Đầu tư thoả đáng và có phương thức phù hợp để xây dựng đời sống vật chất và tinh thần vùng có đông đồng bào tín đồ Phật giáo

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nghiên cứu ảnh hưởng của Phật giáo đối với lối sống của người Việt Nam hiện nay pdf (Trang 115)

- Xu hướng đồng hành cùng dân tộc

3.2.4. Đầu tư thoả đáng và có phương thức phù hợp để xây dựng đời sống vật chất và tinh thần vùng có đông đồng bào tín đồ Phật giáo

và tinh thần vùng có đông đồng bào tín đồ Phật giáo

Phát huy những giá trị tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của Phật giáo trong quá trình xây dựng lối sống mới chỉ có hiệu quả bền vững khi được thực hiện trên cơ sở một nền tảng kinh tế, xã hội vững chắc. Vì vậy, Đảng, Nhà nước cần có các chính sách phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội phù hợp cho từng vùng, miền, khu vực có đồng bào tín đồ Phật giáo nhằm nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho đồng bào có đạo. Xoá đói, giảm nghèo, nâng cao trình độ mọi mặt cho đồng bào tín đồ Phật giáo chính là một trong những điều kiện tiên quyết để đồng bào có đạo tin theo Đảng và Nhà nước, lấy đạo pháp phục vụ dân tộc.

Bên cạnh việc ban hành các chính sách phát triển kinh tế- văn hoá- xã hội cho vùng đồng bào có đạo, vùng đồng bào các dân tộc ít người, cần phải tổ chức tốt hơn việc thực hiện các chính sách đó. Ngay từ những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định, muốn đồng bào các tôn giáo đồng tâm nhất trí, tin tưởng vào công cuộc xây dựng xã hội mới, trước hết Đảng, Nhà nước phải quan tâm tổ chức tốt đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào. Trong bài nói chuyện tại lớp bồi dưỡng cán bộ về công tác mặt trận (tháng 8 năm 1962) Hồ Chí Minh đã nói: “Nguyện vọng của đồng bào giáo dân là “Phần xác no ấm, phần hồn thong dong”. Muốn được như thế thì phải ra sức cải cách hợp tác xã, phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho xã viên. Đồng thời phải đảm bảo tín ngưỡng tự do”[41,606].

Trong những năm qua, Đảng, nhà nước ta đã có những đầu tư không nhỏ để phát triển kinh tế, xã hội trong vùng đồng bào có đạo nói chung, vùng có đông tín đồ Phật giáo nói riêng. Các chương trình phát triển kinh tế - xã hội như: Chương trình 135 của Chính phủ về

xóa đói, giảm nghèo cho các xã vùng sâu, vùng xa; Chương trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn... đều được ưu tiên cho vùng đồng bào có đạo trong đó có vùng đồng bào Phật giáo.

Tuy nhiên, sự đầu tư lớn của Đảng và Nhà nước những năm qua trong các vùng có đông tín đồ Phật giáo tập trung không phải lúc nào và ở đâu cũng mang lại hiệu quả như mong muốn. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng đó. Có nơi thì đầu tư dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm; có nơi thì đầu tư kinh phí nhưng khâu tổ chức thực hiện thì không khoa học và thiếu quan tâm, giám sát gây thất thoát, lãng phí; có nơi thì đầu tư nhưng thiếu tuyên truyền để đồng bào hiểu chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước; có nơi Nhà nước đầu tư kinh phí nhưng lại để các thế lực thù địch lợi dụng thành quả...

Vì vậy, để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần trong các vùng đồng bào tín đồ Phật giáo đạt hiệu quả cao, Đảng, Nhà nước một mặt cần tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mặt khác cần giúp đồng bào tín đồ tổ chức tốt lao động sản xuất và tổ chức cuộc sống theo hướng hợp lý, văn minh phù hợp với xu thế mới.

Hiện nay, nhìn chung trong cả nước, trình độ phát triển vùng đồng bào có đạo nói chung, vùng đồng bào tín đồ Phật giáo nói riêng còn thấp hơn các vùng khác. Đặc biệt ở khu vực Tây Nam bộ, nơi sinh sống của hơn 1,2 triệu tín đồ Phật giáo Khơ me hiện đang là vùng có trình độ dân trí thấp nhất trong cả nước. Vì vậy, việc tăng cường đầu tư của Nhà nước cho các vùng có đông đồng bào tín đồ tôn giáo nói chung, vùng có đông đồng bào tín đồ Phật giáo nói riêng là cần thiết.

