0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Hoàn thiện cơ chế phát huy những giá trị tốt đẹp trong Phật giáo và đấu tranh khắc phục những tiêu cực nảy sinh trong sinh hoạt Phật giáo

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI LỐI SỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY PDF (Trang 102 -102 )

- Xu hướng đồng hành cùng dân tộc

3.2.2. Hoàn thiện cơ chế phát huy những giá trị tốt đẹp trong Phật giáo và đấu tranh khắc phục những tiêu cực nảy sinh trong sinh hoạt Phật giáo

khắc phục những tiêu cực nảy sinh trong sinh hoạt Phật giáo

Công cuộc đổi mới đất nước đang được Đảng, Nhà nước và toàn dân ta tiến hành toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là hình thành và hoàn thiện từng bước nền pháp chế xã hội chủ nghĩa. Hoàn thiện luật pháp và các chính sách đối với tôn giáo trong đó có chính sách đối với Phật giáo, với việc phát huy các giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của Phật giáo chính là yêu cầu của thực tiễn hiện nay nhằm phát huy các giá trị tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của Phật giáo trong quá trình xây dựng lối sống mới ở Việt Nam hiện nay.

Những năm qua, nhờ sự đổi mới về nhận thức về vấn đề tôn giáo, Đảng, Nhà nước ta đã thừa nhận tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, còn tồn tại lâu dài và đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới. Trong công cuộc đổi mới, Đảng đã chủ trương khuyến khích phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo trong quá trình xây dựng nền văn hóa xã hội mới.

Sau hơn hai mươi năm thực hiện sự nghiệp đổi mới, đồng bào có tôn giáo ngày càng phấn khởi, tin tưởng vào chủ trương của Đảng và Nhà nước. Các tôn giáo, trong đó có Phật giáo được tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt. Nhiều giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo nói chung, của Phật giáo nói riêng như tinh thần nhân đạo, tính hướng thiện, tinh thần nhân ái bao, tương thân, nghĩa tình...đã được phát huy trong đời sống xã hội thông qua các biện pháp cụ thể của Đảng và Nhà nước. Nhiều giá trị nghệ thuật đặc sắc của tôn giáo nói chung, của Phật giáo nói riêng đã được khuyến khíc sử dụng phục vụ cho nhu cầu hưởng thụ văn hóa của quần chúng nhân dân. Chính sách bảo tồn, khai thác các di sản văn hóa tôn giáo và Phật giáo phục vụ cho việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của quần chúng tín đồ bước đầu đã đem lại hiệu quả tích cực.

Tuy nhiên, nhiều tiềm năng văn hóa to lớn của văn hóa tôn giao nói chung, của Phật giáo nói riêng chưa được khai thác triệt để, nhiều giá trị văn hóa tôn giáo, Phật giáo chưa

được phát huy hoặc phát huy chưa hiệu quả. Việc tổ chức các sinh hoạt Phật giáo, các lễ hội Phật giáo, việc in ấn, xuất bản lưu hành, việc sử dụng đất đai ở các cơ sở thờ tự của Phật giáo, việc xây dựng, tu sửa chùa tháp... ở nhiều địa phương vẫn còn tùy tiện. Vẫn còn một bộ phận chức sắc Phật giáo lợi dụng sự chưa hoàn thiện của pháp luật để tiến hành các hoạt động gây phương hại lợi ích tổ quốc, gây tốn tiền của, công sức của nhân dân, làm cản trở quá trình xây dựng nếp sống mới và nền văn hóa mới.

Bên cạnh đó, không ít trường hợp cơ quan quản lý nhà nước còn buông lỏng quản lý, để cho những giá trị tiêu cực của văn hóa tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng có điều kiện phát tác ảnh hưởng.

Từ thực tế nói trên, yêu cầu đặt ra là phải hoàn thiện hệ thống luật pháp về tôn giáo, có cơ chế để phát huy đúng và hiệu quả những giá trị văn hóa tốt đẹp của tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng nhằm phục vụ cho công cuộc xây dựng đời sống tinh thần xã hội.

