Biện pháp giảng bình

Một phần của tài liệu Những biện pháp phát huy năng lực cảm thụ văn học của học sinh trong dạy học truyện ngắn của Nam Cao (Trang 62 - 65)

TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO Ở TRƯỜNG THPT 2.1 Một số nét đặc trưng trong truyện ngắn của Nam Cao

2.3.5. Biện pháp giảng bình

Giảngbình là một việc làm rất quen thuộc và phổ biến trong quá trình dạy học tác phẩm văn chương ở nước ta. Cho đến nay, mặc dù PP dạy học mới yêu cầu “lấy học sinh làm trung tâm”, HS đóng vai trò chính, còn GV chỉ là người định hướng, nhường lời lại cho HS, nhưng không vì thế mà giảng bình mất đi vị trí quan trọng của nó trong giờ dạy học văn. Theo GS Phan Trọng Luận, “bình văn chính là nói lại nội dung cảm thụ văn học của mình đến người nghe cùng cảm thụ như mình

[36, tr.225]. Và “nhờ bình mà lời giảng thêm sâu, nhưng bình phải dựa trên giảng. Giảng không bình thì ý gọn và khô, bình không giảng thì ý đồ miên man, xa vời” [36, tr.229].

Khi dạy “Chí Phèo”, ta cần dừng lại để bình về những giọt nước mắt thức tỉnh hay tiếng kêu của Chí Phèo trước lúc chết: “Tao muốn làm người lương thiện (…) Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện được nữa”. Qua đó nhằm bồi đắp cho HS cảm xúc, sự cảm thông giữa người và người, đồng thời khơi gợi trí tưởng tượng, giúp các em hiểu và cảm nội dung tác phẩm, tư tưởng của Nam Cao một cách đúng đắn, dễ dàng và sâu sắc: Tiếng kêu của Chí Phèo, cái chết thê thảm của Chí Phèo là cả một sự phê phán gay gắt đối với chế độ thực dân phong kiến đã chà đạp lên quyền sống chính đáng của con người.

Để phát huy ưu điểm của BP bình giảng, GV cần phải lựa chọn những điểm đáng bình nhất. Bình đúng lúc, đúng chỗ sẽ có tác dụng rất tích cực trong việc nâng cao năng lực cảm thụ cho HS. Tránh trường hợp bình giảng tùy tiện, ngẫu nhiên, sa vào những chi tiết vụn vặt, làm cho giá trị của bài văn giảm sút, đồng thời có thể phá vỡ tính chỉnh thể của nó.

Khi giảng bài “Đời thừa”, ta có thể dừng lại để bình về sự mâu thuẫn, sự đau đớn dai dẳng trong nội tâm khi cuộc đời tàn nhẫn đã bắt Hộ phải lựa chọn một trong hai thứ: nghệ thuật và tình thương. Anh đã hy sinh nghệ thuật để giữ lấy tình thương, có nghĩa là hy sinh lẽ sống lớn thứ nhất cho lẽ sống lớn thứ hai. Như vậy, một lần nữa, người nghệ sỹ say mê lý tưởng nghệ thuật ấy đã dứt khoát đặt tình thương, trách nhiệm đối với con người lên trên tất cả để rồi sau đó anh không thể yên tâm thanh thản mà vẫn đau khổ dai dẳng, lúc ngấm ngầm âm ỉ, lúc nhói lên dữ dội. Nếu bình giảng tốt, GV sẽ truyền cho học sinh cảm xúc trước một tâm hồn, một phẩm chất cao quí của người trí thức nghèo mà trong xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám mà không phải ai cũng có được.

Ở tác phẩm “Đôi mắt” cũng có nhiều chi tiết đáng bình, song GV chỉ cần tập trung vào bình giảng đôi mắt của Hoàng, đó là thói quen sinh hoạt, là nếp tư duy của một nhà văn mà văn học kháng chiến ít đề cập tới: thà chịu đựng làm cặn bã của tầng

lớp trên chứ không chịu hòa nhập với kháng chiến, với những người nhà quê chất phác. GV cần phải am hiểu, nắm vững quan điểm, cảm xúc của Nam Cao, kết hợp với lời bình sâu gọn để giúp HS lắng đọng, nhận thức về quan điểm, về tuyên ngôn của nhà văn một cách đúng đắn và sâu sắc.

Để vận dụng được BP bình giảng có kết quả, GV cần phải chú ý đáp ứng yêu cầu nhiều mặt. Đó là những yêu cầu về hiểu biết, lập trường, quan điểm, tư tưởng, tình cảm, sự nhạy bén thẩm mỹ và đặc biệt là năng lực diễn đạt. Có như vậy mới tạo sức mạnh đặc biệt lôi cuốn và khơi dậy những nhận thức, cảm xúc và rung động của HS.

Trên đây là những BP dạy học mà chúng tôi đã đề xuất trên cơ sở tìm hiểu về đặc trưng truyện ngắn tự sự, đặc trưng phong cách tác giả, và cả những đặc trưng trong các tác phẩm của Nam Cao được lựa chọn và giảng dạy ở trường THPT. Mục đích của chúng tôi là nhằm nâng cao năng lực cảm thụ, khơi gợi sự tích cực, năng động, tự mình tìm tòi, khám phá tác phẩm ở HS. Tất nhiên dù sử dụng BP nào đi nữa thì chìa khóa thành công phần lớn cũng nhờ vào sự tính toán kỹ lưỡng trên cơ sở nắm chắc đặc điểm lớp học, đặc điểm đối tượng học sinh, yêu cầu của chương trình và kể cả sở trường của GV để tạo hiệu quả tối ưu cho giờ học, giúp HS phát triển cân đối cả về tâm hồn và trí tuệ.

Chương 3 THC NGHIM

Một phần của tài liệu Những biện pháp phát huy năng lực cảm thụ văn học của học sinh trong dạy học truyện ngắn của Nam Cao (Trang 62 - 65)