Thiên nhiên và không gian xã hộ

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong kịch Shakuntala của Kalidasa (Trang 53 - 59)

SHAKUNTALA

3.1.3. Thiên nhiên và không gian xã hộ

Trong cuốn Tđin tiếng Vit , Hoàng Phê chủ biên, Nxb Đà Nẳng, định nghĩa:

Thiên nhiên (tự nhiên) là tổng thể nói chung những gì tồn tại xung quanh con người và không phải do con người tạo ra [18, tr.940].

Do nhu cầu của cuộc sống, thiên nhiên trở thành đối tượng khám phá của các ngành khoa học. Và trong văn học, thiên nhiên là thành tố đặc biệt cấu thành nên tác phẩm. Một mặt, nó có thể là bối cảnh không gian, một thứ không gian thực tồn tại song song cùng nhân vật, có vai trò quan trọng trong việc thể hiện tình cảm, cá tính của nhân vật; một mặt thiên nhiên còn mang ý nghĩa biểu tượng, đa nghĩa, giàu sức thể hiện. Tùy vào ý đồ sáng tạo của nhà văn, vào đặc điểm của từng thể loại, trào lưu sáng tác mà sự thể hiện thiên nhiên trong mỗi tác phẩm là khác nhau.

Trong truyền thống văn hóa Phương Đông, xuất phát từ quan niệm vạn vật hữu linh, thiên nhiên có vai trò hết sức quan trọng đối với đời sống vật chất và tinh thần của con người. Vì vậy, thiên nhiên có vị trí khá đặc biệt trong các sáng tác văn học. Nó không chỉ là đối tượng khơi gợi cảm xúc (tức cảnh sinh tình) mà còn là đối tượng để con người gởi gắm tình cảm (tả cảnh ngụ tình) mà ta thường thấy trong thơ Đường (Trung Quốc). Thiên nhiên luôn là mẫu mực, qua một bức tranh, một vài hình ảnh, vài nét chấm phá cũng có thể cảm nhận cả một chiều sâu tư tưởng, văn hóa, triết lý của con người Phương Đông.

Trong đời sống văn hóa Ấn Độ, thiên nhiên còn gắn với ý niệm về tôn giáo. Theo Nguyễn văn Hạnh “Trong quan niệm của tôn giáo Ấn Độ, thiên nhiên là nơi con người tìm đến để xa lánh cuộc đời, giải thoát mọi ràng buộc của cuộc đời trần thế, vô thường, ảo ảnh. Rừng xanh, núi thẳm vì vậy đã trở

thành một không gian nghệ thuật quen thuộc trong văn học Ấn Độ truyền thống – không gian hành

đạo” [31, tr.864]. Còn trong thơ ca Ấn Độ thì “thiên nhiên là người bạn đời khăng khít với con người, là một nhân tố giúp cho tâm hồn và tình cảm của con người luôn luôn được trong sáng, có đủ sức vươn cao thoát ra khỏi dục vọng xấu xa vẫn thường quyến rũ mình, và vun đắp cho một tình thương rộng lớn mênh mông, chan hòa trong vũ trụ” [13, tr.228].

Hầu hết các sáng tác văn học Ấn Độ, thiên nhiên luôn có một vị trí quan trọng. Trong sử thi Ấn Độ, thiên nhiên chính là nơi trú ẩn linh thiêng, là nơi xuất phát cũng là nơi trở về của người anh hùng. Trở về với thiên nhiên đó chính là khi con người thoát ra khỏi mọi ràng buộc của cuộc sống đời thường, thoát khỏi mọi khổđau, bất hạnh. Đó chính là khi linh hồn cá thể Atman (Tiểu ngã) đồng nhất với linh hồn tuyệt đối Brahman (Đại ngã) đạt đến chân lí giải thoát Moksha. Vì thế, trong văn học Ấn Độ, thiên nhiên là một đối tượng khám phá hết sức quan trọng trong quá trình giải mã tác phẩm.

