Nhân vật Hoàng

Một phần của tài liệu Những biện pháp phát huy năng lực cảm thụ văn học của học sinh trong dạy học truyện ngắn của Nam Cao (Trang 115 - 117)

C. Căn dặn HS:

1. Nhân vật Hoàng

a. Lúc ở Hà Nội

GV đặt câu hỏi: Lúc ở Hà Nội, Hoàng là người như thế nào? Định hướng trả lời:

- Sống phong lưu, nuôi chó dữ

- Là tay chợ đen tài tình, có tính ghen tỵ và hay “đá bạn”. b. Lúc tản cư về quê.

* Nếp sống:

GV yêu cầu: Hãy tìm những câu miêu tả ngoại hình của Hoàng và cho biết nhận xét của em về nhân vật này.

Định hướng trả lời: Ngoại hình to béo, khuôn mặt có ria mép như bàn chảy nhỏ  nếp sống nhàn tản, dư thừa, rãnh rỗi.

* Cung cách sinh hoạt:

GV đặt câu hỏi: Cung cách sinh hoạt của gia đình Hoàng ra sao? Định hướng trả lời:

+ Nuôi chó dữ

+ Nhà kín cổng cao tường, sân gạch, vườn hoa.

+ Ăn mía ướp hoa bưởi, khoai lang vùi, hút thuốc lá thơm, uống trà trước khi đi ngủ.

+ Ngủ màn tuyn trắng toát, sực mùi nước hoa + Mặc: sang trọng

+ Sở thích: đọc “Tam quốc chí” trước khi đi ngủ.

GV đặt câu hỏi: Em có nhận xét gì về nếp sống của anh ta?

Định hướng trả lời: Sinh hoạt kiểu cách, trưởng giả, quý tộc. Hoàng vẫn giữ nếp sống như cũ. Nếu thời bình đây là nếp sống lành mạnh thì trong thời chiến đây là cách sống thờơ, lạc lõng, đáng phê phán.

c. Đôi mắt của Hoàng: - Đối với nông dân:

GV đặt câu hỏi: Hoàng đánh giá ngời nông dân như thế nào? GV giúp HS tìm dẫn chứng trong SGK và định hướng trả lời:

- Hoàng nhìn người nông dân chỉ thấy mặt hạn chế: Họ không biết thức thời, tàn nhẫn, ngố, nhặng xị, tò mò, nhiều chuyện, ngu độn, lỗ mãng, ích kỷ.

GV đặt câu hỏi: Thái độ của Hoàng như thế nào khi kể cho Độ nghe về những điều quan sát?

Định hướng trả lời: Cười cợt, khinh bỉ ra mặt.

GV đặt câu hỏi: Em hãy đánh giá vềĐôi mắt của Hoàng.

Định hướng trả lời: Hoàng có đôi mắt nhìn phiến diện, một phía, chỉ thấy được mặt hạn chế mà không thấy những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân: Họ là những người yêu nước, tham gia Cách mạng hăng hái, tích cực trong kháng chiến.

 Đôi mắt của Hoàng đáng phê phán nhưng thái độ của anh đáng phê phán hơn.

GV đặt câu hỏi: Đối với kháng chiến thì anh ta như thế nào? Định hướng trả lời:

- Không tin vào vai trò của quần chúng.

- Không chịu cộng tác với cán bộ địa phương. - Yêu lãnh tụ.

 Hoàng không tham gia kháng chiến nhưng đứng bên ngoài soi mói, chế nhạo.

GV đặt câu hỏi: Em có nhận xét gì về nghệ thuật xây dựng nhân vật?

Định hướng trả lời: Bằng bút pháp trào phúng, tác giả xây dựng thành công nhân vật Hoàng. Có “đôi mắt”, tư tưởng, lập trường đáng phê phán.

Một phần của tài liệu Những biện pháp phát huy năng lực cảm thụ văn học của học sinh trong dạy học truyện ngắn của Nam Cao (Trang 115 - 117)