Phân tích tác phẩm

Một phần của tài liệu Những biện pháp phát huy năng lực cảm thụ văn học của học sinh trong dạy học truyện ngắn của Nam Cao (Trang 108 - 110)

1. S phn ca Chí Phèo nói riêng và ca người nông dân nghèo trước năm 1945 nói chung 1945 nói chung

a. Lai lịch:

GV đặt câu hỏi: Em hãy cho biết lai lịch và bản chất của Chí Phèo trước khi làm canh điền cho Bá Kiến?

Định hướng trả lời:

- Không cha, không mẹ, không họ hàng. - Bị bỏ rơi bên lò gạch bỏ hoang.

- Trôi dạt từ nhà này sang nhà khác. Sống bằng nghề ở mướn nhưng vẫn giữ đ- ược bản chất lương thiện với những ước mơ giản dị, bình thường.

GV đặt câu hỏi: Khi ở tuổi 20, Chí Phèo có ước mơ gì?

Định hướng trả lời: Chí Phèo mơ ước “có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê. Vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm”.

GV đặt câu hỏi: Tại sao Chí Phèo bị đi tù? Bản chất của nhà tù lúc này như thế nào?

Định hướng trả lời:

- Chí Phèo làm canh điền cho Bá Kiến, bị Bá Kiến ghen tuông và đẩy vào tù. - Nhà tù hoàn toàn ngược lại với nhà tù bình thường, biến người tốt thành ng- ười xấu.

b. Sau khi đi tù về: * Ngoại hình:

Định hướng trả lời: - Đầu cạo trọc lốc - Răng cạo trắng hớn

- Cái mặt đen và cơng cơng - Hai mắt gườm gườm

- Mặc quần áo nái đen với cái áo tây vàng - Trên ngực và cánh tay chạm trổ hình thù kì dị

GV đặt câu hỏi: Nhìn qua ngoại hình, em có nhận xét gì về cách sống của Chí Phèo?

Định hướng trả lời: Chí Phèo sống bất cần đời. * Hành động:

GV đặt câu hỏi: Nêu những hành động của Chí Phèo? Định hướng trả lời:

- Chí Phèo chửi - Say triền miên - Rạch mặt ăn vạ - Đến nhà Bá Kiến

GV đặt câu hỏi: Chí Phèo mấy lần đến nhà Bá Kiến, mục đích của những lần đến này có giống nhau không?

Định hướng trả lời: Chí Phèo có 3 lần đến nhà Bá Kiến với những mục đích khác nhau:

- Lần 1: Đến đểăn vạ. Trong tiềm thức, Chí Phèo đã có ý thức chống trả. Đó là bản năng tự vệ của con vật.

- Lần 2: Đến để đòi đất đòi nhà, vì Chí Phèo đã thấy được nguyên nhân dẫn đến sự tha hóa của mình.

Lần 3: Giết Bá Kiến (Bát cháo hành của Thị Nở làm Chí Phèo tỉnh ra và Chí Phèo giết Bá Kiến đểđòi quyền làm người lương thiện)

2. Mi tình Th N - Chí Phèo và s thc tnh ca lương tri

Định hướng trả lời: Thị Nở là người dở hơi, xấu ma chê quỷ hờn và tâm tính đần độn.

GV đặt câu hỏi: Thị Nở có ảnh hưởng như thế nào đối với Chí Phèo? Định hướng trả lời:

- Thị Nở không chỉ khơi dậy bản năng sinh vật ở gã đàn ông, mà lòng yêu th- ương mộc mạc chân thành của người đàn bà khốn khổ này cũng đã khiến bản chất l- ương thiện của Chí Phèo thức dậy.

- Chi tiết bát cháo hành: Đó là một cử chỉ rất tình người. Chính cái đối xử của người đàn bà dở hơi ấy đã làm cho con quỷ dữ trở lại là người lương thiện.

GV bình thêm: Qua cách đối xử của Thị Nở, ta thấy Thị hơn hẳn những người bình thường khác ở cách đối xử giữa người với người. Qua đó tác giả cũng tố cáo định kiến xã hội với cái nhìn hẹp hòi đã nhanh chóng đẩy con người vào sự diệt vong.

3. Bá Kiến

GV đặt câu hỏi: Bá Kiến là nhân vật đại diện cho tầng lớp nào? Hãy cho biết tính cách của hắn?

Định hướng trả lời:

- Bá Kiến đại diện cho tầng lớp thống trịởđịa phương - Là một kẻ mưu mô xảo quyệt, gian hùng

Bá Kiến, Đội Tảo, Tư Đạm… là bọn “quần ngư tranh thực” trong xã hội phong kiến Việt Nam.

III. Chủđề

GV đặt câu hỏi: Xung đột giữa Bá Kiến và Chí Phèo là xung đột gì?

Định hướng trả lời: Đó là xung đột, mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân và địa chủ trong xã hội trước năm 1945.

Một phần của tài liệu Những biện pháp phát huy năng lực cảm thụ văn học của học sinh trong dạy học truyện ngắn của Nam Cao (Trang 108 - 110)