Biện pháp đọc diễn cảm

Một phần của tài liệu Những biện pháp phát huy năng lực cảm thụ văn học của học sinh trong dạy học truyện ngắn của Nam Cao (Trang 51 - 54)

TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO Ở TRƯỜNG THPT 2.1 Một số nét đặc trưng trong truyện ngắn của Nam Cao

2.3.1. Biện pháp đọc diễn cảm

Lịch sử giảng dạy và nghiên cứu khoa học đã khẳng định vai trò tích cực của đọc diễn cảm trong việc phát huy năng lực cảm thụ của HS. Các con đường đi vào tác phẩm văn chương đều bắt đầu từ việc đọc. Bàn về vấn đề này, giáo sư Phan Trọng Luận có nói: “Đọc là một hoạt động tự giác, là sự vận động nhiều năng lực chủ quan của con người” [35, tr.145], giáo sư Lê Trí Viễn cũng cho rằng: “Hiểu bài văn rồi đọc mới tốt nhưng đọc tốt càng hiểu thêm bài văn” [35, tr.145]. Điều này góp phần khẳng định đọc diễn cảm là một hoạt động sáng tạo trong quá trình nhận thức văn học.

Thấy rõ hiệu lực của biện pháp này, các GV giàu kinh nghiệm thường rất chú trọng và tận dụng mọi khả năng để phát huy sức mạnh của nghệ thuật đọc diễn cảm. Chẳng hạn, đối với thể loại thơ, GV không chỉ dùng hình thức diễn đọc mà còn diễn ngâm, thậm chí không có khả năng diễn ngâm, GV cũng tận dụng đến cả hình thức cho HS nghe qua băng, đĩa… Nhờ vậy mà không khí giờ học trở nên tươi mát hơn, và việc tạo cho HS những ấn tượng, những rung cảm và xúc động thẩm mỹ bước đầu cũng có hiệu quả hơn.

Trong dạy học tác phẩm của Nam Cao, dù là thể loại truyện ngắn tự sự nhưng việc đọc diễn cảm cũng là một vấn đề hết sức quan trọng trong việc khơi gợi cảm xúc, trí tưởng tượng và tạo nên trạng thái tâm lý nhập thân, nhập cuộc ở HS. Mặt khác, trong phần lớn sáng tác của mình, Nam Cao chủ yếu tập trung phân tích, lý giải thế giới nội tâm của nhân vật nên đọc diễn cảm càng có ý nghĩa quan trọng trong việc

giúp HS bắt đúng cái giọng, cái tình và đặt được mình vào hoàn cảnh, tâm trạng của nhân vật. Chẳng hạn, đối với “Đời thừa”, Nam Cao sử dụng sự kiện tâm lý của nhân vật Hộ làm yếu tố cơ bản để tạo nên cốt truyện, và tác phẩm cũng được kết cấu theo diễn biến tâm lý nhân vật. Vì thế, để tạo được những ấn tượng, những rung cảm và xúc động thẩm mỹ ban đầu cho HS, không thể không bắt đầu bằng đọc diễn cảm những đoạn văn miêu tả sự giằng xé, âm thầm, đau đớn, dai dẳng về những bi kịch, những cuộc vật lộn tinh thần ở nhân vật Hộ. Chân dung nhân vật từ đó hiện ra trong trí tưởng tượng của HS sẽ chân thực và thuyết phục hơn. Ngoài ra, “Đời thừa” cũng là một trong nhưng tác phẩm tiêu biểu nhất tuyên ngôn về quan điểm nghệ thuật của Nam Cao. HS không thể tiếp nhận đầy đủ những thông điệp này bằng kể xuôi hay tóm tắt mà phải bằng BP đọc diễn cảm, để cho tiếng nói của nhà văn trở nên gần gũi và tạo được không khí giao cảm với HS, đồng thời biến giờ giảng văn thật sự trở thành một công việc tâm tình, một cuộc trao đổi về vấn đề cuộc sống, về quan điểm và lí tưởng sống chứ không phải là giờ bàn luận nặng nề về triết lí, về xã hội học.

