Xung đột bên ngoài và xung đột bên trong

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong kịch Shakuntala của Kalidasa (Trang 33 - 36)

Chương 2: THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG KỊCH SHAKUNTALA

2.2.1.2. Xung đột bên ngoài và xung đột bên trong

Theo quan niệm của người Ấn Độ, thực hiện đúng bổn phận, đạo lý là một trong những trách nhiệm lớn nhất của đời người. Nó chi phối mọi hành động, mọi suy nghĩ cũng như chi phối cả sựĐược - Mất, Thành công - Thất bại, Hạnh phúc - Khổđau… của mỗi con người.

Vì thẫn thờ buồn nhớ Dushyanta mà Shakuntala vô tình không tiếp đón chu đáo đạo sĩ Durvasa. Không thực hiện tốt bổn phận nên nàng phải trả giá cho hành động của mình. Sự ruồng bỏ của chồng là hình phạt và cũng là định mệnh mà Shakuntala phải vượt qua, vấn đề là nàng vượt qua điều đó như thế nào.

Nếu như Hermione khi biết mình bị bỏ rơi, tâm hồn nàng như bị cào xé dữ dội. Mất người yêu, đối với nàng, không chỉ là điều cay đắng mà danh dự còn bị chà đạp. Vì thế, ý định trả thù của Hermione vụt đến như cơn bão không gì có thể lay chuyển:

Không, ta phải ở

Nỗi sỉ nhục dường kia, tôi chẳng muốn mang đi đâu cả

Không! Tôi không thểđể cho kẻ thù tựđắc đến cuồng ngông Mà đi nơi khác đợi một sự phục thù quá chậm

Vả trường tên đạn rủi may, chiến thắng có chi làm chắc lắm Oán cừu kia chung cuộc hồ dễ trả xong

Tôi muốn khi tôi ra đi, cả Epia phải khóc ròng

Điện hạđịnh rửa thù cho tôi thì phải rửa trong phút chốc Nếu chần chừ, tôi coi như một sự từ nan

Hãy đi thẳng đến đền! Hãy giết…[3, tr.436]

Shakuntala đi tìm gặp Dushyanta mang theo tình yêu và sự nhớ nhung vô bờ, nhưng nàng cũng mang theo lời nguyền mà không hề hay biết. Vì thế, những sự việc xảy ra trước mắt nàng là hoàn toàn bất ngờ. Phải đối diện với sự bội phản, với những tráo trở của cuộc sống, Shakuntala chỉ còn biết câm lặng chấp nhận. Hơn ai hết nàng thấu hiểu được bản chất thực của cuộc đời, những cái hiện có chỉ là cái ngụy, cái giả, cái tạm thời và tất cả mọi sự vật đều luôn luôn biến đổi không ngừng, hạnh phúc hôm nay có thể là đau khổ của ngày mai và biết đâu, đau khổ hiện tại là một móc xích dẫn dắt cho hạnh phúc mai này. Chính vì thế, xung đột bên ngoài chỉ là lớp áo khoác bên ngoài và hầu như ít được Kalidasa chú ý đến mà hầu như vở kịch hướng đến xung đột bên trong. Con người tự khẳng định mình sau khi được tôi luyện qua những thử thách, những đắng cay của cuộc đời. Hoặc là giữ vững được giá trị tinh thần, vươn đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống hay tự nhận chìm mình trong những trách móc, oán hờn, tự trượt dài trong những biển lận đời thường. Điều này đã đem lại chiều hướng tinh thần sâu sắc của vở kịch nói riêng, văn hóa Ấn Độ nói chung.

Như Phan Thu Hiền đã nhận xét “Đối với Ấn Độ, xung đột nằm trong quá trình hoàn thiện tự ngã, và chính hoàn thiện tự ngã chứ không phải xung đột có vai trò cốt tử. Con người có thể lầm lỗi nhưng

kiên trì, nhẫn nại chịu đựng, phấn đấu để đến hồi kết thúc tìm lại được hạnh phúc trong sự hòa hợp khao khát yêu đương cùng hoàn thành bổn phận” [55, tr.132].

Shakuntala đắc tội với đạo sĩ nên người chịu hậu quả là nàng. Vì thế, xung đột bên ngoài chỉ là tấm áo khoác ẩn giấu bên trong mới là bản chất thực, xung đột bên trong chính là quá trình tự hoàn thiện của mỗi người. Dushyanta hoàn toàn vô tội. Thế nhưng bản thân Dushyanta cũng trải qua những lần xung đột.

Ởđầu hồi V, trước khi Shakuntala vào cung, Dushyanta ngồi lắng nghe khúc nhạc tình văng vẳng xa xa của một cung nữ trong cung. Tiếng hát đã gợi trong tiềm thức Dushyanta một hình ảnh yêu thương vương vấn nào đó mà chàng không thể nào hiểu được “Lạ thật! Tiếng hát thấm vào lòng ta nghe xao xuyến vô cùng. Một nỗi buồn tràn ngập trong lòng ta và ta tưởng như đang vương vấn một hình ảnh yêu đương nào đã từ lâu quên lãng. Lạ thật! Nhưng…” [23, tr.149].

