Ảnh hưởng của Phật giáo trong cách thức giao tiếp, ứng xử của người Việt Nam

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nghiên cứu ảnh hưởng của Phật giáo đối với lối sống của người Việt Nam hiện nay pdf (Trang 70)

Bên cạnh tục đốt vàng mã, tục cúng sao, giải hạn, xem tướng, xin xăm... cũng là sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của người Trung Hoa, nhưng Phật giáo đã vay mượn nó, đưa nó vào trong sinh hoạt của mình để lấy lòng dân chúng. Đây là tập tục khá phổ biến và đã ăn sâu vào đời sống của người dân Việt trong đó có phần tham gia rất lớn của Phật giáo. Ngày nay, trong rất nhiều ngôi chùa ở cả khu vực thành thị và nông thôn Việt Nam (đặc biệt các ngôi chùa ở khu vực miền Bắc) còn duy trì sinh hoạt này. Nhiều nhà sư mặc dù đã được học Phật pháp nhưng vẫn thực hiện hành vi xem tướng, cúng sao giải hạn cho tín đồ. Trong nhiều chùa ở các thành phố, các khu đô thị lớn, cúng sao giải hạn đang được xem là một dịch vụ khá đắt khách hiện nay..

Có thể nói, sự dung hoà giữa Phật giáo và hệ thống tín ngưỡng bản địa đã góp phần duy trì nhiều giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc nhưng cũng dễ làm cho Phật giáo ngày càng bị pha tạp. Trong bối cảnh mới, với tâm lý thực dụng, vụ lợi của người đi lễ, chùa Phật giáo trở thành môi trường dung chứa cho mê tín, dị đoan phát triển. Thực trạng này đã và đang gây ra những khó khăn không nhỏ cho công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực tôn giáo và làm tăng chiều hướng tâm lý mê tín dị đoan trong xã hội. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, nền kinh tế của đất nước có bước phát triển vượt bậc, đời sống con người được nâng cao, nhu cầu của con người cũng vì thế mà ngày càng được phát triển. Chính vì vậy, việc cúng lễ ngày càng có có xu hướng gia tăng. Cùng với việc cúng, lễ, các vật phẩm phục vụ cho việc thờ cúng cũng ngày càng được tiêu thụ nhiều hơn. Những tập tục không còn phù hợp với sự phát triển nói trên rất cần thiết phải được loại bỏ dần trong quá trình xây dựng lối sống mới ở Việt Nam hiện nay. Khi đông đảo nhân dân trong xã hội hiểu được rằng, Phật không phải ở chùa to, tượng đẹp, ở sính lễ nhiều tiền, ở việc chăm thực hành nhi thức cầu cúng, mà Phật ở trong tâm mỗi người thì các sinh hoạt Phật giáo sẽ góp phần phát huy được nhiều hơn những nét hay, nét đẹp trong giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

2.4. Ảnh hưởng của Phật giáo trong cách thức giao tiếp, ứng xử của người Việt Nam Nam

Tồn tại cùng dân tộc qua 2000 năm, Phật giáo đã tự dung dưỡng, làm giàu nhiều giá trị của bản thân nó nhờ quá trình tiếp biến với văn hóa Việt Nam và mặt khác, Phật giáo cũng tác động trở lại văn hóa Việt Nam, tạo nên những biến đổi trên các phương diện của đời sống. Trong các phương diện đó, giao tiếp, ứng xử giữa các cá nhân trong cộng đồng, giữa cá nhân con người và thế giới tự nhiên là một biểu hiện.

Khảo sát ảnh hưởng của Phật giáo đến cách thức quan hệ, ứng xử của con nguời Việt Nam, theo chúng tôi, có thể có 2 tuyến quan hệ chủ yếu cần chú ý. Một là, ảnh hưởng của giáo lý Phật giáo và hai là, ảnh hưởng bởi nhân cách, nếp sống của những người tu trì Phật giáo.

Về mặt giáo lý Phật giáo, mặc dù rất đồ sộ song có thể kể đến những tư tưởng chủ yếu sau đây: Nhân sinh về thực chất là khổ; Vô ngã, vô thường; Từ, bi, hỷ, xả (tứ vô lượng tâm) và vạn vật đều tuân theo luật nhân quả.

Về nhân cách, nếp sống của người tu trì Phật giáo, có thể nói, Phật giáo ảnh hưởng đến con người và xã hội Việt Nam trên nhiều phương diện và do nhiều yếu tố khác nhau, song một yếu tố có ảnh hưởng lớn là nhân cách, lối sống của giới tu hành.