Vở kịch gồm có bảy hồi, từ hồi I đến hồi IV là không gian chốn rừng tu, vì thế thiên nhiên chiếm ưu thế. Ở hồi V là không gian kinh đô, nhưng không gian kinh đô hầu nhưđược tác giả tô vẽ rất ít, chỉ là thoảng qua. Chỉ ởđầu hồi VI, cảnh anh chài nhặt được chiếc nhẫn cùng với hai anh lính và một anh lãnh binh ngoài đường phố. Tuy nhiên, cảnh này chỉ thoáng qua. Hồi VII là không gian thiên giới.

Nếu thiên nhiên là tất cả những gì có sẵn trong tự nhiên, không do con người làm ra, thì không gian xã hội là nơi con người hoạt động và sinh sống. Thiên nhiên ởđây không có nghĩa là tự nhiên mà nó là không gian sống và hành động của nhân vật. Trong vở kịch Shakuntala, không gian xã hội bao gồm không gian kinh đô và không gian đường phố.

Không gian kinh đô trong kịch Shakuntala không phải là những cung điện nguy nga tráng lệ với vô số châu báu và đồ trang sức quý giá như ta đã từng biết đến trong sử thi Mahabharatanhững lâu

đài to lớn đường bệ và trắng toát như những vách núi Kailasa được bao quanh bởi những bức tường vững chắc bằng kim loại quý, cửa sổ vàng, đồ đạc nội thất khảm ngọc trai, những bậc lầu trải thảm quý trắng như tuyết, sáng như bạc, như trăng, chúng lộng lẫy hiện ra từ những khoảng cách xa hàng trăm dặm” [54, tr.105]. Cung đình được Kalidasa phác họa rất sơ sài, không hề tô vẽ bất cứ chi tiết lộng lẫy nào.

Không gian kinh đô trong vở kịch Shakuntala được tác giả phác họa trong hai hồi, hồi V và hồi VI. Đầu hồi V, độc giả/ khán giả chỉ biết rằng Dushyanta đang ngồi trong hoàng cung, trên lầu, đang lắng nghe khúc nhạc tình êm dịu của cung nữ Hanxapadika văng vẳng xa xa, lời ca về tình yêu với những hoa và ong say đắm trong men tình. Cảm giác buâng khuâng về một ảnh hình yêu dấu nào đó chế ngự tâm hồn Dushyanta. Ngoài ra, tác giả không tô vẽ gì thêm cho hoàng cung ấy.

Khi các tu sĩ dẫn Shakuntala vào cung thì cái nhìn của các tu sĩ đối với những con người chốn hoàng cung là khá lạ lẫm và cách biệt.

Trông đám người này có vẻ ngơ ngác Và tôi tưởng như xem một đám cháy nhà

Mà những người trong đó hoảng hốt chạy cuống cuồng đây đó [23, tr.155]

Tu sĩ Xacgarava cũng xác nhận cái khoảng cách xa vời ấy. Vì thế, giữa họ với những con người chốn hoàng cung ở hai cung bực hoàn toàn khác nhau:

Người tắm rồi nhìn kẻ dơ bẩn Người thanh khiết nhìn kẻ tục tằn Người tỉnh táo nhìn kẻ mê muội

Hay người tự do nhìn kẻ nô lệ [23, tr.155].

Trong con mắt các tu sĩ thì “đámngười này chen chúc nhau đi tìm lạc thú” [23, tr.156].

Cái nhìn hiện thực về không gian kinh đô nhanh chóng bị khuất lấp sau cuộc gặp gỡ. Shakuntala vào cung, Dushyanta trước sau vẫn không nhận ra nàng, vì thế, Shakuntala cố gắng nhắc lại kỉ niệm của hai người, một không gian êm đềm, nên thơ hiện về “Một hôm, bệ hạ cùng tiện nữ cùng ngồi bên khóm nhài. Mưa rào vừa dứt. Bệ hạ lấy nước mưa đọng trong lá sen như một cái chén rót vào lòng bàn tay…” [23, tr.165].

