều này đi ngược lại với tình yêu mà nàng tôn thờ, còn nếu nàng không đồng ý thì con nàng sẽ chết. Andromaque chọn lựa cái chết cho mình để có thể giữ trọn vẹn mọi thứ nhưng lại vờ đồng ý lấy Pyrrhus. Đám cưới diễn ra, Pyrrhus bị giết, Hermione tự sát, Oreste hóa điên…tất cả vận động theo một quy luật tất yếu. Dục vọng, tội lỗi không thể tồn tại vững bền mà phải nhường chỗ cho cái vĩnh hằng đó là tình yêu và lòng thủy chung, khát vọng thánh thiện của con người.

Thời gian trong kịch Andromaque là thời gian tuyến tính, vận động về phía trước, không thểđảo ngược. Ngược lại, thời gian trong kịch Noh Nhật Bản là thời gian hồi cố. Vở kịch bắt đầu khi mọi việc đã kết thúc, nhưng cái chết của nhân vật vẫn chưa phải là dấu chấm hết cho một sinh linh còn vương vấn nhiều với cuộc đời. Vì thế, nhân vật sẽ xuất hiện trở lại với vóc dáng ban đầu của mình, nhờ những lời cầu nguyện của nhà sư hay của nhân vật khác, hồn ma sẽđược giải thoát khỏi vòng tục lụy, thanh thản biến mất.

Trong Shakuntala, thời gian trôi đi cũng là sự vận động từ sự kiện này đến sự kiện khác. Thế nhưng các sự kiện không dồn nén, tấp nập, đòi hỏi phải được giải quyết mà thời gian nhưđược kéo dài ra vô tận. Không chỉ là thời gian trong một kiếp sống mà là sự kéo dài của các kiếp sống nhưng điều quan trọng là thời gian lại quay về như thời điểm ban đầu. Mọi thắc mắc oán hờn đều được hòa giải và tình yêu lại tươi mới như thuở ban đầu.

Thời gian tuần hoàn không phải là thời gian lặp lại mà là thời gian của sự vận động. Trong dòng chảy mênh mông của cõi vĩnh hằng, không có gì là biến mất mà luôn luôn trôi chảy từ trạng thái này sang trạng thái khác. Sau một chu kì lại trở về với điểm ban đầu nhưng không phải trở về với cái khởi

nguyên mà là bắt đầu lại với một trạng thái mới mẻ hơn, thâm trầm hơn, tươi mới hơn. Cũng như qua những ngày đông giá, trời sẽ lại vào xuân nhưng không phải mùa xuân nào cũng giống nhau.

Định mệnh dẫn dắt cho Dushyanta gặp Shakuntala. Họ yêu nhau và nhanh chóng kết hôn. Trải qua bao sóng gió, qua những thử thách của số phận, qua bao tầng không gian và thời gian khác nhau, bất kể là bao xa, bất kể là bao lâu, ở kiếp sống này hay kiếp sống khác họ cũng chờ đợi đến ngày gặp lại. Và tình yêu lại tươi mới như thuở ban đầu.

Nếu xét ở chiều sâu bản chất thì đó là thời gian vận động theo quy luật nhân quả, chịu sự chi phối bởi quan niệm nhân quả nghiệp báo của người Ấn Độ.

Theo quan niệm của nhiều tôn giáo triết học Ấn Độ, Nghiệp (Karma) là hành động do chính mình gây ra và tự mình sẽ nhận về hậu quả của hành động ấy. Quan niệm nghiệp báo gắn với quan niệm luân hồi (Samsara), sau khi con người chết đi, linh hồn nhập vào một hình thức thể xác khác, tiếp tục một kiếp sống mới. Ở kiếp sống này, con người sẽ chịu trách nhiệm cũng như nhận được sự ban thưởng tương ứng với hành động ở kiếp sống trước. Cứ thế, mỗi cuộc đời là một mắt xích trong chuỗi dài vô tận của các kiếp sống.

Shakuntala vì mải mê với tình cảm yêu đương dành cho Dushyanta mà quên đi bổn phận phải tiếp đón chu đáo đạo sĩ Durvasa. Hiếu khách, đặc biệt là đối với đạo sĩ là một trong những phong tục rất được coi trọng của người Ấn Độ. Trong Upanishad có viết: “Khi người Brahmana bước vào làm khách trong nhà ta giống như ngọn lửa tràn vào nhà vậy. Sự hòa hiếu, nhiệt tình, những món quà thân thiện có thể làm tắt ngọn lửa đó”, và nếu “không được đón tiếp, không được mời dùng bữa, sẽ thiêu thành tro bụi mọi hi vọng và mong ước của chủ nhà, phá tan mọi của cải, làm tiêu ma đạo đức cũng như

hành động tốt lành, thánh thiện …” [30, tr.36]. Vì thế Shakuntala phải chịu lời nguyền của đạo sĩ là điều tất yếu. Nhưng không đợi đến kiếp sau nàng mới trả giá cho hành động sai trái của mình mà lời nguyền ứng nghiệm ngay lập tức. Dushyanta đã quên nàng ngay sau đó.

