Những quan điểm mang tính phương pháp luận

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nghiên cứu ảnh hưởng của Phật giáo đối với lối sống của người Việt Nam hiện nay pdf (Trang 89)

- Xu hướng đồng hành cùng dân tộc

3.1. Những quan điểm mang tính phương pháp luận

Ảnh hưởng của Phật giáo đối với lối sống của người Việt Nam bao giờ cũng mang tính hai mặt cả tích cực và tiêu cực. Yêu cầu của đất nước ta trong bối cảnh mới là phải tạo ra được sự đồng thuận, phát huy tối đa nguồn lực con người phục vụ cho sự phát triển đất nước. Vì vậy, ứng xử với tôn giáo nói chung, với Phật giáo nói riêng phải hướng đến mục tiêu gia tăng nguồn lực cho sự nghiệp đổi mới đất nước. Phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh

hưởng tiêu cực của Phật giáo trong quá trình xây dựng lối sống mới ở Việt Nam hiện nay cần quán triệt những quan điểm mang tính phương pháp luận cho nhận thức và hoạt động thực tiễn như sau:

Thứ nhất, khuyến khích Phật giáo tham gia vào các hoạt động kinh tế - xã hội vì mục

tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

Phật giáo Việt Nam là tôn giáo có truyền thống nhập thế. Giải thoát không phải trốn chạy, quay lưng với thực tại mà là đi tìm ý nghĩa đích thực của cuộc sống, là ước vọng xây dựng một xã hội hài hòa và cân bằng.

Tinh thần nhập thế của Phật giáo trong sự đồng hành cùng dân tộc bảo vệ và xây dựng đất nước qua mọi thời kỳ cần được phát huy. Ngay từ thời du nhập, một mặt Phật giáo, mà đại biểu là các nhà sư cùng Phật tử đã tham gia tích cực cùng toàn dân chống lại ách đô hộ của phương Bắc, đồng thời chống lại sự đồng hóa văn hóa. Không phải ngẫu nhiên mô hình kiến lập quốc gia được thiết lập theo kết cấu “Đất vua - chùa làng - phong cảnh Bụt” được giới lãnh đạo quốc gia và Phật giáo luôn nỗ lực xây dựng nhằm bảo vệ chủ quyền đất nước, cũng là bảo vệ đạo pháp, bảo vệ văn hóa nước nhà.

Khi đất nước độc lập kể từ sau chiến thắng Bạch Đằng lịch sử, tiếp đến các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần, Phật giáo đứng trước một vận hội mới đầy thách thức khi nước nhà bước sang một kỷ nguyên độc lập, tự chủ. Đường hướng hoạt động của Phật giáo phải thay đổi để đáp ứng nhu cầu lịch sử dân tộc đang đặt ra. Các thiền sư đã sát cánh cùng các vị vua và quan lại triều đình để hoạch định chính sách quốc gia với hai nhiệm vụ chiến lược: tái thiết đất nước và đối phó với các cuộc chiến tranh xâm lược. Phật giáo đã chủ động đứng trên vũ đài chính trị, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, góp phần viết nên những trang sử vàng của dân tộc Việt Nam.

Những năm qua, tăng, ni và đồng bào tín đồ Phật giáo đã tham gia tích cực vào các phong trào phát triển kinh tế- xã hội do Đảng và Nhà nước phát động. Các phong trào như: toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; phong trào ủng hộ người nghèo, ủng hộ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt...đã thu hút đông đảo đồng bào có các tôn giáo nói chung, đồng bào Phật giáo nói riêng tham gia hưởng ứng. Mỗi năm, đồng bào Phật giáo đã đóng góp hàng trăm tỷ đồng cho các hoạt động nhân đạo, từ thiện. Hiện nay, Giáo hội Phật giáo Việt

Nam có 58 Tuệ Tĩnh đường với 126 phòng khám chữa bệnh và phát thuốc miễn phí cho người nghèo. Với những giá trị đạo đức trong giáo lý, giáo luật của mình, Phật giáo Việt Nam đã dấn thân, nhập cuộc cùng toàn dân giải quyết những vấn đề xã hội nhức nhối của xã hội như ma túy, mại dâm, đại dịch HIV/AIDS.

Mặt trận Tổ quốc các cấp đã vận động được nhiều chức sắc, tín đồ Phật giáo tham gia các phong trào thi đua yêu nước. Nhiều tăng, ni phật giáo tham gia vào các tổ chức chính trị- xã hội, nhiều sư trụ trì tham gia phong trào xây dựng “chùa cảnh tinh tiến”, “chùa cảnh văn hóa”v.v...