Trước hết cần xây dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ về vấn đề tôn giáo. Cần tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và ban hành luật về tín ngưỡng tôn giáo. Bổ sung hoàn thiện các quy định về việc in ấn, xuất bản, việc tổ chức các lễ hội, việc cưới, việc tang, việc cúng bái ở các chùa chiền. Cần có quy định cụ thể về trách nhiệm, nghĩa vụ của chức sắc, nhà tu hành tôn giáo trong quá trình tham gia các hoạt động văn hóa, xã hội. Cần xác định rõ giới hạn của các tổ chức tôn giáo khi các tổ chức này tham gia vào sự nghiệp giáo dục, đào tạo.

Việc xây dựng và ban hành luật pháp phải gắn liền với bổ sung luật đã ban hành cho phù hợp với tình hình mới. Vì vậy, cần rà soát lại toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan đến vấn đề tôn giáo. Qua đó chỉnh sửa hoặc xóa bỏ những quy định lỗi thời, bổ sung các quy định mới cho phù hợp.

Cùng với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về tôn giáo, Đảng, Nhà nước cần quan tâm đẩy mạnh việc nghiên cứu lý luận, đánh giá thực tiễn ảnh hưởng của tôn giáo nói chung, của Phật giáo nói riêng trong đời sống xã hội. Từ đó nhận diện được những giá trị văn hóa, đạo đức nào của tôn giáo nói chung, của Phật giáo nói riêng cần phát huy và những phản giá trị nào cần phê phán, loại bỏ.

Nhận diện giá trị và phản giá trị trong văn hóa, đạo đức Phật giáo, khuyến khích phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của Phật giáo là việc làm cần thiết trong quá trình xây dựng lối sống mới ở Việt Nam hiện nay. Nhưng nếu mới chỉ

dừng lại ở nhận thức thôi thì chưa đủ. Điều thiết yếu là nhận thực này phải được tiếp tục cụ thể hoá bằng những biện pháp và hành động thích hợp, tạo cơ sở cho những giá trị văn hóa, đạo đức tích cực của Phật giáo có điều kiện phát huy trong đời sống xã hội.

Đối với những giá trị văn hóa, đạo đức của Phật giáo đã được xác định, Đảng, Nhà nước cần ủng hộ, phổ biến rộng rãi những giá trị đó cho đông đảo quần chúng nhân dân trong xã hội thông qua các hình thức tuyên truyền giáo dục như sách, báo, phim ảnh và các phương tiện truyền thông khác…Tuy nhiên, việc tuyên truyền, phổ biến các giá trị văn hóa, đạo đức tích cực của Phật giáo cần phải luôn gắn với những giá trị văn hóa, đạo đức mới, đặc biệt phải gắn với tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc. Đồng thời với việc ủng hộ, phổ biến các giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của Phật giáo, Đảng, Nhà nước cũng cần phê phán, chỉ ra cho quần chúng thấy những hạn chế của Phật giáo và đạo đức Phật giáo, giúp quần chúng nhân dân có định hướng trong nhận thức và vận dụng.

Việc khuyến khích phát huy các giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của Phật giáo phải được thể hiện qua những việc làm cụ thể, qua các phong trào hoạt động thực tiễn do các thiết chế xã hội thường xuyên tổ chức phát động. Bởi lẽ, các giá trị tinh thần tự nó không có sức mạnh, muốn phát huy sức mạnh của chúng phải thông qua hoạt động thực tiễn của con người.

Việc xây dựng các phong trào thực tiễn trong đời sống đồng bào tín đồ Phật giáo là nhằm khơi dậy tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết, nhân văn, nhân đạo, những truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong đồng bào, đồng thời tạo điều kiện để đồng bào tín đồ Phật giáo tham gia hiệu quả vào các quá trình phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội chung của đất nước. Thông qua các phong trào thực tiễn này, đồng bào tín đồ Phật giáo có điều kiện phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo phục vụ cho việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của chính bản thân họ. Tham gia các vào phong trào thực tế, đồng bào tín đồ Phật giáo nhận thức được rõ hơn trách nhiệm của bản thân đối với đất nước, từ đó họ có ý thức gắn kết đạo - đời, nâng cao ý thức công dân, phấn đấu vì đạo pháp và dân tộc.

