Nghệ thuật xây dựng nhân vật 1 Khắc họa ngoại hình

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong kịch Shakuntala của Kalidasa (Trang 42 - 44)

Chương 2: THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG KỊCH SHAKUNTALA

2.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật 1 Khắc họa ngoại hình

2.3.1. Khắc họa ngoại hình

Trong truyền thống văn học Ấn Độ, vẻ đẹp của nhân vật nữ thường được miêu tả qua những hình ảnh thiên nhiên hết sức gợi hình và đầy nhục cảm. Cặp đùi thiếu nữ thường được ví như vòi voi

mềm mại, đôi vòng tay như những dây leo bám riết vào người tình…Vẻđẹp ngoại hình của Shakuntala cũng được Kalidasa miêu tả bằng những hình ảnh thiên nhiên rất truyền thống và cũng rất độc đáo.

Trong vở kịch, vẻđẹp ngoại hình của Shakuntata được nhắc đến với một tần số rất cao (21 lần), qua lời của nhân vật và hầu hết là qua sự cảm nhận của Dushyanta. Hồi I: 6 lần, hồi II: 1 lần, hồi III: 6 lần, hồi V: 2 lần, hồi VI: 4 lần, hồi VII: 2 lần. Tuy vậy, vẻ đẹp ấy luôn được cảm nhận một cách trọn vẹn và trong từng khoảnh khắc khác nhau, luôn luôn mới mẻ và hấp dẫn.

Qua cái nhìn tràn ngập yêu thương của Dushyanta, vẻ đẹp của Shakuntala hiện lên một cách trọn vẹn từ “đôi môi tranh sắc thắm với nụ hoa đang nở” đến “Đôi bàn chân đẹp như những bông huệ

trắng”, “Những ngón tay sáng ngời như ánh bình minh”, và cả những giọt mồ hôi như “những giọt ngọc”…

Shakuntala ít khi được miêu tả một cách trực diện mà thường là qua lăng kính, ánh mắt và ngôn ngữ của nhân vật khác. Vì thế, vẻđẹp ấy luôn được cảm nhận một cách khách quan, chân thực, đồng thời cũng nói lên được tác động của Shakuntala đến con tim tình si của Dushyanta. Trong vườn tu, có ba lần Dushyanta ngắm Shakuntala nhưng không phải ở thế mặt đối mặt mà hầu như chàng luôn nấp đâu đó. Cái nhìn thoáng ẩn thoáng hiện ấy làm cho vẻ đẹp của Shakuntala mỗi lúc càng trở nên hấp dẫn, chứa nhiều bí ẩn, luôn thôi thúc, cuốn hút.

Khi đang lang thang trong vườn tu, nghe tiếng xì xào phía trước, Dushyanta nhận ra các cô gái đang tưới nước cho cây, chàng vội nấp vào gốc cây để quan sát. Hình ảnh Shakuntala nổi bật lên giữa bức tranh chốn tu hành khổ hạnh “Hẵng trách cái tuổi xuân xanh phơi phới của chị thì hơn, nó làm cho ngực chị cứ bồng bồng ra thế đó” [23, tr.47]. Vẻ đẹp ấy hết sức ấn tượng trong cái nhìn đầu tiên của Dushyanta:

Môi nàng đỏ tranh sắc thắm với nụ hoa đang nở

Cánh tay nàng xinh như cành cây uốn khúc Cả thân hình nàng rạng rỡ

Mùa xuân xanh đẹp đẽ tưng bừng Như cây cỏ thời kì nở rộ[23, tr.49].

Vẻđẹp của Shakuntala làm ta liên tưởng đến vẻđẹp của nàng Sita, Draupadi, những nhân vật tiêu biểu cho vẻ đẹp Ấn Độ. Vẻ đẹp của Shakuntala thật gợi cảm nhưng không hoàn toàn thấm đẫm nhục cảm như vẻ đẹp của nàng Sita “đôi môi san hô”, “bộ ngực tròn thơm như trái chín”, “đùi êm như vòi voi”, “cánh tay ôm riết như dây leo”. Vẻđẹp của Shakuntala là vẻđẹp của cô gái mơn mởn xuân thì.

Qua dòng hồi tưởng của Dushyanta, khi được khúc xạ qua lăng kính của tình yêu thì vẻ đẹp ấy càng trở nên sáng ngời hơn bao giờ hết.

Người thiếu nữấy như một bông hoa thơm ngát Mà hương thơm không lúc nào phai

Như một giọt ngọc quý vô ngần

Trong suốt, vừa lấy lên từ dòng sông lấp lánh [23, tr.78].

Vẻđẹp của Shakuntala luôn được tác giả so sánh với các hình ảnh thiên nhiên hết sức gợi hình và tràn đầy nhựa sống. Đây là nét đặc trưng nhất trong khắc họa ngoại hình nhân vật của văn học Ấn. Shakuntala được ví với hàng loạt các hình ảnh thiên nhiên như: nụ hoa cuộn kín trong đài, một cành leo đẹp, cây cỏ đang thời kì nở rộ, là quả chín muồi, bông hoa thơm ngát, mật ong ngọt lịm, một chồi non mềm, một giọt ngọc, nụ thắm tươi, nhụy hoa đầm đìa sương sớm… Vẻ đẹp bừng sáng của Shakuntala như thâu tóm mọi năng lượng sống của vũ trụ, vẻ đẹp ấy luôn được cảm nhận qua những hình ảnh thiên nhiên ở độ viên mãn nhất. Cái đẹp vừa tinh khiết, mỏng manh vừa rực rỡ, kiêu sa đầy sức cuốn hút.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong kịch Shakuntala của Kalidasa (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)