Cũng như nhiều tôn giáo khác, điều thành công của Phật giáo là đã xây dựng được một mô hình nhân cách có nhiều điểm độc đáo đủ sức để đại diện cho một lối sống mà ta thường gọi là lối sống Phật giáo. Trải qua trường kỳ lịch sử, lối sống ấy có những biến thiên song những nét chủ yếu nhất vẫn không thay đổi. Đó là kiểu nhân cách giàu tính khoan ái mà nét đặc trưng là lòng từ bi. Đó là kiểu nhân cách của người nhận ra thực tướng của vạn pháp nên không câu nệ, chấp thủ. Ngược lại còn chủ trương cư trần lạc đạo mà câu chuyện của vị vua - phật Trần Nhân Tông là một ví dụ. Vì lẽ đó, họ có điều kiện gần gũi với người dân, có thể chia xẻ với người dân về nhiều vấn đề của cuộc sống và được đông đảo người dân ngưỡng mộ, tin theo.

Ngoài ra, do hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của Việt Nam, nhất là ở giai đoạn mà hệ thống nhà trường chưa hình thành, việc trao truyền kinh nghiệm chủ yếu diễn ra bằng con đường tự phát, đội ngũ sư tăng trở thành đội ngũ trí thức của xã hội thì họ đóng thêm vai trò của người thầy dạy chữ, thầy thuốc được tín nhiệm. Đó là một trong những lý do làm cho nhân cách, lối sống của tầng lớp tu trì Phật giáo có ảnh hưởng không nhỏ đến cách thức, giao tiếp, ứng xử của người Việt.

Khi tìm hiểu ảnh hưởng của Phật giáo đến cách thức giao tiếp, ứng xử của người Việt Nam, điều cần đặc biệt lưu ý là quan niệm của Phật giáo về giao tiếp và nghệ thuật sử dụng các công cụ trong giao tiếp.

Về mặt khách quan, có thể nói, mặc dù Phật giáo không đi đến luận điểm, con người là sinh vật xã hội, song lại cho rằng, con người sinh ra đều có nguồn gốc, có cha mẹ, người thân, có tha nhân và vì vậy, thái độ đối với tha nhân, cách ứng xử với tha nhân sẽ quyết định việc tạo nghiệp lành hay nghiệp ác với một cá thể mà Phật giáo gọi là chúng sinh (thực thể có chất sống - chỉ giới hữu tình). Vì quan niệm như vậy nên Phật giáo chủ trương, trong giao tiếp với tha nhân phải tuân thủ hàng loạt các giới luật mà tựu trung là bát chính đạo.

Trong bát chính đạo, chính ngữ là một trong các điều kiện để có thể ứng xử phù hợp với tha nhân. Nhiều kinh Phật có nhắc đến việc chúng sinh phải nói lời hòa nhã, nói lời tử tế, không nói lời cay độc, không nói lời giả dối, không nói tâng bốc hay mạt sát...về vấn đề này trong bài luận về sự hòa hợp, Đức Phật có dạy rằng, không được đề cao thái quá cũng không được hạ thấp tận cùng. Cả hai đều là lời nói không chân thật. Tuy nhiên, Phật cũng dạy rằng “nếu bạn nói điều gì có thể gây đau khổ mà không đúng sự thật, thì không nên nói. Nếu bạn muốn nói điều gì hữu ích mà không đúng sự thật thì cũng không nên nói. Nếu bạn muốn nói điều gì có thể gây đau khổ nhưng đúng với sự thật thì cũng đừng nên nói. Nếu bạn muốn nói điều gì mang lại lợi ích và đúng với sự thật thì hãy đợi đúng lúc mà nói”.

Ngoài chính ngữ, 7 biện pháp hay 7 con đường trong bát chính đạo cũng là nhân tố, điều kiện để đạt được mục đích trong giao tiếp với tha nhân để không tạo nghiệp ác. Tóm lại, đó là cách thức đi theo con đường trung đạo của Phật giáo nhằm làm cho ứng xử giữa con người với tha nhân đạt được sự đúng đắn cả về suy nghĩ, lời nói và hành động của thân. Các yếu tố này đều ảnh hưởng khá sâu sắc đến cách thức giao tiếp, ứng xử của con người Việt Nam trong quá khứ và ngay cả hiện nay, thể hiện nổi trội trên những phương diện sau:

Thứ nhất, chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng Phật giáo cũng như nhân cách của những người tu trì Phật giáo, cách thức giao tiếp, ứng xử giữa các cá nhân trong gia đình người Việt Nam có những nét đặc biệt.