Những phong trào thực tế được phát động trong đồng bào tín đồ tôn giáo nói chung, trong đồng bào Phật giáo nói riêng phải thực sự đáp ứng được yêu cầu của đất nước và yêu cầu của đồng bào có đạo trong giai đoạn cách mạng mới. Ví dụ như các phong trào phát triển kinh tế, phong trào xoá đói giảm nghèo, phong trào xây dựng đời sống văn hoá, phong trào xã hội hoá giáo dục, phong trào nhân đạo từ thiện… Thực tế cho thấy, địa phương nào tổ chức

được các phong trào xã hội tích cực, phù hợp với lợi ích của đồng bào có đạo, thì ở địa phương đó đời sống mọi mặt của đồng bào có nhiều chuyển biến theo chiều hướng tích cực, quan hệ giữa Phật giáo và chính quyền được giảm dần khoảng cách, đồng bào có đạo thêm tin tưởng vào Đảng và Nhà nước, thêm tin yêu chế độ.

Những năm qua, việc phát động các phong trào thi đua yêu nước và các phong trào văn hóa trong đồng bào có đạo đã thu được nhiều kết quả to lớn. Đại đa số đồng bào tín đồ tôn giáo nói chung, đồng bào tín đồ Phật giáo nói riêng đã hào hứng tham gia vào phong trào dưới nhiều hình thức khác nhau. Thực tiễn đó đã chứng minh rằng, khi các giá trị tinh thần được khơi dậy đúng lúc và bằng các biện pháp phù hợp nó sẽ tạo ra động lực to lớn thúc đẩy sự vận động, biến đổi của xã hội. Thực tế lịch sử dân tộc Việt Nam cũng đã từng chứng minh rất rõ ràng điều đó, khi sức mạnh tinh thần Phật giáo biến thành yếu tố nội sinh đã giúp dân tộc ta vẽ nên những trang sử Lý - Trần rực rỡ một thời.

Để phát huy mạnh mẽ hơn nữa các giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của Phật giáo cần phải duy trì để đảm bảo tính liên tục của các phong trào thi đua hiện có, đồng thời cần đưa các phong trào thi đua này đi vào chiều sâu. Mặt khác, cần nghiên cứu xây dựng các phong trào mới phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước và tình hình, đặc điểm của Phật giáo Việt Nam hiện nay.

Mỗi phong trào được phát động, tổ chức, cần có sự tổng kết, biểu dương, khen thưởng những cá nhân và đơn vị có nhiều thành tích đóng góp để tạo động lực phấn đấu cho đồng bào.

Trong quá trình tổ chức các phong trào cần tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các chức sắc, nhà tu hành Phật giáo. Đặc biệt, đối với khu vực đồng bào Khơ me, chức sắc, nhà tu hành có một vị trí đặc biệt trong đời sống của tín đồ, nên việc tổ chức các phong trào này cần tranh thủ tối đa vai trò của đội ngũ chức sắc, nhà tu hành Phật giáo. Bởi vì chính họ là người tuyên truyền, vận động tốt nhất cho các phong trào. Tuy nhiên, một điều cần hết sức lưu tâm là không được để các phong trào thi đua yêu nước, phong trào văn hóa được tổ chức trong khu vực đồng bào tín đồ Phật giáo biến thành các phong trào tôn giáo.

Cùng với việc tổ chức tốt các phong trào hoạt động thực tiễn, Đảng, Nhà nước cần thường xuyên nêu gương, biểu dương những tấm gương người tốt, việc tốt là chức sắc, tín đồ Phật giáo trên các phương tiện thông tin đại chúng để đông đảo quần chúng nhân dân hiểu

hơn về đời sống của đồng bào tín đồ, đồng thời để tín đồ Phật giáo, noi gương. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy rằng, “Nói chung thì các dân tộc Phương Đông đều giàu tình cảm, và đối với họ một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”[37,263]. Thật vậy, lịch sử dân tộc Việt Nam đã từng ghi dấu nhiều tấm gương chức sắc, tín đồ quên mình vì người khác. Hình ảnh nhà sư Thích Quảng Đức tự thiêu trên đường phố Sài Gòn để phản đối chế độ Mỹ - Diệm đã làm xúc động hàng triệu trái tim, tạo nên những phong trào đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc rất sôi động trong đồng bào tín đồ Phật giáo những năm 1963-1964. Hay hình ảnh của những ni cô, ni trưởng tận tụy quên mình chăm sóc trẻ mồ côi và những bệnh nhân nghèo không nơi nương tựa đã thực sự gây xúc cảm cho nhiều người (cả tín đồ tôn giáo và người không tôn giáo) về lòng bác ái, bao dung, hướng thiện….Những tấm gương người tốt việc tốt sẽ là những bài học vô cùng bổ ích cho đồng bào tín đồ và cho cả đông đảo quần chúng nhân dân không tôn giáo noi theo học tập nếu được Đảng, Nhà nước và những người đại diện cho các tôn giáo ấy thường xuyên phát huy.

