Hình thức kế toán và đặc điểm phần hành kế toán của từng bộ phận

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định KQ tiêu thụ với việc nâng cao lợi nhuận tiêu thụ tại Chi nhánh Viễn thông Viettel HN 04 (Trang 30 - 39)

Hiện nay Chi nhánh viễn thông Hà Nội là thành viên thuộc khối đơn vị hạch toán phụ thuộc của Tổng công ty Viễn thông quân đội, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Điều lệ của Chi nhánh do Tổng công ty phê duyệt theo quyết định số: 68/QĐ-TCTVTQĐ ngày 19/01/2006 và các quy định, quy chế của Chi nhánh.

Hoạt động kế toán tại Chi nhánh kinh doanh Hà Nội tuân theo Quyết định số 15/2006 QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp ký ngày 20/03/2006 và các quy định hiện hành về tài chính của pháp luật và quy chế quản lý tài chính của Chi nhánh theo Quyết định số: 01/QĐ- CN ngày 30 tháng 01 năm 2006 của giám đốc Chi nhánh

Sau đây là những nét cơ bản về vận dụng chế độ kế toán tại Chi nhánh Viễn thông Viettel:

Niên độ kế toán:

Cuối năm, bắt đầu từ ngày 1 tháng 1, kết thúc vào ngày 31 tháng 12 của năm dương lịch đó.

Kỳ kế toán theo quý (3 tháng).

Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là đồng Việt Nam. Ký hiệu: đồng  Một số chính sách kế toán:

- Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và tương đương tiền

Các khoản đầu tư ngắn hạn có khả năng chuyển đổi thành lượng tiền nhất định Phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác sang đồng Việt Nam: theo tỷ giá thực tế do ngân hàng Ngoại thương Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế để ghi sổ kế toán. Khi phát sinh chênh lệch tỷ giá, sử dụng TK 413 ( chênh lệch tỷ giá để hạch toán).

- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho

Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Theo giá gốc

Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: Phương pháp bình quân cả tháng. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kiểm kê định kỳ

Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Theo quy định chung đã được ban hành.

- Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ và bất động sản đầu tư: Ghi nhận theo giá gốc. Khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng - Nguyên tắc ghi nhận doanh thu

Căn cứ vào các báo cáo, biên bản chốt doanh thu đã có đối chiếu và chữ ký xác hận đầy đủ của các đơn vị

- Thuế thu nhập doanh nghiệp

Chịu mức thuế suất theo quy định: 25% - Tiêu thức phân bổ chi phí:

Chi phí chung và chi phí quản lý doanh nghiệp được phân bổ cho các dịch vụ theo doanh thu thuần

- Mã số thuế: 0100109106002  Phần mềm kế toán:

Hòa nhập với dòng chảy phát triển của nền kinh tế thị trường, việc áp dụng các phần mềm chuyên biệt hỗ trợ cho công tác hạch toán kế toán tại Tổng công ty viễn thông quân đội Viettel cũng như tại Chi nhánh kinh doanh Hà Nội là một việc làm hết sức quan trọng. Hiện nay toàn Tổng công ty đang sử dụng thống nhất phần mềm kế toán “Phần mềm kế toán tài chính Viettel”. Đây là phần mềm được thiết kế riêng biệt cho Tổng công ty nhằm trợ giúp kế toán quản trị được tình hình tài chính và có những thông tin quản trị thích hợp cho những chiến lược quản lý kinh doanh phù hợp với từng thời kỳ phát triển của Tổng công ty.

Đặc điểm chính của phần mềm kế toán tài chính Viettel là phần mềm mang tính linh động cao, đáp ứng được các yêu cầu biến động hàng hóa của Chi nhánh cũng như hỗ trợ việc quản lý doanh nghiệp. Phần mềm ngoài những phần hành kế toán và nghiệp vụ kế toán cần thiết còn có khả năng cung cấp những báo cáo quản trị, báo cáo tài chính và các chỉ tiêu tài chính

Hiện nay Chi nhánh đang thực hiện ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ.

Sơ đồ 1.8: Quy trình ghi sổ tổng hợp

Ghi hàng ngày Cuối tháng Đối chiếu

CTGS do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế.

CTGS được đánh số hiệu liên tục trong cả năm (theo số thứ tự trong Sổ đăng ký CTGS) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế trưởng phòng tài chính duyệt trước khi ghi sổ kế toán. Do số lượng nghiệp vụ phát sinh nhiều, nên cứ 5 ngày kế toán lại lập chứng từ ghi sổ.