Tuy nhiên, cần xác định đầu tư không phải để tăng trưởng kinh tế đơn thuần mà đầu tư để thúc đẩy phát triển toàn diện đời sống xã hội. Việc đầu tư cần tránh dàn trải, cần cần xác định trọng tâm, trọng điểm. Trong điều kiện hiện nay cần tiếp tục ưu tiên cho việc phát triển kết cấu hạ tầng, tập chung nhựa hóa các tuyến giao thông tỉnh lộ, huyện lộ, bê tông hóa các tuyến giao thông liên xã, liên thôn, bê tông hóa kênh mương nội đồng; xây dựng trường học, bệnh xá, bưu điện, nhà văn hóa, trạm điện, trạm bơm thủy nông...Đối với các khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng giáp biên như nhiều vùng đồng bào Khơ me cần tập trung xây dựng một số thị tứ, thị trấn làm đơn vị đầu tàu cho phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của cả vùng.

Cùng với việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cơ sở, Đảng, Nhà nước cần tổ phải tổ chức tốt lao động sản xuất và đời sống của đồng bào tín đồ Phật giáo. Đảng, Nhà nước cần tạo

điều kiện hướng dẫn, giúp đỡ đồng bào tín đồ để họ tham gia một cách tích cực và có hiệu quả vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của đất nước. Chính trong quá trình tham gia phát triển kinh tế - xã hội, đồng bào Phật giáo có điều kiện tiếp thu những thành tựu khoa học, công nghệ và các tri thức về đời sống xã hội, giúp họ dần hình thành nhận thức và lối sống mới. Từ đó, trong sinh hoạt tín ngưỡng họ sẽ có ý thức hơn trong việc giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo mình, giảm bớt những sinh hoạt không phù hợp với lối sống mới.

Việc tổ chức tốt lao động sản xuất và việc làm cho đồng bào Phật giáo theo quỹ đạo chung của đất nước có nghĩa là Đảng, Nhà nước phải giải quyết công ăn việc làm, đảm bảo nhu cầu cho những người trong độ tuổi lao động, đồng thời với việc giải quyết nhu cầu việc làm phải thường xuyên tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật phù hợp với từng nghành nghề, từng địa phương để nâng cao năng suất lao động nhằm đem lại hiệu qủa kinh tế, nâng cao đời sống của đồng bào tín đồ Phật giáo. Tổ chức tốt lao động sản xuất và giải quyết nhu cầu việc làm cho đồng bào có đạo sẽ đem lại những lợi ích thiết thực cho công cuộc xây dựng đất nước.

Qua lao động sản xuất Đảng và Nhà nước sẽ tập hợp được sức mạnh và khả năng sáng tạo trong đồng bào tín đồ Phật giáo ở Việt Nam vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đồng thời, tổ chức tốt lao động sản xuất và việc làm trong vùng đồng bào tín đồ Phật giáo sẽ từng bước nâng cao được đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, về trình độ phát triển giữa vùng đồng bào Phật giáo và vùng đồng bào không có đạo, tạo được niềm tin của quần chúng đối với Đảng và Nhà nước, tạo động lực cho đồng bào có đạo phát huy và cống hiến khả năng sáng tạo của mình vào sự nghiệp chung của cả dân tộc. Mặt khác, qua lao động sản xuất theo đúng quỹ đạo công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhận thức của tín đồ Phật giáo ngày càng được nâng cao, mức sống của họ từng bước được cải thiện. Lao động sẽ giúp làm hình thành nên những phẩm chất đạo đức mới, đó là tình yêu quê hương đất nước, yêu lao động, yêu cuộc sống, tin ở khả năng của bản thân và dũng cảm sáng tạo trong hiện thực. Khi những phẩm chất đạo đức mới được hình thành, tạo được niềm tin trong đồng bào cũng có nghĩa là những niềm tin yếm thế sẽ từng bước được đẩy lùi, những tác động tiêu cực của Phật giáo trong đời sống của đồng bào sẽ dần được giảm thiểu.

