NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG CÁC TRUYỆN NGẮN KỂ THEO NGƠI THỨ BA CỦA NGUYỄN HUY THIỆP
2.3.1 Đặc điểm của hình thức tự sự ngơi thứ ba theo điểm nhìn tập trung bên trong
2.3.1 Đặc điểm của hình thức tự sự ngơi thứ ba theo điểm nhìn tập trung bên trong nhìn tập trung bên trong
Tự sự theo điểm nhìn bên trong là hình thức tự sự mà người kể chuyện lấy thế giới nội tâm của nhân vật làm chỗ đứng để kể chuyện, người kể
chuyện nhìn các sự vật hiện tượng bằng con mắt của nhân vật. Dịng suy nghĩ, ý thức của nhân vật trở thành nguồn mạch xuyên suốt dẫn dắt câu chuyện. Trong truyện kể ngơi thứ ba theo điểm nhìn bên trong, do cĩ sự hạn chế của người kể chuyện trong một phạm vi ý thức chủ quan nào đĩ nên người đọc sẽ
cảm nhận khá rõ sự can thiệp của người kể chuyện. Trong tác phẩm cũng thường xuyên xuất hiện hiện tượng lời người kể xen lẫn lời nội tâm của nhân vật. Câu chuyện cĩ thể được kể từ điểm nhìn của nhân vật, cũng cĩ thể được kể bằng sự kết hợp giữa hai điểm nhìn của nhân vật và người kể chuyện.
Khi câu chuyện được kể từ điểm nhìn cố định của một nhân vật trong tác phẩm thì đĩ chính là hình thức tự sự theo điểm nhìn tập trung bên trong.
Nhân vật mang điểm nhìn thường là nhân vật chính trong truyện. Người kể
chuyện tựa vào cảm nhận, suy nghĩ, phạm vi ý thức của nhân vật về thế giới xung quanh để kể chuyện. Khoảng cách giữa người kể chuyện với nhân vật này rất gần, anh ta hiểu biết nhân vật như chính nhân vật hiểu biết về nĩ. Chính vì vậy mà điểm nhìn và gĩc quan sát của người kể chuyện cũng hạn chế theo điểm nhìn, vị trí của nhân vật trong câu chuyện, ít cĩ sự di động. Kể
chuyện theo hình thức tự sự này, người kể chuyện trở thành một chủ thể đồng thời mang hai ý thức, ý thức của chính mình và ý thức của nhân vật. Câu chuyện được khai thác chủ yếu theo chiều sâu tâm tưởng, do đĩ sẽ mang lại những cảm nhận tâm lý sâu sắc cho người đọc.