Các tầng lớp nhân dân, trong đó có tín đồ các tôn giáo ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, niềm tin vào công cuộc đổi mới đất nước. Tín đồ Phật giáo ngày càng thấy rõ hơn quyền lợi và trách nhiệm của mình trong việc xây dựng và bảo vệ chính quyền cơ sở trong sạch và vững mạnh. Ở nhiều địa phương, chính quyền kết hợp với Giáo hội Phật giáo và tăng, ni, Phật tử giải quyết những điểm nóng phát sinh, những thủ đoạn lợi dụng tôn giáo, dân tộc, dân chủ, nhân quyền để gây chia rẽ khối đoàn kết toàn dân.

Bên cạnh đó, nhiều chức sắc, nhà tu hành Phật giáo còn phối hợp tích cực với chính quyền để tổ chức tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tổ chức cho các tầng lớp nhân dân tham gia ý kiến đóng góp về sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng, sự quản lý, điều hành của chính quyền; giám sát về đạo đức, tác phong, năng lực làm việc của cán bộ, đảng viên... góp phần xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, chính quyền vững mạnh, tạo ra sự gắn bó mật thiết giữa Đảng, chính quyền và nhân dân.

Các hoạt động nói trên của Phật giáo không chỉ góp phần phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo, nâng cao dân trí, mà còn góp phần phát huy tinh thần làm chủ, ý thức tự quản, đoàn kết của đồng bào có đạo, góp phần giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội. Những hoạt động thiết thực đó rất cần thiết phải được biểu dương và khuyến khích phát huy.

Thứ hai, xây dựng ý thức đoàn kết tôn giáo và đồng thuận xã hội

Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc Việt Nam, trên tinh thần lấy dân làm gốc, Nhà nước Việt Nam qua các triều đại đã viết nên những trang sử oai hùng của dân tộc Việt. Qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cũng như trong công cuộc đổi mới hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã thu được những kết quả to lớn, đó là nhờ sự đồng

tâm, hiệp lực của toàn dân, nhờ đã phát huy được tinh thần dân chủ, đồng thuận xã hội và đoàn kết toàn dân không phân biệt tôn giáo, dân tộc. Suy cho cùng, thời chiến cũng như thời bình, cứu nước cũng như kiến quốc, trong cách mạnh giải phóng dân tộc cũng như cách mạng XHCN, cái gốc của mọi thắng lợi vẫn chính là "dân chủ", “đồng thuận" và “đoàn kết”. Muốn có sức mạnh phải “đoàn kết” mà muốn đoàn kết phải có sự "đồng thuận"; mà muốn có "đồng thuận" phải bảo đảm "dân chủ". Ông cha ta đã rất có lý khi nêu lên các nhân tố của thành công là: "Thiên thời, địa lợi, nhân hòa" đặc biệt nhấn mạnh đến yếu tố "nhân hòa" mà triết lý Phật giáo luôn khuyến khích.

Sinh thời, Chỉ tịch Hồ Chí Minh rất chú ý đến đoàn kết tôn giáo trong chiến lựợc đại đoàn kết toàn dân tộc. Người đã rút ra: “Sử ta đã dạy cho ta bài học này: lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại, lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước người xâm lấn”[38, 217]. Trong tuần dự Tuần lễ mừng Liên hiệp Quốc gia ra mắt tại chùa Bà Đá tháng 1 năm 1946, Người nói về nguy hại của sự mất đoàn kết: “Nước Phật ngày xưa có những 4 đảng phái làm ly tán lòng dân và hại Tổ quốc” và thường nhắc nhở “Chúng ta, bên lương cũng như bên giáo, Phật giáo cũng như Cao Đài, đoàn kết chặt chẽ, kiên quyết kháng chiến để giải phóng giống nòi, giữ gìn Tổ quốc”[39,214].

Kế thừa tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta chỉ rõ: “Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc” và: “Hoạt động tôn giáo và công tác tôn giáo phải nhằm tăng cường đoàn kết đồng bào các tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”[26, 48].

Thiết nghĩ, trong bối cảnh mới hiện nay, để đảm bảo thành công cho công cuộc đổi mới đất nước, những quan điểm nói trên của Hồ Chủ tịch và của Đảng ta nhất thiết phải được quán triệt thực thi trong thực tế.

