Người kể chuyện trong tác phẩm tự sự Việt Nam giai đoạn sau

Một phần của tài liệu Người kể chuyện trong truyện ngăn Nguyễn Huy Thiệp (Trang 34 - 41)

c) Lời kể chuyện

1.2 Người kể chuyện trong tác phẩm tự sự Việt Nam giai đoạn sau

1975

Từ khoảng đầu những năm tám mươi, cuộc sống thời bình đã thực sự

trở lại, con người hằng ngày phải đối diện với bao nhiêu vấn đề thực tiễn của

đời thường, các quan hệ thế sự và đời sống riêng tư. Các nhà văn cĩ sự mẫn cảm với cuộc sống đã khơng thể bỏ qua hiện thực đời thường đĩ và họ đã nhìn ra nhiều vấn đề cĩ ý nghĩa, đáng được quan tâm trong đĩ. Từ thể tài lịch sử dân tộc vốn là thể tài chủ đạo và chi phối mọi bình diện của hiện thực, văn học đã chuyển sự quan tâm chủ yếu sang thể tài thế sự và đời tư. Cảm hứng thế sự - đời tư trở thành cảm hứng chủ đạo của thời kỳ văn học này. Văn xuơi

đã vượt qua tình trạng bị lệ thuộc vào đề tài, vào một cách nhìn đã được định trước, để mở ra khả năng phong phú, vơ tận trong sự khám phá và thể hiện hiện thực đời sống trong tính muơn mặt và muơn vẻ của nĩ. Khi văn chương

được giải phĩng thì điều đĩ vừa là một thuận lợi, vừa là một thách thức đối với người sáng tác. Họ cĩ thể viết về mọi điều, kể cả những điều trước kia cần phải kiêng kỵ, nhưng cái quan trọng là ở chỗ nhà văn cĩ phát hiện được điều gì mới, cĩ thể hiện được cái gì của riêng mình trong những cái quen thuộc hay xa lạ với người đọc hay khơng.

Thay đổi trong quan niệm về hiện thực cũng đi liền với sự thay đổi quan niệm về mối quan hệ giữa văn học với hiện thực. Khi khơng cịn bị trĩi buộc trong quan niệm phản ánh hiện thực một cách thụ động dẫn tới sự sùng bái hiện thực và hạ thấp vai trị của chủ thể sáng tạo, thì người ta khơng cịn xem xét tác phẩm theo cách tìm sự tương đồng giữa hiện thực ngồi đời với thế giới nghệ thuật để đánh giá về mức độ chân thực của tác phẩm. Thế giới

nghệ thuật khơng chỉ phản ánh thực tại ngồi đời, mà cịn là thế giới do nhà văn sáng tạo, cĩ thể bao gồm cả cái cĩ thực và cái khơng thể cĩ, cái kỳ ảo

được tạo ra bằng trí tưởng tượng cĩ thể tồn tại bên cạnh những hình ảnh của hiện thực. Nĩi cách khác, văn chương khơng cịn là sự “minh họa” cho hiện thực đời sống thực tế, văn chương trở về với bản chất thẩm mỹ của nĩ – là sản phẩm của quá trình “nghiền ngẫm về hiện thực” của nhà văn. Bởi vì “văn học chủ yếu khơng phải là ghi chép, mơ tả hiện thực mà là hành động tự nhận thức của nhà văn” [86, tr.30].

Văn xuơi trong thời kỳ đổi mới đã đem lại nhiều biến đổi trong nghệ

thuật trần thuật. Từ bỏ sự áp đặt một quan điểm được cho là đúng đắn nhất vì

đĩ là quan điểm của cộng đồng, ngày nay người viết cĩ thể đưa ra nhiều quan

điểm khác nhau, chính kiến khác nhau. Để làm được điều đĩ, văn xuơi phải phá vỡ vai trị chi phối độc tơn của người kể chuyện tồn tri đối với thế giới hình tượng trong tác phẩm. Trong văn xuơi sử thi, người trần thuật thường là

đại diện cho quan điểm cộng đồng, vì thế nĩ cĩ thể và cần phải phán truyền chân lý để cho người đọc tin theo và hưởng ứng. Người kể chuyện thường