Trong vở kịch, Kalidasa đã nới rộng khung thời gian đến vô tận, từ lúc nhân vật gây ra tội lỗi phải gánh chịu hậu quả cho đến khi nhân vật gánh lấy trách nhiệm của mình, phải trả giá cho những hành động sai trái của mình để cuối cùng đạt đến hạnh phúc viên mãn.

Sau khi bị chồng xua đuổi, Shakuntala được mẹ tiên nữ Menaka đón về trời. Khoảng thời gian sau đó đủ để nàng chiêm nghiệm lại mọi thứ. Hơn ai hết, Shakuntala ý thức rất rõ về những gì đã xảy ra vì vậy mà trong màn xum họp, nàng không một lời oán trách Dushyanta “Hãy đứng dậy, đứng dậy, chàng ơi! Chàng chẳng có gì đáng trách cả. Vì kiếp trước đây em ăn ở chẳng lành nên bây giờ bị

nghiệp chướng” [23, tr.234]. Dushyanta cũng nhận ra rằng:

Hoa nở thành quả, mây tụ thành mưa Nhân trước quả sau, vô cùng sinh hóa

Thế nhưng, khoảng thời gian từ lúc bắt đầu câu chuyện cho đến lúc Shakuntala được sum họp cùng chồng trên thiên giới không phải là thời gian của một kiếp sống mà là thời gian ở kiếp sống khác. Thời gian tuần hoàn trong vở kịch Shakuntala là thời gian nhân quả nghiệp báo. Tuy nhiên, hậu quả mà con người phải gánh chịu không phải ở kiếp sống trước mà là của những hành động ngay trong quá khứ. Và Shakuntala đã vượt qua sự trừng phạt ấy, trải qua quá trình tự hoàn thiện để có được sự đền bù xứng đáng là ở kiếp sống khác.

Sau khi giúp thần Indra diệt quỷ, Dushyanta được thần đánh xe Matali đưa đi dạo vòng quanh thiên giới. Dừng lại vùng đất thánh của Kasyapa, Dushyanta chợt có một dự cảm khác lạ, cảm giác ấy chẳng khác nào cảm giác lần đầu tiên chàng bước vào vườn tu ở hồi I. Nếu lần ấy, Dushyanta cảm thấy “Sao nơi này thầm mách tình yêu vui sướng?” thì lúc này Dushyanta cũng cảm thấy có điều gì đó rất đặc biệt, chỉ có điều sựđón nhận của nhà vua lúc này là rất dè chừng:

Cánh tay ta vô cớ run run?

Bao nhiêu hi vọng bay biến đi mãi mãi. Chớ lấy điều lành mà giễu cợt ta

Khi hạnh phúc mất rồi, chỉ còn đau khổ [23, tr.222].

Tiếp xúc với em bé (là con của Dushyanta và Shakuntala), Dushynata đi từ hy vọng này đến hy vọng khác, và niềm tin về cuộc đoàn viên như ngọn lửa cháy bùng lên trong lòng chàng “Lạ quá! Niềm hi vọng của ta lại được kích lên!” [23, tr.228]; “Sao? Tên mẹ nó là shakuntala ư? Chao ôi! Ta sợ lắm, lại trùng tên, lại gợi hi vọng lên lần nữa để rồi rơi vỡ tan tành trên mặt đất…” [23, tr.229]; “Sung sướng quá! Hy vọng tha thiết của ta nay đã trở thành sự thực chăng?” [23, tr.230]. Trong khi đó Shakuntala cũng bồi hồi không kém khi gặp lại chồng “Tim ta hỡi, hãy can đảm lên! Thần số mệnh đã hết phẫn nộ rồi. Trời đã thương đến. Nhưng có thật là chồng ta đó không?” [23, tr.232]. Tình yêu của họ lại trở về vẹn nguyên, lại bắt đầu thắp sáng bằng những niềm tin mới. Shakuntala đã không ngần ngại thốt lên “Bây giờ là mùa hoa sen nở, người yêu của em ơi, hãy dẫn em đi!” [Dẫn lại theo Phan Thu Hiền, 55, tr.134]

Thời gian tuần hoàn là một đặc trưng nổi bật của sự thể hiện thời gian trong kịch cổ điển Ấn Độ. Văn hóa Ấn Độ rất chú ý đến thời gian vũ trụ, vì thế thời gian trong kịch Ấn cũng thường là thời gian vòng tròn.