Đặc biệt nhất là trong hồi VI, sau khi vô tình ruồng bỏ Shakuntala, tất cả mọi hồi ức tràn về, Dushyanta nhưđang sống trong kỉ niệm đẹp đẽ đó. Vì thế, không gian chốn cung đình còn tràn ngập các cảm xúc yêu đương.

Ta mong được ngắm cảnh sông Malini vẽ trong tranh Dòng sông trôi lặng lờ vì những gò cát cản

Trên bờ sông có đôi lứa thiên nga

Bên kia sông đây đó những con hươu [23, tr. 198].

Trong bức tranh đó, Dushyanta vẽ lên hình ảnh nàng Shakuntala như một bông hoa của đồng nội:

Một bông hoa siri dịu dàng quấn dưới vành tai Nhị hoa thơm nức vươn tới hôn lên má nàng Và tựa lên ngực nàng là vòng hoa sen quàng cổ

Màu vàng tươi sáng dịu dàng như ánh trăng thu [23, tr.199].

Không gian kinh đô được khắc họa không phải bởi những hình ảnh xa hoa lộng lẫy mà hầu như bị chi phối bởi tình cảm xúc yêu đương của Dushyanta.

Không gian ngoài đường phố là thứ không gian rất thật. Mặc dù Kalidasa không dùng bút mực để tô vẽ từng đường nét, từng chi tiết không gian ấy nhưng chỉ với chừng ấy con người với tính cách bộc trực, khỏe khoắn của anh đánh cá, hai anh lính và anh lãnh binh cũng đủ để độc giả/ khán giả hình dung ra một không gian của đời sống thực, của những sinh hoạt đời thường của tầng lớp bình dân.

Trong bi kịch cổđiển Pháp, thiên nhiên hầu như vắng bóng “các nhà thơ cổ điển ít quan tâm đến thiên nhiên, họ không đề cao tình yêu cảnh vật, sông nước, trăng sao…Ngay cả con người mà họ mô tả

cũng chỉ là con đẻ của thế kỷ XVII – con người duy lý, con người của chủ nghĩa cổ điển” [3, tr.33]. Ngược lại, trong vở kịch Shakuntala, thiên nhiên là thứ không gian rất đặc biệt đối với đời sống tinh thần của nhân vật, luôn có sự gần gũi giữa con người và tạo vật, giữa cảnh sắc thiên nhiên và vẻđẹp con người. Bắt nguồn từ hai bộ sử thi RamayanaMahabharata, thiên nhiên núi rừng là chốn linh thiêng, nơi con người gặp gỡ với đạo sĩ, giao cảm với thần linh, tìm kiếm sự hòa nhập giữa linh hồn cá thể và linh hồn vũ trụ. Càng về sau, không gian đó dần trần tục hóa và ngày càng gần gũi và gắn bó chặt chẽ với đời sống tình cảm con người.

Trong cuốn Abhijnana- Sakuntalam, giáo sư Ramendra Mohan đã Bose nhận xét:

Cũng như trong các tác phẩm vĩ đại của các nhà thơ cổ xưa và hiện đại, thiên nhiên là phần rất cần thiết trong các sáng tác của Kalidasa. Một sự hòa hợp với thiên nhiên mà chỉ ở ông mới có. Kalidasa ý thức được những vẻ đẹp khác nhau của thế giới tự nhiên…thiên nhiên trong tác phẩm

Shakuntala luôn thể hiện hai khía cạnh, vẻđẹp hấp dẫn lôi cuốn của thiên nhiên và sự gần gũi, gắn bó của từng chi tiết nhỏ của phong cảnh tự nhiên đều có ý nghĩa hết sức to lớn. Đây chính là điều mê hoặc trong thế giới của ông [71, tr.17].