đứng cao hơn nhân vật và bạn đọc, khơng bao giờ kể với thái độ do dự hay hồi nghi. Kiểu người kể chuyện biết hết sẽ rất phù hợp với văn xuơi sử thi, giống như người trần thuật vơ hình mà biết hết mọi điều trong các loại hình truyện truyền thống thời cổ đại, trung đại. Cịn trong văn xuơi đổi mới, người kể chuyện đã trở nên bình đẳng hơn đối với các nhân vật khác trong tác phẩm. Anh ta khơng cịn giữ điểm nhìn “biết tuốt” với khả năng thấu suốt mọi suy nghĩ, hành động của các nhân vật trong truyện. Giờ đây, điểm nhìn trần thuật trong một tác phẩm thường xuyên cĩ sự di chuyển linh hoạt từ người kể

chuyện vào nhiều nhân vật để mỗi nhân vật cĩ thể tự nĩi lên quan điểm, thái

độ của mình và để cho các ý thức cùng cĩ quyền phát ngơn, cùng đối thoại.

luân phiên thay đổi từ ngồi vào trong thế giới tinh thần của anh ta. Và trong nhiều trường hợp, các điểm nhìn trong truyện cịn dịch chuyển theo nhiều chiều kích khơng – thời gian đa dạng.

Sự trần thuật từ nhiều điểm nhìn cĩ quan hệ tất yếu với việc đổi mới quan niệm về hiện thực, về cơng chúng và về con người trong thời kỳ văn học mới. Hiện thực khơng cịn là mục đích duy nhất của nghệ thuật. Cơng chúng khơng phải là đối tượng để nhà văn “lên lớp” mà là đối tượng cùng đối thoại về chân lý. Con người khơng phải là một thực thể “được biết trước”. Vì vậy cần cĩ một phương thức trần thuật phù hợp với cái nhìn đa chiều đĩ. Trần thuật từ nhiều điểm nhìn là một hình thức dân chủ hĩa trong văn học, đồng thời nếu mỗi điểm nhìn thật sự mang tư cách một ý thức độc lập, văn xuơi sẽ đạt đến hiệu quả thẩm mỹ phong phú hơn, bất ngờ hơn nhờ tính đa tầng, phức

điệu. Chủ đề tác phẩm và tư tưởng tác giả khơng lộ diện, khĩ nắm bắt, địi hỏi

ở sự nhận thức nhiều động não, nhưng cũng gợi nhiều liên tưởng khác nhau, dễ gây ra tranh cãi. Nhiều truyện của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hồi… chứa đựng hai bình diện nội dung, hai tầng ngữ

nghĩa, cái ảo, cái thực nhịe lẫn, rất khác với sự ưu tiên thể hiện chủ đề rõ ràng và tính đại chúng phổ biến ở thời trước. Sự thay đổi điểm nhìn trần thuật tạo ra nhiều cơ hội cho nhà văn cách tân cốt truyện, chú trọng hơn đến cấu trúc tác phẩm. Mỗi nhân vật đề cĩ quyền nĩi lên tiếng nĩi của mình nên sẽ dẫn tới lối kết thúc truyện bỏ ngỏ linh động, nhất là hứng thú xây dựng đối thoại sẽ

tăng lên.

Gắn liền với sự xuất hiện của lối trần thuật đa điểm nhìn, văn xuơi thời kỳ đổi mới cũng chứng kiến sự thay đổi của các nhà văn trong việc vận dụng các hình thức ngơi kể. Nhiều nhà văn ưa thích cách kể chuyện từ ngơi thứ

nhất với vai kể là một nhà văn, nhà báo, một người chứng kiến, quan sát kể lại câu chuyện về người khác hoặc kể về chính mình. Trong đĩ, nổi bật lên là

kiểu người kể chuyện tự vấn, triết lý với điểm nhìn hướng vào bên trong. Hình tượng người kể chuyện này hầu như vắng bĩng trong văn học thời kỳ

trước đĩ. Nhiều tác phẩm khơng chỉ cĩ một nhân vật xưng “tơi” đứng ra kể

chuyện, mà cĩ khi cịn xuất hiện nhiều cái “tơi” cá nhân cùng đứng ra trần thuật. Mỗi cái “tơi” cá nhân là một ý thức độc lập mang cá tính riêng cùng tiến hành đối thoại với nhau để làm nổi bật nội dung ý nghĩa của tác phẩm. Hình thức tự sự ngơi thứ ba vẫn tiếp tục giữ vai trị quan trọng trong các truyện kể. Tuy nhiên, người kể chuyện ngơi thứ ba trong giai đoạn này khơng chỉ đơn thuần trần thuật từ một điểm nhìn khách quan bên ngồi đối với thế

giới hình tượng trong tác phẩm. Anh ta cĩ khi dựa vào điểm nhìn tập trung bên trong nội tâm, tâm lý nhân vật để kể. Trong nhiều trường hợp, điểm nhìn của người kể chuyện cịn di chuyển liên tục từ ngồi vào trong nhân vật, thể

hiện những phương diện đa dạng trong tính cách và số phận của nhân vật. Sự

thay đổi nhiều hình thức điểm nhìn và ngơi kể đã mang lại cho truyện kể khả

năng khái quát hiện thực sâu rộng, tính đa nghĩa và sự đa dạng về giọng điệu trần thuật.