Hiện tại Chi nhánh vẫn chưa sử dụng Sổ Đăng ký CTGS. Khi in từng Chứng từ gốc

Bảng tổng hợp chứng từ gốc

Sổ ( thẻ) kế toán chi tiết Sổ quỹ Chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng tổng hợp chứng từ gốc Bảng cân đối số phát sinh Sổ tổng hợp chi tiết

có: Sổ tổng hợp (Sổ cái tài khoản) và Sổ chi tiết. Theo yêu cầu quản lý, Chi nhánh mở các sổ chi tiết của các tài khoản: TK 112, 131, 136,156, 336,511… và sổ tổng hợp chi tiết tương ứng.

Hệ thống chứng từ kế toán (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh vào các chứng từ kế toán như: Hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng thông thường, hóa đơn bán lẻ, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, giấy báo nợ, giấy báo có, phiếu thu, phiếu chi và các chứng từ khác có liên quan. Đối với chứng từ là hóa đơn thi Chi nhánh mua tại Chi cục Thuế Hà Nội, còn các chứng từ khác thì Chi nhánh in từ phần mềm kế toán theo mẫu quy định.

Trình tự luân chuyển chứng từ được thực hiện chặt chẽ, gồm các bước sau: Lập chứng từ hay tiếp nhận chứng từ từ bên ngoài => Kiểm tra chứng từ => Sử dụng chứng từ để vào phần mềm kế toán => Bảo quản => Cuối tháng in chứng từ ghi sổ rồi kẹp vào các chứng từ có liên quan => Bảo quản, lưu trữ.

Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc, kế toán vào máy, sau đó máy tính tự động phân loại, tập hợp để lập chứng từ ghi sổ.

Hệ thống báo cáo kế toán

Ngày khóa sổ: ngày 31 tháng 12 năm dương lịch Nộp quyết toán trước ngày 15 tháng 2 năm dương lịch Người lập: Phòng tài chính Chi nhánh

Nơi nhận: Phòng tài chính Tổng công ty Các loại báo cáo:

- Bảng cân đối kế toán Mẫu số B01- DN

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B02- DN - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B03- DN - Bản thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B09- DN

Các bản báo cáo trên theo mẫu trong quyết định số 15/2006/QĐ- BTC của Bộ tài chính ngày 20 tháng 3 năm 2006.

Đặc điểm một số phần hành kế toán

 Phần hành kế toán tiền mặt:

Đây là một phần hành dễ xảy ra gian lận sai sót. Tại Chi nhánh, các nghiệp vụ về tiền mặt diễn ra khá nhiều. Đó là các Trung tâm nộp tiền bán hàng, đó là các nghiệp vụ chi tiền mặt cho các dịch vụ mua ngoài ( tiền xăng xe, tiền điện…), đó là tiền tạm ứng cho cán bộ mua hàng hay đi công tác…

Về tổ chức công tác kế toán, thì tại phần hành này, Chi nhánh có một thủ quỹ và kế toán tiền mặt. Thủ quỹ quản lý tình hình biến động tiền mặt trong két. Kế toán tiền mặt theo dõi tình hình biến động tiền mặt trên sổ sách. Thủ quỹ và kế toán tiền mặt làm việc độc lập và thường xuyên đối soát với nhau để hạn chế gian lận sai sót có thể xảy ra.

Về chứng từ sử dụng: Chi nhánh có quy định cụ thể về bộ chứng từ thu chi tiền mặt. Về thu tiền, gồm: Phiếu thu, Giấy tờ khác nêu rõ mục đích nộp tiền. Tuy nhiên tại Chi nhánh, về thu tiền thì hầu hết mới chỉ có phiếu thu. Về chi tiền, gồm: Phiếu chi, Giấy đề nghị thanh toán, Hóa đơn, Giấy đề nghị tạm ứng, Giấy đi đường, các giấy tờ khác nêu rõ mục đích chi tiền. Ở Chi nhánh hiện nay đã khá kiện toàn chứng từ phần phiếu chi này.

Về tài khoản sử dụng: Do tại két, Chi nhánh chỉ có một loại tiền Việt Nam đồng, không có những loại khác như tiền ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý… Do đó phần hành này, kế toán sử dụng tài khoản TK 111 “ Tiền mặt tại quỹ”, cùng các tài khoản khác có liên quan trực tiếp đến việc thu chi tiền.