Cũng như một số tác phẩm văn chương khác, trong vở kịch Shakuntala, thiên nhiên là môi trường hoạt động của nhân vật, tồn tại song hành cùng nhân vật. Chính vì thế, những hình ảnh thiên nhiên có vai trò quan trọng trong việc thể hiện tư tưởng, tình cảm, tính cách nhân vật. Shakuntala sinh ra và lớn lên ở vườn tu nên nàng có mối quan hệ rất đặc biệt với thiên nhiên. Chúng như những người bạn, đồng thời soi chiếu tâm hồn trong sáng, ngây thơ, đa cảm của nàng. Shakuntala đặt tên cho cây nhài là “ánh trăng trong vườn”, nàng còn nhìn thấy trong vạn vật đều có tâm hồn và có những khát khao yêu đương như chính con người “mùa này vui thú biết bao khi nhài và xoài hình như quấn quýt lấy nhau, hoa xoài thơm ngát như xuân tình nàng dâu, và những chồi non xanh của cây xoài trông như

người che chở tự nhiên cho nhài” [23, tr.49].

Vẻđẹp của Shakuntala luôn được cảm nhận bằng vẻđẹp của cỏ cây “Cánh tay nàng xinh như

cành cây uốn khúc”, “Môi nàng tranh sắc thắm với nụ hoa đang nở”, vẻđẹp trong sáng của mắt nàng cùng một vẻ với ánh mắt của đàn hươu “Đàn hươu có đôi mắt đọ sáng với nàng. Và cùng nàng trao

đổi những liếc nhìn thân yêu”. Thiên nhiên làm nền cho vẻđẹp trinh nguyên của nàng nhưng đồng thời vẻđẹp ấy cũng làm cho bức tranh thiên nhiên trở nên có hồn hơn bao giờ hết.

Shakuntala luôn bầu bạn cùng thiên nhiên khi vui cũng như khi buồn. Những ngày sống trong vườn tu, Shakuntala kết bạn với cây nhài non trong vườn, cùng với ong bướm, cỏ hoa và chú hươu non thân thiết mà nàng xem nhưđứa con nuôi của mình. Vì thế khi chia tay vườn tu, bên cạnh nỗi buồn vì xa người thân còn có nỗi buồn khác vò nát tâm tư nàng đó là phải xa rời cỏ cây, muôn vật nơi này.

Hơn hết, trong vở kịch Shakuntala, thiên nhiên có vai trò quan trọng trong việc khắc họa nội tâm nhân vật. Nó vừa là không gian bên ngoài tác động đến tình cảm nhân vật, nó vừa là không gian bên trong gắn với những hồi ức, kỷ niệm đẹp đẽ. Đó là thứ không gian nội tâm rất đặc trưng trong văn học Ấn.

Trong sử thi Ramayana, sau khi Sita bị bắt cóc, Rama nôn nóng cất quân đi cứu nàng nhưng mùa mưa lại đến nên chàng không thể đi được. Vì thế, mùa mưa năm ấy hoàn toàn khác với mọi năm, nó như kéo dài ra vô tận. Bất cứ sự chuyển động nào của đất trời cũng đều làm cho trái tim Rama đau đớn. Cái dữ dội của mưa gió làm cho Rama rơi vào sự liên tưởng vô biên “Khi chàng nhìn thấy nước lụt từ

trên núi tràn xuống đỏ ngầu cuốn theo cùng với bọt trắng, những cây to bị tróc gốc, chàng lại nhớ tới Sita bị bắt đem đi” [59, tr.158]…Bên cạnh một không gian mưa ướt đẫm nỗi niềm của Rama, thiên nhiên còn hiện lên với tất cả độ căng đầy của tạo vật, như thôi thúc khát vọng sống, khát vọng yêu đương nhưng đồng thời cũng làm cho Rama đau khổ hơn bao giờ hết khi cảnh vật trở thành một tác nhân khơi gợi, thách thức cảnh ngộ của chàng. Thiên nhiên càng rực rỡ bao nhiêu thì nỗi nhớ nhung càng thiêu đốt Rama bấy nhiêu “Mùa xuân như lửa đang thiêu đốt anh đến là khổ - hoa Ashoka đỏ là than hồng, tiếng vo ve của đàn ong là tiếng lửa vèo vèo, và lá màu đồng thau là ngọn lửa”[59, tr.6]. Trong vở kịch Shakuntala, thiên nhiên cũng có vai trò rất quan trọng trong việc thể hiện nội tâm nhân vật. Sau khi vô tình ruồng bỏ Shakuntala, nhận lại được chiếc nhẫn từ người đánh cá, trí nhớ của