Ngay sau đó Shakuntala vào cung. Thoạt nhìn, Dushyanta cảm thấy thật sự rung động trước vẻ đẹp tuyệt mĩ của nàng, vẻđẹp ấy là hoàn toàn mới mẻđối với chàng:

Bên những ẩn sĩ u uất đó

Như nụ thắm tươi giữa lá vàng khô [23, tr.157].

Sau đó là cuộc đấu tranh nội tâm diễn ra, chỉ có mỗi Dushyanta mới biết, đó là cuộc đấu tranh giữa một bên là khát vọng yêu đương, muốn chiếm lĩnh, nhìn ngắm người đẹp và một bên là đạo đức của bậc quân vương bởi Dushyanta cho rằng Shakuntala đã có gia đình.

Chiêm ngưỡng vẻđẹp của Shakuntala, Dushyanta chợt nhận ra rằng: “nhìn vợ người khác như thế

là không chính đáng”. Khi nghe các tu sĩ trình bày Shakuntala là vợ chàng, vì bị xóa mờ trí nhớ nên Dushyanta hoàn toàn không tin vào sự thật. Và nếu Dushyanta là một ông vua ham mê sắc dục thì có lẽ nhà vua sẽ gật đầu đồng ý bởi sắc đẹp kia là cái mà Dushyanta muốn chiếm hữu. Thế nhưng, Dushyanta kiên quyết không nhận Shakuntala mặc dù đối với nhà vua:

Nàng như nhụy hoa đầm đìa sương sáng Còn ta như ong đến lượn vành

Khao khát nếm hương say ngào ngạt

Nhưng cũng đành im lặng, tần ngần [23, tr. 162].

Khi Shakuntala nhắc lại những kỉ niệm đẹp đẽ của hai người để gợi lại trí nhớ của Dushyanta thì chàng kiên quyết không tin và cho rằng “những kẻ yêu khoái lạc mới có thể bị những lời dối trá đường mật vừa rồi của ngươi quyến rũ mà rời xa chính đạo” [23, tr.166]. Vì thế, Dushyanta thực sự tức giận và buông ra những lời nặng nề:

Con chim tu hú khôn ranh

Đi tìm chỗ khác mà đẻ trứng

Rồi gian xảo, để mặc con chim khác nuôi thay Còn mình, bay vút tận trời xanh

Tung cánh nô đùa không biết mỏi [23, tr.166].

Trước những lời lẽ ấy, Shakuntala thực sự bị xúc phạm “con người vô sỷ, suy bụng ta ra bụng người. Thật không gì nham hiểm cho bằng, như con ong núp trong áo đạo đức và tôn giáo để đánh lừa thiên hạ, như cái miệng hầm sâu há hốc che đậy những chùm hoa tươi chúm chím” [23, tr.167].

Xung đột trở nên căng thẳng khi sự hiểu nhầm càng lúc càng tăng. Nhưng ngay sau đó, khán giả sẽ thở phào nhẹ nhõm trước sự phân vân của Dushyanta “dù thế nào thì vẻ nàng giận dữ trông cũng rất hồn nhiên chân thật, làm ta lại ngờ vực, không biết ta đúng hay sai” [23, tr.167].

Trong lòng Dushyanta luôn đấu tranh dằn vặt giữa hai đối cực. Một mặt, Dushyanta khát khao bóng hình trước mặt chàng, nhưng mặt khác lại không thể vì như thế là ngược với đạo lý. Là vua của một nước, là người có trong tay tất cả những gì mình muốn nhưng Dushyanta không vì thế mà nhận lấy Shakuntala, người con gái mà Dushyanta cho rằng đã có chồng. Mặc dù xung đột bên ngoài mỗi lúc trở nên căng thẳng nhưng xung đột bên trong của Dushyanta phần nào được giải quyết, đạo lý đã thắng dục vọng, bóng tối tội lỗi hoàn toàn xua tan trong lòng Dushyanta.

Xung đột bên ngoài đã chuyển thành xung đột bên trong, những oán hờn, sự bội phản…chỉ là lớp sương phủ bên ngoài. Bởi hơn ai hết, khán giả, độc giả hiểu rằng tất cả chỉ do lời nguyền của đạo sĩ, vì thế Dushyanta không đáng kết tội, Shakutala phải trả giá cho hành động sai trái của mình. Vì thế, độ căng của xung đột bên ngoài chỉ là cái tức thời, điều quan trọng là các nhân vật sẽ vượt qua những thử thách của số phận như thế nào, họ thực hiện bổn phận, trách nhiệm của mình ra sao, đó chính là điều mà kịch Ấn Độ quan tâm. Hạnh phúc sẽ đến đối với những ai nhận thức được lỗi lầm của mình và sẽ ban thưởng cho những ai biết vượt qua những cám dỗ vật chất, những biển lận đời thường. Đây là một trong những nét đặc trưng quan trọng của kịch cổ điển Ấn Độ “Kịch dạy bổn phận cho những ai đi ngược lại bổn phận, dạy tình yêu cho người khao khát tình yêu, trừng trị những kẻ xấu xa hoặc vô kỉ

luật, vi phạm trật tự, kịch nâng cao khả năng tự chế của những người tuân thủ nguyên tắc, cấp lòng can đảm cho những kẻ hèn nhát, cấp năng lực, sức mạnh cho những anh hùng, thức tỉnh những kẻ ngu

đần, trao tài năng, trí tuệ cho bậc thức giả” [55, tr.250].

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong kịch Shakuntala của Kalidasa (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)