Hiện nay, một trong những vấn đề bức xúc nhất trong phát triển kinh tế - xã hội trong các vùng Phật giáo tập trung ở nước ta là vấn đề thiếu việc làm và thiếu đất sản xuất. Đây là vấn đề chung của cả đất nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhưng đối với đồng bào Phật giáo, do trình độ kinh tế- xã hội còn thấp hơn so với mặt bằng chung của toàn xã hội nên nó càng trở thành vấn đề trầm trọng. Đối với các khu vực có đông đồng bào Phật giáo là người Kinh ở các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Bình, Hà Nội, Thừa Thiên- Huế, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Định, TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu... Nhà nước cần có các chương trình tạo việc làm cho số lao động dôi dư. Đồng thời thông qua việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tổ chức lại lực lượng lao động, giúp đồng bào có đạo tiến hành sản xuất một cách có hiệu quả.

Đối với các khu vực nơi tập trung đồng bào tín đồ Phật giáo là người dân tộc thiểu số như các tỉnh khu vực Tây Nguyên và Tây Nam bộ, Đảng, Nhà nước ngoài việc tổ chức lại lực lượng lao động còn cần quan tâm giải quyết vấn đề đất đai cho sản xuất của đồng bào. Đây là vấn đề thực sự nan giải mà Đảng, Nhà nước đã tiến hành nhiều năm nhưng hiệu quả mang lại chưa cao. Do vậy, đòi hỏi hệ thống chính trị các cấp cần phải có những nghiên cứu, đánh giá rút kinh nghiệm từ cách làm của những năm qua để đưa ra được các giải pháp mang tính khả thi cho việc giải quyết vấn đề này ở khu vực có đông đồng bào tín đồ Phật giáo ở Tây Nguyên và Tây Nam bộ hiện nay.

Bên cạnh việc quan tâm tổ chức tốt sản xuất, Đảng, Nhà nước cũng cần vận động, giúp đỡ đồng bào tín đồ Phật giáo tổ chức tốt đời sống của gia đình và cộng đồng theo hướng ngày càng văn minh hơn. Qua đó, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và trình độ mọi mặt của đồng bào tín đồ Phật giáo, góp phần thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế- xã hội giữa vùng đồng bào Phật giáo với mặt bằng chung của xã hội.

Để việc phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần trong vùng đồng bào Phật giáo đạt hiệu quả cao và toàn diện, thì một trong những vấn đề quan trọng là phải gắn kết giữa phát triển kinh tế với xây dựng môi trường văn hóa và nâng cao trình độ mọi mặt cho đồng bào.

Việc phát triển kinh tế gắn với xây dựng môi trường văn hóa và nâng cao trình độ mọi mặt cho đồng bào Phật giáo vừa có tác dụng gia tăng nguồn lực cho phát triển kinh tế, vừa có tác dụng phát huy ảnh hưởng tích cực của văn hóa, đạo đức Phật giáo trong đời sống xã hội.

Xây dựng đời sống văn hóa trong các vùng đồng bào Phật giáo cần phải tiến hành một cách sáng tạo, phù hợp với đặc điểm kinh tế- xã hội của từng địa phương, khu vực.

Trình độ dân trí có quan hệ mật thiết với quá trình phát triển đời sống kinh tế - xã hội của đồng bào Phật giáo. Nâng cao trình độ dân trí là là nhân tố cực kỳ quan trọng trong quá trình xây dựng một cuộc sống tốt đời đẹp đạo của đồng bào. Nâng cao trình độ dân trí giúp cho đồng bào Phật giáo biết tổ chức cách thức sản xuất khoa học, biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời, nâng cao trình độ dân trí cũng là điều kiện tốt để đồng bào tổ chức tốt cuộc sống, tạo lập một môi trường sống theo hướng văn minh, tiến bộ. Khi trình độ dân trí được nâng cao, đồng bào Phật giáo sẽ dễ dàng nhận diện được đâu là những giá trị văn hóa, đạo đức đích thực cần thiết cho con người xã hội trong quá trình xây dựng lối sống mới.