Cùng với sự ưu trội của cảm hứng thế sự - đời tư trong sáng tác văn học là sự chiếm lĩnh của tư duy tiểu thuyết đối với tư duy sử thi một thời. Tư duy tiểu thuyết được nhận diện trong tác phẩm như là việc xĩa bỏ đi khoảng cách sử thi, thay thế bằng một quan hệ thân mật, một lối tiếp xúc suồng sã giữa nhà văn với đối tượng miêu tả; hiện thực hồn kết được thay bằng hiện thực khơng hồn kết, luơn luơn biến chuyển và vận động theo những hướng khác nhau; khu vực hình tượng xa cách tuyệt đối được thay bằng những hình tượng gần gũi, thân mật; xuất phát điểm của sự nhận thức, đánh giá và thể hiện luơn là cái hiện thực cùng thời. Khi tư duy tiểu thuyết đã mạnh lên, thay thế tư duy sử thi thì ngơn ngữ văn xuơi cũng biến đổi theo hướng đĩ. Khi văn xuơi tiếp cận với đời sống ở cự ly gần, với thái độ thân mật, suồng sã thì hệ thống lời

văn nghệ thuật cũng phải thay đổi, từ thứ ngơn ngữ trang trọng, chuẩn mực chuyển sang thứ ngơn ngữ đời thường đậm chất khẩu ngữ, thơng tục. Đặc biệt, những cây bút thuộc thế hệ đến với văn học từ thời kỳ đổi mới, do ít bị

chi phối bởi thĩi quen ngơn ngữ của giai đoạn trước, họ tạo được sự cách tân rõ rệt về ngơn ngữ văn chương. Xuất phát từ tinh thần dân chủ và ý thức cá tính, họ cĩ một cách ứng xử ngơn ngữ tự do, nhiều khi phá cách nhằm đem lại một hiệu quả trực tiếp mạnh mẽ trong sự tiếp cận của người đọc.

Giọng điệu trần thuật trong các tác phẩm văn xuơi thời kỳ này cũng cĩ những biến chuyển mạnh mẽ. Về cơ bản, văn xuơi nước ta từ 1945 đến 1975 tương đối nhất quán về giọng điệu, đĩ là giọng khẳng định, ngợi ca của một cái nhìn tin tưởng, lạc quan bao trùm. Những biến thái của giọng chủ đạo này cĩ thể là giọng hào hùng, hào sảng, đanh thép, vui tươi, trang nghiêm tự hào,

đầm ấm tin yêu... Giọng điệu nhất quán phù hợp với yêu cầu thống nhất cao

độ của cộng đồng, tuân thủ kinh nghiệm cộng đồng. Văn xuơi từ sau 1975,

đặc biệt từ thời điểm đổi mới, chủ yếu diễn đạt kinh nghiệm cá nhân. Ý thức cá tính lên ngơi, cái cơng thức, đơn điệu bị chế giễu, bị cho là thiếu thẩm mỹ.

Đây chính là điều kiện làm nảy sinh hiện tượng đa giọng điệu trong văn xuơi thời kỳ này. Quan sát đại thể, dường như mười năm đầu sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc, văn xuơi nước ta mang giọng trần thuật chủ đạo là trầm tĩnh, khách quan. Từ khoảng giữa thập kỷ tám mươi, nổi lên giọng phê phán, phân tích xã hội với sự phát triển ồ ạt của dịng văn học chống tiêu cực. Giọng điệu này chứa đựng nhiệt tình sơi nổi, nhu cầu đối thoại ráo riết về các vấn đề xã hội mà ý thức cơng dân vừa thức tỉnh theo theo tinh thần dân chủ đổi mới. Sau đĩ, giọng phê phán trầm xuống, hịa đồng với rất nhiều giọng khác. Giọng điệu văn xuơi dần mang nhiều suy tư khắc khoải, nhiều chiêm nghiệm, tự bạch và tự vấn về thế sự, nhân sinh. Từ đầu thập kỷ 90, giọng giễu nhại và hồi nghi chiếm ưu thế.