Về hạch toán: Hàng ngày, thủ quỹ căn cứ vào các phiếu thu, phiếu chi đã được Tổng giám đốc, kế toán trưởng ký, thủ quỹ làm thủ tục thu, chi tiền và ghi vào Sổ quỹ tiền mặt. Cuối ngày, thủ quỹ tổng hợp phiếu thu, phiếu chi rồi lập bảng kê giao cho kế toán tiền mặt ghi sổ, máy tính sẽ tự động nhập số liệu phát sinh trong ngày vào Sổ kế toán chi tiết tiền mặt. Sau đó, thủ quỹ tiến hành chốt quỹ và cùng kế toán tiền mặt kiểm kê quỹ. Đồng thời, căn cứ vào các phiếu

thu, phiếu chi, kế toán nhập số liêu vào máy để lập chứng từ ghi sổ. Cuối tháng, phần mềm sẽ tự động kết chuyển sang sổ cái TK 111.

 Phần hành kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Cuối tháng, Chi nhánh trả tiền lương cho công nhân viên theo khoán và lương sản xuất kinh doanh

Lương theo khoán = (Hệ số lương * 540,000) – ( BHYT+BHXH+ BH thất nghiệp + Thuế TNCN)

Lương sản xuất kinh doanh = ( Hệ số lương + Hệ số chức vụ + Hệ số công việc) * 540,000

Đồng thời Chi nhánh tiến hành khấu trừ từ lương như sau:

Khấu trừ từ lương tiền BHXH = 5% * Lương cơ bản

Khấu trừ từ lương tiền BHYT của Sỹ quan, QNCN, CNVQP, LĐHĐ ( Lao động theo hợp đồng) = 1%* Lương cơ bản

Khấu trừ từ lương tiền bảo hiểm thất nghiệp = 1%* Lương cơ bản

Khấu trừ từ lương tiền thuế thu nhập cá nhân: Tùy thuộc vào mức lương khoán và lương sản xuất kinh doanh, mức giảm trừ gia cảnh.

Chi nhánh mua bảo hiểm y tế cho công nhân viên và tự nộp thuế thu nhập cá nhân vào cục thuế địa phương

Về tài khoản: Chi nhánh sử dụng TK 3341 “ Phải trả công nhân viên”, TK 3382 “ Kinh phí công đoàn”, TK 3383 “ Bảo hiểm xã hội”, TK 3384 “ Bảo hiểm y tế” và các tài khoản khác có liên quan

Về chứng từ sử dụng - Bảng chấm công

- Bảng thanh toán tiền lương - Giấy công tác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bảng thanh toán tiền nhân công thuê ngoài - Hợp đồng thuê khoán thời vụ

- Thanh lý ( nghiệm thu) hợp đồng thuê khoán thời vụ - Chứng từ thanh toán chi quỹ phúc lợi

- Bảng tổng hợp thù lao cộng tác viên

- Bảng tổng hợp hoa hồng thu cước do cộng tác viên gửi

Về hạch toán

Cuối tháng căn cứ vào Bảng thanh toán tiền lương, Bảng chấm công, kế toán tiền lương nhập vào phần mềm để lên Chứng từ ghi sổ và các sổ chi tiết tiền lương, các khoản trích theo lương, sổ tổng hợp ( sổ cái TK 334, 338). Cuối tháng phần mềm tự động kết chuyển sang Bảng cân đối số phát sinh và báo cáo kế toán.

 Phần hành kế toán hàng hóa

Về đặc điểm hàng hóa: Chi nhánh nhập khẩu trực tiếp nhập khẩu hàng hóa, bao gồm:

- Sim trắng trả trước, trả sau, ANYPAY(KIT)

- Kit Economy, Kit Daily, Kit Tomato, Kit Z60, Kit Bonus, Kit Flexy, Kit Basic

- Thẻ cào MG 50, 100, 200, 300, 400, 500 - Điện thoại di động

- Điện thoại bàn

- Điện thoại cố định không dây - Modem ADSL

Về tài khoản sử dụng: Trong phần hành kế toán hàng hóa của Chi nhánh kinh doanh Hà Nội, kế toán sử dụng những tài khoản sau:

- TK 156: Hàng hóa: Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có của hàng hóa trong kho Chi nhánh. TK 156 được chi tiết thành 2 tài khoản sau:

TK 1561: Chi phí thực tế mua hàng hóa TK 1562: Chi phí thu mua

- TK 632: Giá vốn hàng bán: Tài khoản này dùng để theo dõi giá thành thực tế của hàng hóa mà Chi nhánh đang kinh doanh

- TK 131: Phải thu khách hàng: Tk này được chi tiết thành hai TK cấp 2 sau:

TK 1311: Phải thu khách hàng ngắn hạn ( dưới 1 năm) TK 1312: Phải thu khách hàng dài hạn ( trên 1 năm)

- Ngoài ra Chi nhánh còn sử dụng một số tài khoản liên quan đến quá trình tiêu thụ, như TK 111, 112…

Về chứng từ sử dụng: Trong phần hành này, kế toán sử dụng những chứng từ sau:

- Phiếu nhập kho - Phiếu xuất kho

- Phiếu bán hàng kiêm đề nghị xuất kho

- Biên bản bàn giao hàng hóa và phiếu thu ( nếu khách hàng thanh toán bằng tiền măt)

- Giấy báo Có của Ngân hàng ( nếu khách hàng thanh toán bằng chuyển khoản)

- Biên bản kiểm tra chất lượng vật tư, công cụ, tài sản, hàng hóa - Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, tài sản, hàng hóa

- Hóa đơn GTGT bán ra

- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ - Bảng tổng hợp quyết toán công nợ tiền hàng

Về hạch toán tổng hợp: Hàng ngày, căn cứ vào hóa đơn bán hàng, kế toán hàng hóa nhập số liệu vào phần mềm. Sau đó phần mềm tự động kết chuyển sang các sổ chi tiết ( sổ chi tiết hàng hóa, sổ chi tiết bán hàng) và các sổ tổng hợp như sổ cái TK 156, 632. Cuối tháng phần mềm tự động kết chuyển sang Bảng cân đối số phát sinh và báo cáo kế toán.

 Phần hành kế toán doanh thu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Doanh thu bán hàng được chi tiết cho từng loại hàng hóa và dịch vụ. Ở Chi nhánh kinh doanh Hà Nội được chi tiết ra khoảng 44 loại doanh thu. Đó là: Phí hòa mạng điện thoại di động, doanh thu chuyển đổi dịch vụ,

doanh thu bán sim trắng trả trước, doanh thu chọn số theo cách của bạn, doanh thu bán Kit Economy, Bonus, Tomato, doanh thu bán thẻ, doanh thu bán mã pin thẻ cào cho ngân hàng- Anypay, Quỹ tấm lòng việt, doanh thu bán điện thoại, Modem, Lắp đặt điện thoại cố đinh, cước truy cập dịch vụ Internet, cước điện thoại cố định…

Về tài khoản sử dụng:

- TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. TK 511 được chi tiết theo doanh thu từng sản phẩm, dịch vụ, từng cửa hàng

- TK 512: Doanh thu bán hàng nội bộ: Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu ủa hàng hóa được tiêu dùng nội bộ giữa các đơn vị cùng thuộc Tổng công ty Viễn thông quân đội.

- TK 632: Giá vốn hàng bán: Tài khoản này dùng để theo dõi giá thành thực tế của hàng hóa mà Chi nhánh đang kinh doanh

- TK 131: Phải thu khách hàng: Tk này được chi tiết thành hai TK cấp 2 sau:

TK 1311: Phải thu khách hàng ngắn hạn ( dưới 1 năm) TK 1312: Phải thu khách hàng dài hạn ( trên 1 năm)

- Ngoài ra Chi nhánh còn sử dụng một số tài khoản liên quan đến quá trình tiêu thụ, như TK 111, 112…

Về chứng từ sử dụng:

- Hóa đơn GTGT mua vào

- Hóa đơn bán hàng thông thường - Biên lai thu tiền

- Hóa đơn GTGT bán ra

- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ - Bảng tính hoa hồng bán máy

- Giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà Nước - Bảng tổng hợp doanh thu nội bộ

- Bảng tổng hợp quyết toán doanh thu

Về hạch toán: Căn cứ vào hóa đơn bán hàng và các chứng từ gốc về tiêu thụ, kế toán nhập số liệu vào phần mềm để lên các chứng từ ghi sổ rồi cuối tháng phần mềm sẽ chuyển số liệu vào các sổ tổng hợp như sổ cái TK 511t,… Đồng thời căn cứ vào các chứng từ gốc, phần mềm cũng chuyển số liệu vào các sổ chi tiết liên quan: sổ chi tiết bán hàng,…

PHẦN II:

THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN TIÊU THỤ HÀNG HÓA VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TẠI CHI NHÁNH VIỄN THÔNG

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định KQ tiêu thụ với việc nâng cao lợi nhuận tiêu thụ tại Chi nhánh Viễn thông Viettel HN 04 (Trang 30 - 39)