Như Nhật Chiêu nhận xét: “Thời gian bảy năm tuy không dài nhưng đó là thời gian bịđánh mất và sau cùng được tìm thấy lại” [53, tr.152].

Trong bi kịch cổđiển Pháp, sự thể hiện không gian và thời gian nghệ thuật chịu sự chi phối của luật ba duy nhất. Duy nhất vềđịa điểm là cái trực tiếp đập vào mắt khán giả, tất cả các biến cốđều diễn ra trong vòng 24 tiếng đồng hồ, xoay quanh một hành động trung tâm. Vì thế không gian không có sự thay đổi từ nơi này đến nơi khác và không có bất cứ chi tiết nào thừa làm sao lãng sự chú ý của khán giả, gây cho người xem ấn tượng như là thực. Khi xem kịch, khán giả cảm thấy tất cả những gì đang

diễn ra là có thật, và họ là người chứng kiến toàn bộ câu chuyện. Vì thế, trên sân khấu bi kịch cổđiển Pháp là cảnh của đời sống thực, thường là cảnh cung đình. Không gian ấy luôn hướng đến sự tả thực, sân khấu là một nét của đời sống thực nhằm đem lại sự hòa nhập giữa người xem và nhân vật.

Trong kịch cổ điển Ấn Độ, hành trình của nhân vật là hành trình vượt qua rất nhiều không gian khác nhau và thời gian luôn trong sự vận động liên tục không chỉ trong một kiếp sống mà qua các kiếp sống. Vì thế, không thời gian trong kịch Ấn vượt qua những hạn hữu đời thường, hướng đến những nhu cầu tinh thần và chiều hướng tâm linh sâu sắc. Không gian và thời gian trong vở kịch đạt đến đỉnh cao của tính ước lệ, một trong những đặc trưng nổi bật của kịch Ấn Độ và kịch truyền thống Phương Đông.

Cùng với hệ thống nhân vật và các hình tượng không gian, thời gian trong vở kịch, Kalidasa thể hiện cái nhìn nhất quán của mình. Yêu thương không chỉ được xác lập trong những mối quan hệ giữa con người với con người mà cả vũ trụ đều tràn ngập cảm xúc yêu thương. Nghệ thuật xây dựng nhân vật kết hợp với sự thể hiện không, thời gian trong vở kịch, cảm xúc lãng mạn trữ tình, ngôn ngữ trau chuốt trong từng hình ảnh, từng lời nói của nhân vật của Kalidasa đạt đến một giá trị hoàn mĩ. Cho đến thời điểm này, vở kịch Shakuntala vẫn luôn mới mẽ và cuốn hút những ai muốn tìm hiểu về sân khấu Ấn Độ, sân khấu thế giới.

KẾT LUẬN

1. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi tiếp cận vở kịch ở bình diện thi pháp học dựa trên nền tảng của lí luận kịch cổđiển Ấn Độ. Shakuntala là tác phẩm mẫu mực của kịch cổ điển Ấn Độ, vì thế nó mang những đặc trưng chung nhất của kịch cổđiển. Để dễ dàng làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu, chúng tôi đặt vở kịch Shakuntala trong quan hệ so sánh với vở kịch Andromaque (Racine), một tác phẩm tiêu biểu của bi kịch cổ điển Pháp. Từđó, chúng tôi làm sáng tỏ những khác biệt cơ bản của hai nền kịch như hệ thống nhân vật, không gian, thời gian nghệ thuật.

2. Từ một tiểu truyện trong sử thi Mahabharata với cốt truyện đơn giản, số lượng nhân vật ít ỏi, nhân vật chủ yếu thể hiện sức sống khỏe khoắn đậm chất dân gian…câu chuyện tập trung chủ yếu giải thích về sự ra đời của vị vua đầu tiên của Ấn Độ, Kalidasa đã sáng tạo nên vở kịch Shakuntala hết sức sinh động và độc đáo. Các vấn đề trong kịch được Kalidasa giải quyết một cách thấu đáo vừa bảo đảm những quy tắc của kịch cổđiển vừa thể hiện cá tính sáng tạo có tính chất ổn định, bền vững. Có thể nói, vở kịch Shakuntala là sự kết hợp giữa truyền thống và cách tân, giữa trái tim nhân đạo và một hồn thơ rộng lớn mênh mông trong cái nhìn về cuộc đời, về vũ trụ.