Trong dịng chảy của văn học thời kỳ đổi mới, Nguyễn Huy Thiệp nổi lên như một hiện tượng đặc sắc. Ơng đã mang tới cho văn học “cái chất mà lâu nay trong văn học Việt Nam hơi thiếu – chất kiêu bạc, tàn nhẫn, cay

đắng” (Vương Trí Nhàn), một giọng điệu trần thuật “đặc biệt sắc sảo”

(Hồng Ngọc Hiến) và một “thứ ngơn ngữ Việt Nam chính xác, trong sáng, tinh tế, giàu hình tượng, đầy cá tính” (Diệp Minh Tuyền). Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện như một hiện tượng lạ vụt đến, ngồi khả năng biến ảo của một bút pháp đa dạng, ngồi những tư tưởng độc đáo được trình bày với tinh thần phản biện đời sống, ơng cịn gây một “cú sốc” thật sự cho kinh nghiệm ngơn ngữ văn chương. Lối nĩi cộc lốc sác bén và hàm súc, câu văn ngắn gọn, dồn dập, hạn chế tối đa sự miêu tả và bình luận hàm chứa một năng lượng bùng nổ

dữ dội và trước tiên làm rung chuyển lối văn mực thước trang trọng, nhiều rào

đĩn đưa đẩy hoặc êm ái du dương. Ngịi bút táo bạo này dường như khơng biết đến những thưa gửi kiểu cách, những nghi lễ khách sáo, ngang nhiên tơn vinh thứ ngơn ngữ đầy gĩc cạnh, cá tính, thứ ngơn ngữ được ý thức bằng tư

thế dân chủ, bình đẳng giữa con người với con người. Nguyễn Huy Thiệp cũng giống như lớp nhà văn trẻ xuất hiện trong thời kỳ đổi mới ít bị ràng buộc bởi những tín điều đạo đức, luân lý, vừa đầy tự tin vào mình, vừa nhiều hồi nghi với cuộc đời. Họ chọn cho mình thứ ngơn ngữ cĩ thể bộc lộ được nhiều nhất cái “tơi” của họ. Nghĩa là vấn đề “viết như thế nào” được xem trọng hơn cả vấn đề “viết cái gì”.

Ở Nguyễn Huy Thiệp, vai trị chủ động về tư tưởng của mỗi nhân vật khiến cho tác phẩm luơn là một cấu trúc đa tầng, đa nghĩa, người đọc khơng thể dễ dàng tìm được những sự thể hiện chủ quan của nhà văn. Bản thân người kể chuyện trong truyện của ơng cũng tỏ ra khơng mấy đáng tin vào mình, cĩ khi anh ta cịn đứng thấp hơn nhân vật, trong khi đĩ mỗi nhân vật

cùng với một bút pháp biến hĩa cĩ thể dao động từ giới hạn của cái lung linh huyền ảo đến giới hạn của cái nghiệt ngã, trần trụi, từ mơ mộng đến khắc nghiệt, khiến người đọc phải giật mình ngẫm lại kinh nghiệm văn học của mình. Đọc Nguyễn Huy Thiệp, nhiều người đã khơng giấu được niềm thán phục trước một ngịi bút đầy biến hĩa, sinh động, khĩ đốn. Mỗi chi tiết đều là điểm rơi của tư tưởng, chi tiết nào cũng đầy sức gợi và cĩ khả năng kích thích đối thoại rất mạnh.

Xét trên phương diện cách tân nghệ thuật, Nguyễn Huy Thiệp đã sáng tạo ra kiểu “người kể chuyện khơng đáng tin cậy” rất khác với “người kể

chuyện biết hết” phổ biến trong văn xuơi thời kỳ trước đĩ. Người kể chuyện trong nhiều truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp thường cơng khai nĩi về sự

khơng biết hết mọi điều do mình kể lại, thậm chí cĩ khi cịn đánh lạc hướng

độc giả hoặc kể ra những điều nửa tin, nửa ngờ. Loại người kể chuyện này thể

hiện quan điểm phi sử thi, khơng muốn và khơng tin rằng người kể cĩ thể áp

đặt một quan điểm duy nhất lên mọi sự việc, với niềm tin rằng mình đã nắm

được chân lý.

Trong phần tiếp theo của luận văn, chúng tơi sẽ phân tích rõ hơn sự thể

hiện của các hình tượng người kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp để làm rõ những đặc điểm tiêu biểu của các hình tượng này.

Chương 2:

Một phần của tài liệu Người kể chuyện trong truyện ngăn Nguyễn Huy Thiệp (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)