Chương 2: THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG KỊCH SHAKUNTALA
2.2. Hệ thống nhân vật trong quan hệ với sự thể hiện xung đột và cảm thức chủ đạo 1 Trong quan hệ với sự thể hiện xung đột
2.2.1. Trong quan hệ với sự thể hiện xung đột
Kịch phản ánh cuộc sống trong sự vận động, nói tới vận động thì phải nói tới mâu thuẫn bởi vì mâu thuẫn là động lực phát triển. Mâu thuẫn phải đạt tới mức đòi hỏi phải giải quyết, vì vậy mâu thuẫn trong kịch bao giờ cũng có tính tập trung và gay gắt, đó là hai thuộc tính không thể thiếu trong nghệ thuật kịch.
Xung đột không đơn thuần là sự va chạm bên ngoài giữa các mặt đối lập mà còn là phương tiện bộc lộ và khẳng định một tư tưởng nào đó mà người viết kịch muốn trình bày với khán giả.
Trong bi kịch Hi Lạp, xung đột thường là giữa con người và định mệnh, tiêu biểu nhưEdip làm vua, Promete bị xiềng. Thời đại Phục hưng thì xung đột tập trung giữa lí tưởng và hiện thực, nhân đạo và phản nhân đạo. Đến Chủ nghĩa cổ điển thì xung đột giữa danh dự và quyền lợi, lí trí và tình cảm, cao quý và thấp hèn, nguyên tắc quốc gia và quyền lợi cá nhân, thể hiện rõ trong một số vở kịch như
Le cid (Coocnay), Andromaque (Racine)…
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đặt vở kịch Shakuntala trong quan hệ so sánh với vở
Andromaque của Racine. Mặc dù thời gian ra đời của hai vở kịch khá cách biệt (Shakuntala ra đời vào thế kỉ V, Andromaque thế kỉ XIV) nhưng hai vở kịch đều là kịch cổđiển, mỗi tác phẩm đều mang những đặc điểm chuẩn mực của nền kịch nước mình. Nếu Shakuntala của Kalidasa được xem là tác phẩm mẫu mực của kịch cổ điển Ấn Độ thì Andromaque là vở kịch đã đưa Racine lên “hàng thứ nhất của những nhà bi kịch”, đặt nền tảng đầu tiên cho loại bi kịch tâm lí của bi kịch cổđiển Pháp.