Dushyanta được hồi phục thì cũng là lúc nhà vua không còn bất cứ sự thanh thản nào, bởi tình yêu bị vùi lấp bấy lâu nay bỗng dưng ùa về như cơn bão thổi tung tất cả. Dushyanta rơi vào nỗi sầu dằng dặc vô biên. Chính vì thế, khi Chúa xuân tràn về, muôn vật căng tràn nhựa sống, nhưng tất cả cỏ hoa trong vườn thượng uyển như hãm lại, hoa không dám khoe sắc, hương không dám theo gió dạo chơi, ngay cả thần Tình Yêu cũng “tên rút nửa chừng lại cắm vào bao”. Cố tách mình ra khỏi không gian như vẫy gọi, đánh thức mọi cảm xúc yêu đương, Dushyanta chỉ còn biết tìm kiếm hình ảnh người yêu qua những hình ảnh thiên nhiên “..bây giờ ta ngồi đâu để cho mắt ta được thú vị nhìn cây leo xoắn xuýt, nó gợi lại cho ta hình ảnh diễm kiều của người ta yêu mến” [23, tr.188]. Không phải ngẫu nhiên Dushyanta sai nữ tì đem bức tranh vẽ Shakuntala đến vườn nhài và tự thân nhà vua sẽ đến đó ngắm. Bởi chỉ trong không gian đó, Dushyanta mới thực sự được sống lại với quá khứ dịu ngọt, mới có thể níu lại hình ảnh tuyệt vời của người yêu:

Giờ chỉ biết níu lấy hình nàng say đắm

Như người điên qua dòng suối tuôn cuồn cuộn

Mà lại khát khao chút hơi nước trên sa mạc cháy khô [23, tr.197].

Vì thế, cả một không gian của hồi ức tràn về trong tâm trí Dushyanta với những hình ảnh thiên nhiên rất sống động:

Ta mong được ngắm cảnh sông Malini ngắm trong tranh Dòng suối trôi lặng lờ vì những gò cát cản

Trên bờ có đôi lứa thiên nga

Bên kia sông đây đó những con hươu…[23, tr.198]

Và hình ảnh người tình hiện lên qua dòng hồi ức của Dushyanta mang dáng vẻ hoang sơ của núi rừng:

Một bông hoa siri dịu dàng quấn dưới vành tai Nhị hoa thơm nức vươn tới hôn má nàng

Và tựa trên ngực nàng là vòng hoa sen quàng cổ

Màu tươi sáng dịu dàng như ánh trăng thu [23, tr.199].

Quả thực, thiên nhiên đã có tác động rất lớn đến cảm xúc của Dushyanta. Sự cảm nhận thiên nhiên của Dushyantacho ta biết diễn biến tình cảm bên trong của chàng. Thiên nhiên vừa là tác nhân khơi gợi, thúc bách tình cảm của nhân vật, mặt khác là nơi con người có thể tìm kiếm, sống lại với kỉ niệm đã qua. Bên cạnh đó, đôi khi con người cũng tìm thấy những mối cảm thông sâu sắc từ thiên nhiên.

Trong Ramayana, nàng Sita trong lúc tương tư cảm thấy rất khó chịu trước tiếng kêu gọi bạn của chim mái. Chúng trở nên thô kệch đối với nàng vì mặc dù xa cách nhưng rồi sẽ hứa hẹn một cuộc gặp gỡ, còn riêng nàng vẫn đơn chiếc một mình và không biết cách nào để gặp được Rama. Nhưng trong vở kịch Shakuntala, tiếng kêu thảm thiết, tiếng gọi chồng của con chim Chakravaka mà Shakuntala

nghe thấy lại có một mối đồng cảm sâu sắc đối với nàng. Tiếng kêu ấy khác nào tiếng kêu vò nát trái

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong kịch Shakuntala của Kalidasa (Trang 53 - 59)