Không gian vườn tu và không gian thế tục

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong kịch Shakuntala của Kalidasa (Trang 48 - 51)

SHAKUNTALA

3.1.1. Không gian vườn tu và không gian thế tục

Nhắc đến không gian vườn tu, người ta nghĩ ngay đó là nơi hoang vu, hẻo lánh, thanh tịnh, là nơi thích hợp cho các ẩn sĩ trầm tư mặc niệm, nơi con người cắt xén tối đa mọi nhu cầu vật chất. Vì thế vườn tu thường hiện lên với những ẩn sĩ râu xám, những con trăn uốn quanh người, những chiếc lá khô rơi trên đầu không buồn nhặt…

Không gian vườn tu chiếm lĩnh phần lớn không gian trong vở kịch Shakuntala. Trải dài qua cả 4 hồi, từ hồi I đến hồi VI.

Trong vở kịch, không gian vườn tu hiện lên đúng với bản chất của nó, một không khí thanh bình yên ả, nơi những con thú hoang đã dày dạn với người, cỏ cây cũng như có tâm hồn, cả vũ trụ chìm đắm trong sự bình đẳng nhi nhiên mà luồng dục vọng chưa hề vương:

Nơi ẩn dật yên tĩnh này thật êm ả thanh bình Luồng dục vọng không hề vẩn đục [23, tr.45]. Ởđó:

Con hươu hiền lành đã dạn với người

Nên nghe tiếng chúng ta, nó không hốt hoảng [23, tr.43].

Và phía xa kia là những chiếc áo bằng vỏ cây thô ráp của các ẩn sĩđang được phơi nắng:

Trên các lối đi còn in dấu nước

Nhỏ từ những chiếc áo bằng vỏ cây [23, tr.43].

Trong không gian ấy, những con vật hiến tế còn đang cháy dở, và xa xa những đám khói quyện vào không gian thanh tịnh tạo cảm giác huyền ảo, như thực như hư:

Khói uốn mình vươn lên quyện lá cây

Thành những vòng xám tô mờ màu xanh mởn [23, tr.44].

Một không khí trang nghiêm thanh tịnh, thanh thoát như bọc lấy Dushyanta khi nhà vua bước vào vườn tu. Vì thế Dushyanta có ngay suy nghĩ “Không nên quấy rầy những người ở nơi ẩn dật linh thiêng này” [23, tr..44].

Ngay lập tức, thú vui săn bắn của Dushyayanta đã bị vẻ thanh bình của vườn tu dập tắt, vẻ thanh bình nơi vườn tu trở nên quyến rũ lạ kì.

Trâu đắm mình yên tĩnh dưới đầm xa kia

Nước phẳng lặng, trâu lấy sừng nặng vẩy tung tóe Những con hươu nằm đây đó từng đàn

Bình thản nhai quả dưới cành xum xuê mát rượi Và những con lợn rừng đang yên bình ăn cói nát Còn chiếc cung của ta ơi, cung ơi

Cung dãn dây vui hưởng thú yên nghỉ lâu dài [23, tr.74].

Khi đang mải mê săn bắn, Dushyanta nghe phía trước là vườn tu, liền có ý định vào thăm, vì theo nhà vua “ít nhất thì tâm hồn chúng ta cũng sẽ thanh thoát khi được ngắm cảnh ẩn dật thiêng liêng” [23, tr.43]. Thế nhưng, khi vừa mới bước vào vườn tu Dushyanta lại có cảm giác hoàn toàn khác “Sao nơi này lại thầm mách tình yêu vui sướng?”[23, tr.45].

Ởđó “nhài và xoài hình như quấn quýt lấy nhau, hoa xoài thơm mát như xuân tình nàng dâu, và những chồi non xanh của cây xoài trông như người che chở tự nhiên cho nhài” [23, tr.50]. Nơi này, cảnh vật và con người đắm trong men say tình yêu, gió và hoa là tình nhân:

Gió hãy đưa vềđây hương sen thơm ngát Và nơi mát từ nước sông dập dờn

Ôm ấp lấy chân ta nóng hổi [23, tr.95].

Bước vào vườn tu, Dushyanta cảm thấy nhưđang sống trong vũ trụ tràn ngập tình yêu. Ởđó, xoài và nhài là tình nhân, hoa và gió say đắm khúc nhạc tình và chú ong cứ ngỡ gương mặt nàng Shakuntala là bông hoa rực rỡ. Tình yêu náo nức của thiên nhiên đã gợi lên trong Dushyanta những khát khao yêu đương cháy bỏng, như mời gọi, thúc giục người anh hùng cùng hòa nhập vào vườn xuân tưng bừng hương sắc. Ngay lập tức, con người và thiên nhiên hòa hợp tất cả cảm xúc, hòa điệu trong thế giới của tình yêu, mà trong bức tranh đó, tình yêu của con người chỉ là một trong tình yêu vũ trụ.

