Chí Phèo muốn trở về cuộc sống lương thiện nhưng không đượ

Một phần của tài liệu Những biện pháp phát huy năng lực cảm thụ văn học của học sinh trong dạy học truyện ngắn của Nam Cao (Trang 71 - 75)

* Chí Phèo gặp Thị Nở

GV đặt câu hỏi: Em hãy cho biết động cơ nào đã thức tỉnh Chí Phèo, và diễn biến tâm lý của nhân vật này ra sao?

Trường hợp HS trả lời chưa đầy đủ, GV có thể gợi dẫn và bổ sung để làm rõ những nội dung sau:

Chính Thị Nở và tình yêu của hai nguời đã thức tỉnh Chí Phèo, làm cho hắn khao khát cuộc đời lương thiện. Và diễn biến tâm lý của nhân vật này được Nam Cao miêu tả rất tinh tế:

- Sau cái đêm uống rượu say và gặp Thị Nở, sáng hôm sau tỉnh dậy, nét độc ác hung hãn của Chí Phèo hoàn toàn biến mất, cái bản chất lương thiện của hắn đã trở về:

+ Hắn cảm thấy buồn

+ Lần đầu tiên hắn nghe nhịp sống của đời thường. + Hắn nhớ lại những mơước xa xưa

+ Hắn nhận ra và lo sợ tuổi già, sợđói rét, ốm đau, và nhất là sợ cô độc.

- Khi nhận được bát cháo hành từ tay Thị Nở, Chí Phèo thèm khát một cuộc đời lương thiện:

+ Chí Phèo rất ngạc nhiên và mắt “hình nhưươn ướt” + Hắn nhớ lại cuộc đời đã qua và xót xa, đau đớn.

+ Nhìn lại bát cháo hành, hắn rút ra một điều là hắn có thể kết bạn. + Hắn kỳ vọng Thị Nở sẽ là cầu nối đưa hắn trở về với làng VũĐại

GV đặt câu hỏi nêu vấn đề: Tại sao Nam Cao lại để cho Thị Nở, một người đàn bà xấu xí, nhếch nhác đến tuyệt vọng, lại là người thức tỉnh Chí Phèo?

GV cho HS thảo luận. Nếu cần thiết có thể gợi dẫn: Điều đó có liên quan gì đến bi kịch của Chí Phèo? Nam Cao có cách nhìn về con người như thế nào? cách nhìn này mang lại giá trị gì cho tác phẩm?

Định hướng trả lời:

- Nam Cao muốn chỉ rõ bi kịch của Chí Phèo: Thị Nở càng xấu xí, bi kịch của Chí Phèo càng nặng nề.

- Nam Cao nhìn nhận được phần nhân tính, phần tốt đẹp của con người mà cả làng Vũ Đại đều loại trừ. Đó cũng là tư tưởng nhân đạo lớn nhất của Nam Cao.

* Bị Thị Nở từ chối, Chí Phèo rơi vào bi kịch. - Nguyên nhân:

GV đặt câu hỏi: Thị Nở từ chối Chí Phèo là do nguyên nhân sâu xa nào? Định hướng trả lời: Thị Nở từ chối Chí Phèo là vì nghe theo lời bà cô. Và nguyên nhân bà cô không cho Thị lấy Chí Phèo chỉ bởi vì hắn là “cái thằng không cha”, là “kẻ chuyên rạch mặt ăn vạ”. Như vậy, chính cái định kiến khắt khe của làng

Vũ Đại đã thiêu rụi niềm hy vọng cuối cùng và dồn đuổi Chí Phèo vào bước đường cùng.

- Chí Phèo tự giải quyết bi kịch của mình

GV chia lớp thành 4 nhóm để thảo luận 4 câu hỏi sau: + Diễn biến tâm lý của Chí Phèo?

+ Lúc cầm dao đi trả thù, tại sao lúc đầu Chí Phèo trỏ vào cô cháu Thị Nở, nhưng bước chân xệch xạc lại đưa hắn đến nhà Bá Kiến?

+ Tiếng kêu của Chí Phèo trước lúc chết có ý nghĩa như thế nào?

+ Nam Cao để cho Chí Phèo giải thoát bằng cách trả thù và tự sát. Điều này có bi quan lắm không?tại sao?

Định hướng trả lời:

+ Diễn biến tâm lý của Chí Phèo khi bị Thị Nở từ chối:  Không tin, cười và lắc lư cái đầu.

 Ngẩn người, ngẩn mặt, sửng sốt, níu Thị Nở lại.

 Uất ức, tuyệt vọng, uống rượu cho say nhưng càng uống càng tỉnh.  Ôm mặt khóc rưng rức

 Cầm dao đi trả thù.

+ Lúc cầm đao đi trả thù, đầu tiên Chí Phèo trỏ vào cô cháu Thị Nở, nhưng bước chân xệch xạc lại đưa hắn đến nhà Bá Kiến. Có lẽ, hắn lờ mờ nhận ra kẻ thù của hắn là Bá Kiến, kẻ đã bám riết, đeo đuổi, can thiệp vào đời hắn hàng chục năm và biến hắn thành một kẻ lưu manh, gây tội ác đến nỗi “không thể làm người lương thiện được nữa.

