Thiên giới và trần gian

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong kịch Shakuntala của Kalidasa (Trang 51 - 53)

SHAKUNTALA

3.1.2. Thiên giới và trần gian

Người Ấn Độ từ xưa (kể cả người Phương Đông và Phương Tây) tin rằng trong vũ trụ tồn tại ba lực lượng liên quan với nhau: thần linh, con người và ma quỷ, tương ứng với ba cõi của vũ trụ là thiên giới, trần gian và địa ngục.

Tuy nhiên, sựđịnh vị thần linh chỉ ở thiên giới, con người chỉ ở chốn trần gian như trên đã được Kalidasa xóa nhòa và thực chất khi con người có đủ sức mạnh, phẩm chất đạo đức, thực hiện tốt bổn phận đạo lý của mình thì cánh cửa thiên đường không phải là quá xa vời. Kalidasa miêu tả không gian trần gian và thiên giới rất ít sự khác biệt. Nếu ở chốn trần Kalidasa dành phần lớn để miêu tả không gian vườn tu (chiếm 4 trong 7 hồi), nơi thiền định các đạo sĩ, thì trên thiên giới, Kalidasa cũng dành phần lớn để miêu tả vườn thánh, nơi ẩn dật thiêng liêng của các vị thần.

Miền thánh địa hiện lên với hình ảnh các tu sĩ đang tham thiền nhập định và hầu như bản ngã đã xóa nhòa trong cái vô biên của vũ trụ. Tiểu ngã (Atman), cái Ta đã nhập vào cái tuyệt đối Đại ngã (Draman) và vì thế, bụi trần gian không còn vương vấn, những tục lụy trần gian, tham hận sân si không còn tồn tại chút gì nơi này:

Một tổ kiến bọc nửa thân người như bọc lấy thân cây

Một xác rắn gớm ghiếc quấn vòng quanh ngực thay cho sợi chỉ thần Trên cổ khẳng khiu chẳng đeo vòng

Chỉ quấn những cành cây leo héo hắt Tóc xõa xuống vai một mớ rối bù

Chim chóc chui vào trong làm tổ [23, tr.221].

Nơi ấy, cuộc sống của các vị thánh hiền hầu nhưđã thoát ra khỏi thế giới vật chất, hòa nhập với vô biên vũ trụ.

Họ chỉ sống bằng không khí khát hương Mà chẳng cần một thứđồăn nào khác

Đây, họ chỉ tắm nước suối trong lấp lánh phấn hoa sen

Đây, họ nằm mải mê trầm tư trên những tảng đá hoa dát ngọc

Đây, họ vẫn thản nhiên trước những vũ nữ thiên thần

Ở đó, con người và muôn vật sống trong sự bình dẳng chan hòa. Em bé (con của Shakuntala và Dushyanta) đùa nghịch với những con thú dữ mà không hề sợ chúng làm hại. Trong vườn thánh ấy “Ai cũng chiều súc vật như con đẻ”. Đó cũng là nơi mà Dushyanta hàn gắn lại tình cảm đã mất của mình.

Khi Shakuntala bị bỏ rơi, nàng được người mẹ tiên nữ Menaka đón về trời và được thần Aditi chăm sóc và dạy dỗ. Như vậy cõi trời là nơi nương náu của Shakuntala và cũng chính nơi này nàng gặp lại chồng mình. Cái hạnh phúc viên mãn mà cả Shakuntala và Dushyanta có được là cả một quá trình phấn đấu, có thất vọng, có đớn đau, có chia ly, xa cách. Vì thế, cuộc tái hợp trên chốn thiên giới là một phần thưởng xứng đáng cho cả hai mà không phải ai cũng đạt được.

Thiên giới trong vở kịch không phải là nơi các vị thần xưng danh, tỏ rõ quyền uy của mình mà hầu như đã nhường chỗ cho sự tôn vinh con người. Dushyanta không chỉ thực hiện tốt nhiệm vụ của một Kshatriya chốn trần gian mà cả trên thiên giới:

Nhờ có chiếc cung của Dushyanta

Mà sấm sét của Indra được nghỉ ngơi, không còn bận rộn Không còn là vị thần tang tóc sầu muộn của trần gian

Mà chỉ còn là tượng trưng đơn thuần của thần thánh [23, tr.237].

Khi đến vườn tu, Dushyanta đã đánh đuổi yêu quỷ đem lại bình yên cho khu rừng khi bị quấy nhiễu. Sau khi kết hôn với Shakuntala, Dushyanta vội vã trở về kinh đô để diệt trừ yêu quỷ. Không những thế, mỗi khi bị bọn quỷ quấy nhiễu, các thần trên Thiên giới đều nhờ cậy đến tài năng của Dushyanta. Vì thế, Dushyanta không chỉđược tôn xưng là người hùng ở trần gian và cảở thiên đình:

Nhưng Indra đã tự tay mình

Nhấc vòng hoa đó quàng vào cổ cho ta Rồi trước mặt các thiên thần về tựu

Indra mời ta ngồi cạnh bên ngài [23, tr.214].

Những lời ca tụng dành cho Dushyanta sánh tựa thần linh:

Danh tiếng lẫy lừng của bệ hạđã bay tới cả vòm trời Kìa xa xa tiên thần trên các chòm sao lấp lánh Ca hát vang mừng bệ hạ lập chiến công

Và lấy muôn sắc trời tô điểm lại

Thiên sử chiến thắng huy hoàng kết bằng lá vạn thiên thanh [23, tr.215].

Kalidasa miêu tả không gian trần thế, nơi cư ngụ của con người và không gian thiên giới, nơi cư ngụ của thần linh trong mối quan hệ tương giao khá gần gũi. Vườn thiên giới cũng là vườn tình yêu. Trong bức tranh rộng lớn của vườn thiên giới thì tình yêu triển nở trên khắp chốn, vạn vật hòa cùng một nhịp điệu, cùng mang một hơi thở của sự sống. Và khi con người xuất hiện, tình yêu hóa giải mọi ưu phiền, lầm lỗi, họ lại cùng nhau nối kết lại hạnh phúc đã mất. Cùng với tình yêu vạn vật, tình yêu con người như thắp lên thứ ánh sáng dịu ngọt, rất thực mà cũng rất lung linh.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong kịch Shakuntala của Kalidasa (Trang 51 - 53)