Việc nêu gương người tốt, việc tốt trong đồng bào tín đồ Phật giáo còn giúp đồng bào xóa bỏ tự ti, mặc cảm, hòa mình vào khối đại đoàn kết chung của toàn dân tộc. Mặt khác, việc nêu gương người tốt, việc tốt là chức sắc, tín đồ Phật giáo còn góp phần tôn thêm lòng tự hào của quần chúng có đạo về những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo họ, từ đó tạo động lực thúc đẩy họ hành động theo phương châm: Đạo pháp- Dân tộc và Chủ nghĩa xã hội.

Bên cạnh việc phát huy những giá trị văn hoá, đạo đức tích cực của Phật giáo, cần đấu tranh khắc phục những tiêu cực nảy sinh trong sinh hoạt Phật giáo và xử lý nghiêm minh với những hành vi lợi dụng Phật giáo, lợi dụng các giá trị văn hoá, đạo đức Phật giáo chống phá sự nghiệp cách mạng, đi ngược lại lợi ích của dân tộc, làm cản trở quá trình xây dựng lối sống và nền văn hóa mới.

Để khắc phục và đấu tranh với những tiêu cực nảy sinh trong sinh hoạt Phật giáo cần căn cứ vào biểu hiện và mức độ tác hại của các tiêu cực này để phân loại chúng. Từ đó có các biện pháp cụ thể phù hợp cho từng loại tiêu cực.

Phật giáo, như chúng ta đã biết là một tôn giáo khế lý, khế cơ. Trong quá trình tồn tại và phát triển ở Việt Nam, Phật giáo tỏ ra linh hoạt và thích ứng khá nhanh khi nó hòa nhập một cách hài hòa với tôn giáo khác và với hệ thống tín ngưỡng dân gian bản địa. Chính vì vậy, Phật giáo cũng đưa vào trong mình nhiều sinh hoạt của các loại hình tôn giáo tín ngưỡng

khác nhau. Trong bối cảnh xã hội mới, sinh hoạt Phật giáo vô hình chung trở thành môi trường dung chứa nhiều yếu tố mê tín, dị đoan không có lợi cho việc xây dựng lối sống mới. Bên cạnh đó, sinh hoạt Phật giáo nhiều khi lại bị lợi dụng nhằm trục lợi cho một số cá nhân trong xã hội nên nó lại càng gia tăng thêm tính phức tạp. Vì vậy, Đảng, Nhà nước bên cạnh giữ việc vững nguyên tắc tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo cùng cần kiên quyết đấu tranh loại bỏ dần các hoạt động mê tín dị đoan trong sinh hoạt Phật giáo.

Trong quá trình đấu tranh loại bỏ mê tín dị đoan trong sinh hoạt Phật giáo, ngoài chế tài của pháp luật cần chú trong công tác tuyên truyền, giáo dục quần chúng tín đồ, giúp họ nhận thức được tác hại của mê tín dị đoan. Cần kết hợp với Giáo hội Phật giáo, hướng giáo hội tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh ngăn chặn các hoạt động mê tín dị đoan góp phần làm trong sạch sinh hoạt Phật giáo.

Bên cạnh hiện tượng mê tín dị đoan, trong sinh hoạt Phật giáo còn nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực khác làm thương mại hóa Phật giáo như việc đặt quá nhiều hòm công đức trong một ngôi chùa, việc quyên góp quá nhiều cho việc tôn tạo, tu bổ xây dựng chùa chiền, việc tổ chức các lễ hội mang tính phô trương, lãng phí... đã và đang diễn ra ở nhiều địa phương trên cả nước cũng gây nên những cản trở không nhỏ cho quá trình xây dựng lối sống mới ở Việt Nam hiện nay.

Vì vậy, các cơ quan quản lý nhà nước cần phối hợp với giáo hội Phật giáo các cấp để tổ chức các hoạt động này sao cho phù hợp vừa đảm bảo nhu cầu tín ngưỡng của đồng bào tín

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI LỐI SỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY PDF (Trang 102 -102 )

×