Như nhận xét của Nhật Chiêu “…rừng là nơi ẩn tu và rừng cũng là nơi yêu đương. Sakuntala và rừng dường như hòa lẫn vào nhau là niềm bí ẩn của hạnh phúc” [53, tr.152].

Vườn tu, nơi dành cho những bậc hiền tu khổ hạnh đã nhường chỗ cho sự tươi mát của thiên nhiên, đó là không gian mùa xuân của tình yêu. Cái nhìn về sự hòa hợp giữa thiên nhiên và con người, về tôn giáo và tình yêu của Kalidasa là cái nhìn đặc trưng của truyền thống văn hóa Ấn. Sau này, Tagore đã thể hiện rất rõ trong bài 43 -Tâm tình hiến dângKhông đâu các bạn, tôi sẽ chẳng bao giờ

xa rời bếp lửa, mái nhà ấm êm để ẩn mình trong tịch mịch rừng xanh, nếu không có tiếng hớn hở vui cười vang ầm trong bóng mát, nếu không có tà áo vàng nghệ phất phơ trong gió và nếu không có những tiếng thì thầm nhè nhẹ làm cho tịch mịch rừng xanh sâu thẳm thêm hơn…” [32, tr.584].

Hay trong bài 19 – Tng vtsách có ghi: lúc nào đến tuổi năm mươi nên từ giã xã hội ồn ào lên rừng ở ẩn. Thế nhưng thi nhân lại bảo cuộc sống ẩn dật trong rừng chỉ dành cho những mái đầu xanh. Vì rừng xanh là quê hương loài ong, vì rừng xanh là đất nước loài hoa, vì rừng xanh là tổ ấm loài chim. Ở đó, nơi khuất kín đang chờ đợi tiếng thì thầm rạo rực của các cặp tình nhân; ở đó, kết lại thành nụ hôn dành riêng cho hoa malati, ánh trăng thao thức nỗi niềm; song những người thấu hiểu niềm riêng ấy lại đều dưới rất nhiều tuổi năm mươi” [32, tr.674].

Không gian vườn tu trong quan niệm của Kalidasa thực chất là không gian của những điều bình thường, giản dị trong tự nhiên. Ởđó, con người và cỏ hoa như cùng một nhịp điệu sống. Con người khi muốn trở về với bản chất đích thực của mình không chỉ thực hiện bằng con đường đạo hạnh, mà hòa hợp với thiên nhiên cũng là con đường giúp cho tâm hồn và tình cảm của con người luôn được trong sáng, chúng tự thanh lọc và thoát khỏi mọi dục vọng xấu xa, đồng thời vun đắp cho tình thương rộng lớn, chan hòa trong vũ trụ bao la.

Đây là điểm gặp gỡ giữa Kalidasa và truyền thống văn học Ấn. Hầu hết các sáng tác văn học Ấn Độđều mang màu sắc tôn giáo nhưng vẫn mang đậm tính hiện thực và trữ tình. Các tính chất chất này những tưởng rất khó hòa hợp nhưng vẫn tồn tại từ các bộ sử thi Ramayana, Mahabharata đến các sáng tác của Bhasa, Kalidasa, Kabir…Đây là điểm độc đáo nhất của văn học Ấn Độ so với các nền văn học khác. Có lẽ xuất phát từ nền văn hóa “vừa thần bí vừa thực tiễn, vừa siêu hình lại vừa rất lý trí

[13, tr.224] đã đem lại những đặc điểm hết sức đặc biệt trên. Nhưng cái cốt lõi trong các sáng tác văn học Ấn vẫn là niềm vui sống, yêu đời, yêu cuộc sống. Như nhận xét của Đào Xuân Quý về thơ Ấn Độ “đối với các nhà thơ Ấn Độ, cuộc sống trên mặt đất này là một bản nhạc vĩ đại, hài hòa, cái vui, cái

đẹp là tự nó mà ra, và cái đau, cái buồn khi đã hòa hợp vào đó rồi thì không còn là gánh nặng đối với con người nữa. Mà cũng chính vì vậy mà con người không phải chỉ là con người bình thường mà thôi – kể cả những nhà tu hành khổ hạnh với lòng mong muốn được lên cõi thiên đường, và thậm chí đến các vị thần linh nữa, cuối cùng cũng bám chặt lấy cuộc đời trần thế” [13, tr.226].

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong kịch Shakuntala của Kalidasa (Trang 48 - 51)