Rõ ràng, không chỉ duy nhất chịu ảnh hưởng từ phía Phật giáo, song gia đình người Việt Nam thường coi trọng chữ hiếu thuận. Điểm khác biệt so với Nho giáo là ở chỗ, Nho giáo cũng chủ trương hòa thuận nhưng là sự hòa thuận dựa trên một tôn ty mà người cha ở vị

trí cao nhất. Phật giáo, ngược lại, không nhấn mạnh tính tôn ty mặc dù nó cũng khuyên con cái biết vâng lời cha mẹ, em biết vâng lời anh chị và người lớn tuổi. Nếu Nho giáo khuyên con cái phục tùng cha mẹ, hiếu đễ với cha mẹ thì Phật giáo cũng chủ trương thực hiện tứ ân và rất coi trọng ân cha mẹ và phải báo hiếu cha mẹ. Trong kinh Tương Ưng II, Phật dạy rằng, công ơn cha mẹ thật lớn lao, dòng sữa mà mà mình thọ nhận từ mẹ trong vô lượng kiếp còn nhiều hơn nước đại dương...Cách đền đáp công ơn to lớn đó đúng đắn nhất ngoài việc báo ân là, làm tròn bổn phận người con, giữ gìn gia đình hòa thuận, bảo vệ tài sản thừa tự, làm tang lễ khi cha mẹ qua đời, khuyến hóa cha mẹ làm điều thiện, quy y tam bảo và sống theo chính kiến...Bằng chứng là, vào dịp rằm tháng bảy hầu như người Việt Nam nào cũng thực hiện nghi thức cúng rằm để tỏ lòng hiếu với bậc sinh thành dưỡng dục. Kho tàng ca dao tục ngữ của người Việt cũng rất đề cao giá trị của lòng hiếu thảo và nhắc nhở con người phải biết tri ân công lao của người sinh thành, dưỡng dục.

Đức Phật cũng dạy về trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái như khuyên con làm điều thiện, ngăn chặn con làm việc ác, dạy con nghề nghiệp, lo việc cưới hỏi chồng vợ cho con, trao tài sản thừa tự cho con đúng thời...(Trường Bộ Kinh IV).

Bên cạnh việc đề cao lòng hiếu thuận của con cái với cha mẹ và người lớn tuổi trong gia đình người Việt Nam, sự hòa thuận cũng được coi trọng. Có thể nói, đó là kết quả dựa trên sự tích hợp của nhiều yếu tố (cả Nho, Phật và Lão giáo) mà không riêng gì của Phật giáo, song có thể thấy, nếu như Nho giáo coi trọng sự hòa mục, Lão giáo đề cao đạo vô vi thì Phật giáo cũng chủ trương từ bi hỷ xả, chủ trương thực hiện bát chính đạo để đạt đến trung đạo. Trên cơ sở tích hợp đó, tục ngữ Việt Nam có câu, cơm sôi nhỏ lửa, hay anh em chém nhau đằng sống...

Trong quan hệ vợ chồng, một trong 2 quan hệ trụ cột của gia đình, Phật giáo đề cao sự chung thủy, đề cao sự chia xẻ giữa vợ và chồng. Nó kêu gọi con người phải biết tiết dục, kìm giữ sự ham muốn thái quá để tránh tham, sân, si nhằm củng cố sự gắn bó giữa các thành viên. Ở phương diện này, so với Nho giáo thì Phật giáo có điểm tiến bộ hơn. Có thể kể đến 2 điểm chính yếu sau:

Một là, nếu như Nho giáo đề cao tính tôn ty, đặt vị trí người chồng, người cha hiển nhiên cao nhất theo kiểu “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu” hay “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”... thì Phật giáo chủ trương bình đẳng giữa các chúng sinh mặc dù sự bình đẳng của

Phật giáo cũng chưa triệt để và còn trừu tượng. Tuy nhiên, cũng nhờ vậy mà trong gia đình Việt Nam, mặc dù ảnh hưởng của Nho giáo rất sâu đậm song vai trò người phụ nữ được coi trọng hơn, thậm chí còn được tôn vinh mà một trong những biểu hiện là tín ngưỡng thờ mẫu rất phổ biến. Nói như vậy không có nghĩa, toàn bộ công lao đó thuộc về Phật giáo bởi, việc người phụ nữ được coi trọng hơn khi so với các quốc gia chịu ảnh hưởng của Nho giáo như Trung Hoa, Nhật Bản...còn do hoàn cảnh, điều kiện lịch sử của người Việt và đây là nhân tố có tính quyết định.

Hai là, Phật giáo chủ trương giữ gìn sự chung thủy giữa vợ và chồng, trong khi Nho giáo thừa nhận quyền có thê thiếp của người chồng theo kiểu “trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ có một chồng”...