+ Tiếng kêu của Chí Phèo trước khi giết Bá Kiến và tự sát là tiếng kêu đau đớn của sự thức tỉnh, của khát vọng chân chính, đưa Chí Phèo về đến ngưỡng cửa cuộc đời. (GV có thể bình giảng sâu hơn ở nội dung này)

+ Chí Phèo giải thoát bằng cách trả thù và tự sát. Điều này không mang tính bi quan, bởi Nam Cao không phải là nhà văn Cách mạng mà là một nhà văn hiện thực. Cái chết của Chí Phèo mang yếu tố tiêu cực, nhưng đó chính là bản án tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến.

HOẠT ĐỘNG 4. Hướng dẫn học sinh phân tích những nét đặc sắc về nghệ thuật

- Ngh thut xây dng nhân vt đin hình.

GV yêu cầu HS so sánh bi kịch của Chí Phèo và bi kịch của Chị Dậu (Tắt đèn- Ngô Tất Tố) để làm rõ tính điển hình tha hóa ở nhân vật Chí Phèo.

Định hướng: Cùng là nạn nhân của mâu thuẫn giai cấp trong xã hội phong kiến, cùng rơi vào bước đường cùng nhưng Chị Dậu không bị tha hóa. Chị Dậu được Ngô Tất Tố xây dựng bằng ngòi bút lý tưởng hóa (Chị phải bán đi nhiều thứ nhưng vẫn giữ được phẩm giá của mình). Còn trong “Chí Phèo”, Nam Cao đã để cho nhân vật của mình bán cả linh hồn cho quỷ dữ rồi rơi vào con đường tội lỗi không lối thoát. Chính vì thế Chí Phèo trở thành nhân vật điển hình tha hóa, làm nên giá trị hiện thực phê phán của tác phẩm.

GV mở rộng: Bên cạnh Chí Phèo, Bá Kiến cũng là một điển hình nghệ thuật bất hủ. Mức độ tham lam, tàn ác, xảo quyệt, ranh ma… của hắn thì Nghị Quế (trong “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố) và Nghị Lại (trong “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan) không thểđạt tới.

- Ngh thut miêu t tâm lý nhân vt:

GV đặt câu hỏi: em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của Nam Cao?

- Định hướng trả lời: Nam Cao sở trường về miêu tả tâm lí nhân vật; có khả năng đi sâu vào nội tâm diễn tả những diễn biến tâm lí phức tạp của nhân vật.

- Ngh thut xây dng kết cu truyn.

GV đặt câu hỏi: Em có nhận xét gì về nghệ thuật xây dựng kết cấu truyện? GV có thể gợi dẫn: Trình tự thời gian được tác giả sắp xếp như thế nào? Hình ảnh cái lò gạch cũ bỏ hoang xuất hiện ởđầu và kết thúc câu chuyện đã nói lên điều gì?

Định hướng trả lời: Việc xáo trộn trình tự thời gian đã tạo nên sự phóng khoáng trong cách dựng truyện, đặc biệt là tạo nên sức hấp dẫn, gây sự chú ý và hứng thú theo dõi liên tục cho người đọc. Hình ảnh “cái lò gạch cũ bỏ hoang” xuất hiện ở đầu và kết thúc tác phẩm gọi là kết cấu vòng, giúp người đọc đào sâu thêm tầng nghĩa

mà nhà văn muốn gửi gắm: Chừng nào còn tồn tại một xã hội kiểu làng Vũ Đại, còn kiểu người như Bá Kiến thì chừng ấy sẽ còn kiểu người như Chí Phèo.

- Ngôn ng truyn:

GV đặt câu hỏi: Ngôn ngữ trong Chí Phèo có gì sáng tạo và độc đáo?

Định hướng trả lời: tác giả đan xen lời nhân vật và lời người kể chuyện. Điều này giúp cho nhà văn dễ dàng lách sâu vào thế giới nội tâm phức tạp và tinh tế của nhân vật.

HOẠT ĐỘNG 5. Hướng dẫn học sinh tổng kết

1. Chđề.

GV đặt câu hỏi nêu vấn đề: Trong tác phẩm, Nam Cao tập trung khá kĩ vào quá trình tha hóa của Chí Phèo và mối tình giữa Chí Phèo và Thị Nở. Vậy theo em, tác phẩm này chủ yếu phản ánh điều gì?

GV cho HS thảo luận và trình bày ý kiến. Từ đó rút ra chủđề của tác phẩm. Chủ đề: Truyện ngắn “Chí Phèo” phản ánh quá trình bi thảm của kiếp người nông dân nghèo khổ, bịđẩy vào con đường lưu manh tội lỗi không lối thoát. Qua đó Nam Cao đã tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến và bọn cường hào địa chủ ở nông thôn lúc bấy giờ.

Một phần của tài liệu Những biện pháp phát huy năng lực cảm thụ văn học của học sinh trong dạy học truyện ngắn của Nam Cao (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)