Yêu cầu: Giúp học sinh:

Một phần của tài liệu Những biện pháp phát huy năng lực cảm thụ văn học của học sinh trong dạy học truyện ngắn của Nam Cao (Trang 82 - 83)

C. Căn dặn học sinh:

A. Yêu cầu: Giúp học sinh:

- Hiểu được: Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, vấn đề lập trường, quan điểm của giới trí thức văn nghệ sỹ đối với cuộc kháng chiến, đối với vai trò của nhân dân lao động có ý nghĩa rất quan trọng.

- Đánh giá đúng tư tưởng tiến bộ của Nam Cao đối với cuộc kháng chiến, đối với nhân dân và đối với nghệ thuật trong thời kỳ nhận đường.

- Thấy được cách dựng truyện đơn giản nhưng nhờ chất tự truyện nên ý nghĩa tác phẩm sâu sắc, ngôn ngữ đối thoại sắc sảo, tinh tế, và nghệ thuật khắc hoạ chân dung nhân vật sinh động, chân thực.

- Rèn luyện kỹ năng phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.

B. Thiết kế bài học

HOẠT ĐỘNG 1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác giả, tác phẩm

1. Tác gi:

Trên cơ sở HS đã học về tác giả, tác phẩm Nam Cao ở chương trình lớp 11 và đọc sách tham khảo, GV yêu cầu các em tự tóm tắt những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn để có ấn tượng từ đầu trước khi tìm hiểu tác phẩm Đôi mắt.

- Nam Cao là nhà văn lớn nhất của trào lưu văn học hiện thực phê phán 1930- 1945, và là một trong những nhà văn hàng đầu của thế kỷ đã góp phần cách tân, hiện đại hóa nền văn xuôi Việt Nam trên hành trình văn học của thế kỷ XX.

- Về quan điểm nghệ thuật: Nam Cao quan niệm văn chương phải có nội dung nhân đạo sâu sắc, phải phản ánh đúng hiện thực và nhà văn phải có trách nhiệm với ngòi bút, phải có lương tâm, phải lao động với sự sáng tạo của riêng mình.

- Về nội dung sáng tác:

+ Trước Cách mng tháng Tám: Tập trung vào hai mảng đề tài lớn:

Người trí thức nghèo: Đời thừa, Trăng sáng, Mua nhà, Nước mắt, Những truyện không muốn viết…Trong đó, Nam Cao tập trung phát hiện và miêu tả tấn bi kịch tinh thần của những nhà văn nghèo, những “giáo khổ trường tư”, những học sinh thất nghiệp… để từ đó phê phán xã hội bất công đã dồn đuổi, bóp nghẹt sự sống, tâm hồn của họ, đồng thời thể hiện khát vọng hướng tới một nhân cách toàn thiện, xứng đáng với giá trị của con người.

Người nông dân nghèo: Chí Phèo, Lão Hạc, Một bữa no, Dì Hảo, Tư Cách Mõ, Một đám cưới…Ở đề tài này, so với các nhà văn đương thời, Nam Cao đã thật sự tiến thêm một bước trong việc nhận thức và mô tả bi kịch đời sống của những kẻ bần cùng, thấp cổ bé họng phải chịu sự huỷ diệt bạo tàn của xã hội bất lương và phi nhân tính.

+ Sau Cách mng tháng Tám: Đôi Mắt, Ở rừng, Đường vô Nam, Trên những con đường Việt Bắc…Nội dung ghi lại những đổi thay của cuộc sống và con người sau Cách mạng tháng Tám, sự giác ngộ lẽ sống lớn của dân tộc, của thời đại và ý thức dùng nghệ thuật góp phần xây dựng nhân cách mới.

Một phần của tài liệu Những biện pháp phát huy năng lực cảm thụ văn học của học sinh trong dạy học truyện ngắn của Nam Cao (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)