Bi kịch về lí tưởng, sự nghiệp

Một phần của tài liệu Những biện pháp phát huy năng lực cảm thụ văn học của học sinh trong dạy học truyện ngắn của Nam Cao (Trang 76 - 78)

C. Căn dặn học sinh:

a. Bi kịch về lí tưởng, sự nghiệp

GV đặt câu hỏi: Là một nhà văn, một trí thức trẻ, Hộ có những khát vọng, những quan niệm gì về văn chương?

Nếu cần thiết GV có thể gợi dẫn: Hộ có những hoài bão, những khát vọng gì trong sự nghiệp sáng tác của mình? Hộ suy nghĩ, quan niệm như thế nào về văn chương?

Định hướng trả lời:

- Hộ đã từng ôm ấp “một hoài bão lớn” về sự nghiệp văn chương. Anh sẵn sàng hiến cả đời mình cho nghề văn. Anh coi văn chương là lẽ sống, là lí tưởng của cuộc đời. Vì lí tưởng đó mà “đói rét không có nghĩa lí gì đối với một gã trẻ tuổi say mê lí tưởng. Lòng hắn đẹp. Đầu hắn mang một hoài bão lớn(…). Đối với hắn lúc ấy, nghệ thuật là tất cả, ngoài nghệ thuật không có gì đáng quan tâm nữa. Anh khao khát vinh quang: Hắn băn khoăn nghĩ đến một tác phẩm nó sẽ làm lu mờ hết các tác phẩm khác cùng ra một thời.

- Hộ mang những suy nghĩ nghiêm túc, đúng đắn về nghề văn, một nghề cao quý:

+ Nghề văn là nghề sáng tạo, nhà văn phải không ngừng sáng tạo, không mệt mỏi trong tìm tòi đểđem lại cho đời những điều mới, bổ ích: “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, sáng tạo những cái gì chưa có.

+ Một tác phẩm văn chương phải thấm đẫm cảm hứng nhân đạo, phải giúp cho người đọc sống nhân ái, bao dung, cho xã hội được công bình, mỗi ngày thêm tốt đẹp. Hộ khẳng định: “Một tác phẩm thật giá trị (…) phải chứa đựng một cái gì lớn lao (…). Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình. Nó làm cho người gần người hơn”.

GV cho HS so sánh những quan niệm của Hộ với quan niệm của Điền trong

Trăng sángvà của Thứ trong Sống mònđể giúp HS khái quát được đời sống tinh thần của văn sĩ nghèo trước Cách mạng tháng Tám.

GV giảng bình mở rộng: Sống trong xã hội thực dân nửa phong kiến những năm 30, 40 của thế kỷ XX- cái xã hội đầy rẫy bất công với nhiều quan điểm sai trái về văn chương mà Hộ có những khát vọng, quan niệm như thế thật đáng trân trọng.

Qua đó Nam Cao cũng đã gửi tới bạn đọc những tuyên ngôn đúng đắn, tiến bộ về văn chương và về sự nghiệp sáng tác văn chương lúc bấy giờ.

GV đặt câu hỏi nêu vấn đề: Mang những hoài bão, những quan niệm đẹp đẽ như vậy, lẽ ra Hộ phải trở thành một nhà văn chân chính, nhưng sao anh lại rơi vào bi kịch?

GV cho HS thảo luận, có thể gợi dẫn thêm: Nguyên nhân sâu xa của bi kịch ấy là gì?

Định hướng trả lời: Hộ đã vi phạm những khát khao, những quan niệm đúng đắn, đẹp đẽ của nghề văn.

- Nguyên nhân trực tiếp: Từ khi lập gia đình, gánh nặng mưu sinh buộc Hộ phải gấp gáp kiếm tiền. Hộ phải viết văn một cách vội vàng, viết toàn những cái vô vị, nhạt nhẽo, người ta đọc rồi quên ngay. Chính anh khi đọc những tác phẩm viết vội ấy của mình, anh thấy rõ “nó rất nông” và “quá ư dễ dãi”. Hộ vô cùng đau khổ, tự kết tội mình bằng lời nói nội tâm gay gắt: “sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện!”. Anh ngao ngán, dằn vặt, cảm thấy mình là “một kẻ vô ích, một người thừa”. Hộ tự khinh mình, tự giận mình: “Thôi thế là hết! Ta đã hỏng rồi!”. Hộ giận lây sang vợ con. Anh uống rượu say rồi nặng lời quát mắng, trút giận lên vợ con.

- Nguyên nhân sâu xa: Do xã hội lạc hậu, trì trệ không đảm bảo cuộc sống cho những trí thức, văn nghệ sỹ, đẩy họ vào cảnh nghèo đói, thiếu thốn làm thiêu chột những hứng khởi để sáng tạo.

GV mở rộng: Miêu tả bi kịch này của Nhà văn Hộ, ngòi bút Nam Cao vừa tố cáo gay gắt xã hội đẩy con người vào cảnh đói nghèo, túng thiếu, vừa cảm thông với những vật vã, day dứt để vượt mình của con người, trước hết là của giới văn nghệ sỹ.

Một phần của tài liệu Những biện pháp phát huy năng lực cảm thụ văn học của học sinh trong dạy học truyện ngắn của Nam Cao (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)