Bàn về tình yêu, Phật cho rằng, tình yêu bắt đầu từ sự hiểu biết lẫn nhau bởi không hiểu thì không thể thương yêu sâu sắc, không thể thương yêu đích thực và đó là nhân tố tạo nên yếu tố nền tảng - tình thương. Trong tình yêu cũng có 4 yếu tố là từ, bi, hỷ, xả bởi, để nuôi dưỡng tình yêu phải hiến tặng hạnh phúc, chia xẻ buồn vui, không kỳ thị là hèn sang để cùng hưởng hạnh phúc dài lâu. Điều này cho thấy, Phật giáo cũng khác Nho giáo bởi Nho giáo chủ trương môn đăng hộ đối và vì vậy, trong xã hội Việt Nam truyền thống, bên cạnh cách thức ứng xử của Nho giáo, nhiều người Việt đã tiếp nhận quan niệm của Phật giáo để xây đắp hạnh phúc gia đình mà không câu nệ giàu sang.

Ngoài việc đề cao sự hiếu thuận, hòa thuận, sự thủy chung trong quan hệ vợ chồng, trách nhiệm giữa các thành viên, trong quan hệ gia đình, Phật giáo cũng chủ trương thực hiện bát chính đạo, thể hiện qua lời nói, suy nghĩ và cả hành vi. Hiện khó có thể đưa ra nhận định rằng câu tục ngữ “lời nói gói vàng, lời nói đọi máu” hay “anh em chém nhau đằng sống”...là xuất phát từ đâu nhưng có thể tìm thấy sự tương đồng của tư tưởng đó khi đối chiếu với các quan niệm của Phật giáo. Một gia đình hoàn mỹ theo Phật giáo phải lấy tình thương yêu làm trọng và các thành viên phải là những nhân tố vừa tự mình vượt khổ, vừa giúp nhau vượt khổ để đạt hạnh phúc, an vui.

Những quan niệm trên của Phật giáo mặc dù không thể định lượng được mức độ ảnh hưởng đến cách thức giao tiếp ứng xử của con người song, có thể khẳng định, nó phù hợp nhu cầu và tâm thức của người Việt, được người Việt tiếp nhận có chọn lọc. Vì lẽ ấy, hệ giá trị của gia đình Việt Nam không thuần túy mang màu sắc của Phật giáo, Nho giáo hay của Lão giáo

song có thể tìm thấy bóng dáng trong các học thuyết ấy để cuối cùng làm nên một tổng hợp giá trị, một mẫu hình gia đình Việt Nam giàu tính nhân ái, tinh thần trách nhiệm cao giữa các thành viên,

Tuy nhiên, các quan niệm của Phật giáo cũng có những hạn chế. Chẳng hạn, việc nhấn mạnh cái tâm trừu tượng làm cho sự phân biệt hậu quả của hành vi rất khó khăn. Đó là cản trở lớn cho việc xây dựng một nhà nước pháp quyền mà luật pháp trở thành chuẩn mực tối thượng. Hoặc việc đề cao quá mức những giá trị như tình thương, trách nhiệm ...một cách trừu tượng là nhân tố phần nào làm giảm thiểu nỗ lực vươn lên của các cá nhân hay thái độ chấp nhận thực tại thái quá được chi phối bởi thái độ sống có tính xuất thế sẽ không có lợi cho xã hội, nhất là trong cuộc đấu tranh giành quyền tự do, độc lập và những lợi ích chân chính của con người. Mặt khác, thái độ sống có tính xuất thế cũng là một trong những nguyên nhân làm duy trì tính trì trệ xã hội. Quan niện sống đó cộng hợp với quan niệm của Nho giáo như an bần lạc đạo, vui với cái nghèo...sẽ là cản lực khi chúng ta vận hành nền kinh tế thị trường mà cạnh tranh trở thành động lực...

Thứ hai, theo quan niệm Phật giáo, quan hệ cá nhân với đồng loại là quan hệ với tha

nhân mà con người chỉ là một chủ thể trong vô vàn thực thể khác mà Phật giáo gọi là chúng sinh.

Như đã nói ở trên, do tác động của giáo lý và nhân cách, lối sống của những người tu trì Phật giáo mà trong quan hệ xã hội, cách ứng xử của con người Việt Nam cũng có những biểu hiện riêng.

Phật giáo chủ trương thiết lập quan hệ bình đẳng giữa các tha nhân. Dựa trên cơ sở thừa nhận mọi tha nhân đều có Phật tính nên Phật giáo có niềm tin sâu sắc rằng, sớm hay muộn, nếu biết cách tu tập, con người sẽ đoạn diệt tham ái, tẩy trừ vô minh và đạt được sự (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nghiên cứu ảnh hưởng của Phật giáo đối với lối sống của người Việt Nam hiện nay pdf (Trang 70)