Hoặc ở tác phẩm “Chí Phèo” cũng vậy, Nam Cao xây dựng nhân vật là những con người nhỏ bé, khốn khổ và tủi nhục nhưng thế giới nội tâm là một vũ trụ bao la. BP đọc diễn cảm sẽ giúp HS bước đầu khám phá xúc cảm với những biến thái tinh vi, những rung động tinh tế trong tâm hồn của nhân vật. Chẳng hạn đoạn văn sau cái đêm gặp Thị Nở tỉnh dậy, Chí Phèo bâng khuâng nghe tiếng chim hót, tiếng trò chuyện của những người đi chợ, tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá; cái ước mơ xa xưa hiện về; rồi Chí Phèo cảm thấy lo sợ đói rét, ốm đau, sợ tuổi già và cô độc… Hay đoạn miêu tả diễn biến tâm lí của Chí Phèo khi nhận bát cháo hành từ tay Thị Nở và khi bị Thị Nở từ chối cũng vậy. Đọc đúng ngữ điệu sẽ làm bật lên được những bước ngoặc bất ngờ hoàn toàn phù hợp với lôgíc bên trong của tâm lí và tính cách nhân vật.

Về nghệ thuật, một trong những thành công độc đáo của Nam Cao là cách sử dung ngôn ngữđa âm, phức điệu. Đặc biệt là sựđan xen lời nhân vật và lời người dẫn truyện. Nếu đọc diễn cảm ngay đoạn đầu của tác phẩm, HS sẽ thấy được khả năng hóa thân, nhập vai của tác giả vào nhân vật Chí Phèo để suy nghĩ, nói năng bằng tiếng nói của nhân vật: “Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn

chửi. Bắt đầu hắn chửi trời, rồi chửi đời, tức mình hắn chửi cả làng Vũ Đại” (Lời người trần thuật); “Tức thật! Ờ! Thế này thì tức thật! tức chết đi được!” (Lời nhân vật); “không biết đứa chết mẹ nào đã đẻ ra hắn cho hắn khổ đến nông nổi này?” (Lời người trần thuật, thuật lại lời của nhân vật). Đây cũng là điểm khác nhau cơ bản giữa đọc văn với đọc các tác phẩm khoa học khác. Đọc diễn cảm tác phẩm văn học sẽ giúp ta không phải chỉ thu nhận hiện thực được phản ánh vào trong tác phẩm mà điều quan trọng là nắm bắt được cái phần chủ quan của tác giả, cái ý định của tác giả khi phản ánh. GS Phan Trọng Luận cũng khẳng định: “Nghệ thuật đọc diễn cảm chính là nghệ thuật xử lí một cách hợp lí mối quan hệ giữa khách quan phản ánh và chủ quan biểu hiện của tác giả, quan hệ giữa chủ quan người đọc và chủ quan tác giả để truyền đạt được tiếng nói tình cảm của tác giả đến bạn đọc” [36, tr.196].

Khác với “Chí Phèo” và “Đời thừa”, khi đến với “Đôi mắt”, chúng ta nhận thấy Nam Cao không đi vào miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật mà đặc biệt chú ý đến dáng điệu, cử chỉ, diện mạo bên ngoài và ngôn ngữ đối thoại. Tuy nhiên, chúng ta không thể xem nhẹ việc đọc diễn cảm một vài đoạn tiêu biểu về nhân vật Hoàng để giúp HS dễ dàng liên tưởng, tưởng tượng được một chân dung xa lạ, sống khép kín, quay lưng lại với nhân dân, với kháng chiến. Từ đó các em có cơ sở phân tích, nhận xét, đánh giá đúng đắn về nhân vật này. Mặt khác, sử dụng BP đọc diễn cảm đối với tác phẩm “Đôi mắt”, chúng ta cũng sẽ làm toát lên được yếu tố tự truyện, một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên chiều sâu ý nghĩa cho thiên truyện ngắn này, giúp người đọc dễ dàng nhận thấy vấn đề Nam Cao đề cập không chỉ dành riêng cho Hoàng và Độ, cho giới văn nghệ sỹ mà còn thể hiện quan niệm, thái độ của chính mình. Đó là sự đoạn tuyệt dứt khoát với cách sống và quan niệm nghệ thuật xa lạ, sai lầm của lớp nhà văn cũ, trong đó có tác giả, và bộc lộ sự lựa chọn dứt khoát: hoà nhập vào cuộc kháng chiến của nhân dân, của dân tộc.

Như vậy, đọc diễn cảm không chỉ là công việc mở đầu cho một tiết học, càng không phải chỉ để rèn luyện kỹ năng cho HS, để tạo không khí cho bài học hay tạo một ấn tượng hoàn chỉnh về bài văn mà chủ yếu là làm xuất hiện năng lực tưởng tượng, giúp HS cảm thụ đúng tác phẩm. BP này cần được tiến hành song song suốt

quá trình giảng văn, để giúp cho việc dạy và học văn phù hợp với đặc trưng của bộ môn và tâm lí nhận thức của HS.

Một phần của tài liệu Những biện pháp phát huy năng lực cảm thụ văn học của học sinh trong dạy học truyện ngắn của Nam Cao (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)