Vì vậy, Đảng, Nhà nước bên cạnh việc quan tâm phát triển kinh tế, xây dựng môi trường văn hóa, cần quan tâm, tạo điều kiện cho đồng bào có đạo tham gia tích cực vào sự nghiệp giáo dục, đào tạo nhằm nâng cao dân trí, gắn đạo với đời, rút ngắn dần khoảng cách về trình độ học vấn giữa đồng bào Phật giáo và đồng bào không có đạo. Bên cạnh đó, cần chăm lo phát triển y tế, cùng các chính sách phúc lợi xã hội nhằm mục đích nâng cao đời sống mọi mặt của đồng bào, giúp họ nhận thức rõ những giá trị chân thiện, mỹ cũng như những hạn chế trong giáo lý Phật giáo, từ đó họ ý thức được vị trí, vai trò trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp chung của toàn dân tộc.

Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào Phật giáo cần phải đi liền với đảm bảo công bằng xã hội và tiến bộ xã hội, giải quyết tốt các vấn đề xã hội nảy sinh nhằm tạo ra một môi trường kinh tế, xã hội thuận lợi cho việc hình thành, giáo dục lối sống mới trong đồng bào Phật giáo.

Song song với việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào Phật giáo, Đảng, Nhà nước cần đảm bảo tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo cho đồng bào Phật giáo.

Những sinh hoạt Phật giáo đúng quy định của Pháp luật, phù hợp với tôn chỉ, mục đích mà Giáo hội Phật giáo đã đề ra cần được tạo điều kiện tối đa để chúng được diễn ra thuận lợi, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng chân chính của đông đảo quần chúng tín đồ. Mặt khác, những hành vi lợi dụng Phật giáo hoặc những hoạt động không tuân thủ quy định của luật pháp,

không đúng với tôn chỉ, mục đích hành đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam cần phải lên án và trừng trị nghiêm khắc theo quy định của pháp luật, góp phần lành mạnh hóa sinh hoạt Phật giáo, đảm bảo cho đồng bào tín đồ được sống tốt đời, đẹp đạo.

Cùng với quá trình phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho đồng bào Phật giáo, Đảng, Nhà nước cần tạo điệu kiện giúp đỡ Giáo hội Phật giáo Việt Nam xây dựng một Phật giáo vững mạnh đủ sức đề kháng với những biểu biện tiêu cực nảy sinh trong sinh hoạt và những hành vi lợi dụng Phật giáo vì mục đích phi tôn giáo. Đảng, Nhà nước cần đẩy nhanh quá trình giúp đỡ Giáo hội Phật giáo tổ chức tốt quá trình xây dựng nội dung chương trình đào tạo trong các Học viện Phật giáo để Giáo hội có được đông đảo đội ngũ chức sắc và những nhà tu hành đủ tâm, đủ tài hướng dẫn cho đồng bào tín đồ sống và sinh hoạt tâm linh phù hợp với xu thế chung của dân tộc và thời đại.

Phật giáo là tôn giáo lớn đã có hơn hai ngàn năm phát triển ở Việt Nam. Trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, Phật giáo đã có đóng góp cho dân tộc Việt Nam trên nhiều phương diện. Hơn hai ngàn năm ở Việt Nam là hơn hai ngàn năm Phật giáo đã nhập thân vào dân tộc và để lại dấu ấn sâu đậm của mình trong lối sống của con người Việt Nam trong lịch sử cũng như hiện nay.

Tính cố kết cộng đồng, lối sống thấm đượm tinh thần vô ngã, vị tha, từ bi, cứu khổ, cứu nạn của Phật giáo đã dần trở thành một giá trị tinh thần truyền thống Việt Nam. Các giá trị tinh thần truyền thống như phong tục, tập quán, giá trị đạo đức, cách thức ứng xử và giao tiếp của con người Việt Nam hiện nay... ít nhiều đều bị chi phối bởi những tư tưởng và nhân sinh quan của Phật giáo.

Tuy nhiên, bên cạnh lối sống vị tha, nhân ái, cố kết cộng đồng, Phật giáo không phải không có những tác động tiêu cực tới lối sống của con người Việt Nam hiện nay. Đó là việc đề cao quá mức những giá trị như tình thương, trách nhiệm... một cách trừu tượng; là thái độ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nghiên cứu ảnh hưởng của Phật giáo đối với lối sống của người Việt Nam hiện nay pdf (Trang 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)