Hướng đánh giá

Một phần của tài liệu Những biện pháp phát huy năng lực cảm thụ văn học của học sinh trong dạy học truyện ngắn của Nam Cao (Trang 90 - 91)

C. Căn dặn học sinh:

2. Đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn

3.4.2. Hướng đánh giá

Để đánh giá tính khả thi của những BP phát huy năng lực cảm thụ của HS trong dạy học truyện ngắn của Nam Cao ở trường THPT, chúng tôi căn cứ vào kết quả thực nghiệm. Cụ thể là căn cứ vào mức độ phù hợp giữa các BP dạy học với đặc trưng về thể loại, đặc trưng phong cách của Nam Cao và khả năng khơi gợi tính năng động sáng tạo ở HS. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng căn cứ vào kỹ năng tổng hợp, khái quát kiến thức, kỹ năng phát hiện, phân tích vấn đề… thể hiện cụ thể ở kết quả làm bài kiểm tra của HS.

Hình thức ra đề và cách đánh giá bài kiểm tra:

Mỗi đề kiểm tra cho mỗi bài học thực nghiệm là 10 câu trắc nghiệm khách quan. Hình thức của cả 10 câu này đều là trắc nghiệm nhiều lựa chọn. Và nội dung, tính chất của những câu hỏi này cũng được chia đều cho 3 loại: Câu ghi nhớ, câu khái quát và câu phân tích. Soạn những đề kiểm tra này, chúng tôi tập trung chủ yếu vào những vấn đề trọng tâm, những điểm sáng thẩm mỹ… nhằm mục đích bao quát được chiều sâu, chiều rộng của tác phẩm. Mỗi câu trắc nghiệm tương ứng với 1 điểm, và HS làm bài trong thời gian 15 phút sau khi đã học xong tác phẩm. Trước khi cho HS làm bài, chúng tôi đã cho khảo sát cả 3 đề trắc nghiệm này trên 100 HS của trường THPT Sương Nguyệt Anh ( huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre), sau đó kết quả trắc nghiệm đã được chúng tôi phân tích về độ khó, độ phân cách, tính hiệu quả của mồi nhử và lựa chọn ra 30 câu có kết luận là tốt, khá tốt để tiến hành cho HS thực nghiệm.

Một phần của tài liệu Những biện pháp phát huy năng lực cảm thụ văn học của học sinh trong dạy học truyện ngắn của Nam Cao (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)