Trong cái nhìn của Kalidasa, thế giới với hàng ngàn hàng vạn sai biệt nhưng không hề tách rời nhau mà tất cả đều được thắt chặt trong sợi dây yêu thương. Chính vì thế, trước những hoàn cảnh cụ thể, những thử thách khắc nghiệt của định mệnh, con người không bao giờ cô đơn, không bao giờ là một thực thể đối lập với mọi thứ xung quanh mà luôn được nâng đỡ bởi tình yêu thương giữa con người với con người, con người với niềm tin vềđạo đức tôn giáo, con người trong tình yêu bao la của vũ trụ, của thiên nhiên vĩnh hằng. Cái nhìn về con người về cuộc đời có tính chất nhất nhất quán như thếđã chi phối việc Kalidasa xây dựng cảm thức chủđạo trong vở kịch.

Chính vì thế việc xây dựng hệ thống nhân vật trong quan hệ với sự thể hiện xung đột của Kalidasa cũng rất đặc biệt. Nếu kịch Phương Tây rất chú trọng đến xung đột, nhân vật thường được đặt trong những mối xung đột căng thẳng và cần được giải quyết nhanh chóng thì trong vở kịch

Shakuntala, Kalidasa hầu như ít chú trọng đến xung đột. Nếu xung đột có xảy ra thì cũng nhanh chóng được kéo giãn. Xung đột bên ngoài chỉ mang tính chất bề mặt mà thực chất Kalidasa quan tâm nhiều đến xung đột bên trong gắn với quá trình hoàn thiện bản ngã của nhân vật.

Mỗi nhân vật trong vở kịch Shakuntala đều đạt đến tính lý tưởng của địa vị, giai cấp mình, từ thần linh, tu sĩđến vua chúa, người đẹp và cả những người hầu, người bình dân…Nếu thần linh, tu sĩ là những người mang lý tưởng của đạo đức, tôn giáo thì người đẹp và nhà vua không chỉ đạt đến tính lý tưởng của chính giai cấp mình mà còn là những người tình lý tưởng. Bên cạnh đó, những người hầu, anh hề, người dân chài…đại diện cho lý tưởng sống khỏe khoắn của người bình dân.

3. Kalidasa xây dựng rất nhiều không gian trong vở kịch, tác giả để cho nhân vật tồn tại trong rất nhiều không gian khác nhau gắn với những biến cố của cuộc đời và thể hiện cái nhìn về cuộc đời, về

vũ trụ nhân sinh đậm triết lý Phương Đông của tác giả. Không gian vườn tu là nơi dành cho các bậc tu hành khổ hạnh lại mang đậm tính chất thế tục. Vườn tu còn là vườn tình yêu của con người, của thiên nhiên.

Trong kịch, không gian thiên nhiên chiếm ưu thế và có vị trí rất đặc biệt đối với đời sống nhân vật. Thiên nhiên có vai trò quan trọng trong xây dựng nội tâm nhân vật, vừa là tác nhân khơi gợi tình cảm vừa gắn với những hồi ức đẹp đẽ của nhân vật. Không gian xã hội nơi con người hoạt động và sinh sống, cụ thể là không gian kinh đô và không gian đường phố mặc dù Kalidasa khắc họa khá sơ sài nhưng khán giả/ độc giả vẫn cảm nghiệm được thứ không gian rất thực ấy.

Bên cạnh không gian trần gian, nơi ngự trị của con người, Kalidasa xây dựng không gian Thiên giới trong quan hệ khá gần gũi và có nhiều điểm tương đồng với trần gian. Nếu chốn trần, Kalidasa chú trọng đến không gian vườn tu thì trên Thiên giới, Kalidasa cũng rất chú trọng đến không gian tu hành. Và vườn thiên giới cũng là vườn tình yêu như mời gọi, thúc giục niềm vui sống.

Mặc dù trong kịch tồn tại nhiều loại không gian khác nhau nhưng Kalidasa có một cái nhìn chung cho tất cả các không gian. Với một triết lý sâu sắc, đậm màu sắc Ấn Độ và một hồn thơ đậm chất trữ tình, một trái tim nhân đạo, Kalidasa đã mang đến cho chúng ta một cái nhìn về thế giới hoàn toàn khác. Cuộc đời luôn luôn tươi đẹp, ở đâu có sự sống thì ở đó tình yêu, không tình yêu con người thì tình yêu của vạn vật, tất cả luôn luôn mời gọi, luôn luôn thúc giục những ai còn chần chừ, hoài nghi về cuộc sống.

4. Thời gian trong kịch cũng được Kalidasa thể hiện bằng một cảm thức khá đặc biệt, đậm chất tư duy của Ấn Độ và Phương Đông. Bên cạnh cái nhìn về một thế giới luôn luôn cuộn chảy, không ai có

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong kịch Shakuntala của Kalidasa (Trang 64 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)