Thứ ba, phát huy giá trị đạo đức, văn hóa Phật giáo trong cơ chế thị trường

Phật giáo có một hệ thống các quan niệm đạo đức khá hoàn thiện nhằm xây dựng mẫu người lý tưởng theo quan niệm của mình. Nhờ vậy, khi thực hành các quan niệm đạo đức, tín đồ Phật giáo có thể điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với cái Thiện. Những quan niệm về Thập thiện, Tứ ân, thuyết nhân - quả, luân hồi, nghiệp báo... mặc dù còn mang nặng tính thần

bí, siêu hình, song cái có ý nghĩa là nó đã đưa lại cho cá nhân một thái độ sống có trách nhiệm, trước hết là với bản thân, góp phần răn đe, hạn chế suy nghĩ, lời nói và hành động không đúng đắn.

Trong cơ chế thị trường hiện nay, bản năng ích kỷ trong con người dễ có cơ hội nảy sinh và phát triển. Dục vọng, đam mê đồng tiền và sự sùng bái vật chất làm cho một bộ phận người trong xã hội quyết tâm làm giàu bằng mọi giá bất chấp tình nghĩa, đạo hạnh, thậm chí sẵn sàng chà đạp lên nhân phẩm của người khác. Trước hiện trạng ấy, Phật giáo với thuyết nghiệp báo luân hồi và tư duy dân giã “ở hiền gặp lành", "ác giả ác báo”, "đời cha ăn mặn đời con khát nước", với sự thưởng phạt ở kiếp luân hồi... đã có tác dụng kìm hãm những hành vi thái quá, cực đoan, phi nhân tính, phản văn hóa ở con người.

Bất kể quốc gia nào dù có hệ thống luật pháp hoàn chỉnh, có nền chính trị vững vàng, có nền tài chính công khai và minh bạch đến đâu thì nhiều lắm cũng chỉ ngăn ngừa ở mức độ nhất định những bất công, dối trá và tội ác. Vì thực ra đó cũng chỉ là những tác nhân ngoài ta, mà tác nhân ấy có giới hạn của nó. Luật pháp chặt chẽ đến đâu vẫn có chỗ cho "tham, sân, si " tồn tại và phát triển. Nếu trong xã hội, cá nhân mỗi người, tự ta kiểm soát trong ta để hạn chế những đam mê dục vọng như giáo thuyết của nhà Phật đã dạy thì đó phương pháp có hiệu quả nhất để hạn chế những tội ác, dối trá.

Như vậy, đạo đức, văn hóa Phật giáo hiện còn có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng đất nước nói chung và xây dựng lối sống mới nói riêng. Việc chủ động phát huy những giá trị tích cực của nó là nhằm hướng ảnh hưởng của Phật giáo có lợi cho sự nghiệp đổi mới đất nước. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng mặc dù có những giá trị văn hóa tích cực nhất định, nhưng về bản chất nó là một hình thái ý thức xã hội phản ánh sai lạc hiện thực. Trong chúng luôn chứa đựng những niềm tin hoang đường, hư ảo và dễ dẫn tới mê tín dị đoan. Vì vậy, khi tác động tới đời sống xã hội cả hai mặt tích cực và tiêu cực của Phật giáo đều phát huy tác dụng của mình.

Đồng thời, giống như các lực lượng truyền thống khác, Phật giáo cũng mang tính bảo thủ hơn so với các hình thái ý thức khác. Vì vậy, cả những giá trị tích cực và tiêu cực của Phật giáo đều được bảo lưa lâu bền. Vì vậy, nếu Phật giáo phát huy ảnh hưởng của mình một cách tự phát, những giá trị lỗi thời, lạc hậu trong nó sẽ khơi dậy ảnh hưởng xấu đến đời sống của nhân dân. Vì vậy, phát huy mặt tích cực của Phật giáo đồng thời cũng phải chú ý khắc phục

những ảnh hưởng tiêu cực của nó, đồng thời kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng Phật giáo vào mục đích phi tôn giáo.

Việc phát huy những giá trị tốt đẹp về đạo đức, văn hóa trong Phật giáo gắn liền với khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của Phật giáo còn xuất phát từ mối quan hệ biện chứng giữa xây và chống trong quá trình xây dựng lối sống mới. Càng nhiều những giá trị tốt đẹp, giàu tính nhân văn được phát huy trong xây dựng lối sống thì càng hạn chế được những phản giá trị. Ngược lại khi các phản giá trị, phản văn hóa tác động, chi phối nhiều thì các giá trị tốt đẹp trong lối sống sẽ bị lu mờ, khó phát triển và phát huy được tác dụng. Ảnh hưởng của Phật giáo đối với lối sống của người Việt Nam luôn mang tính lưỡng trị, đan xen giữa tích cực và tiêu cực. Vì vậy, khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của Phật giáo một mặt sẽ giúp hạn chế những tác hại do nó gây nên, mặt khác còn góp phần gia tăng ảnh hưởng tích cực của nó. Việc phát huy ảnh hưởng tích cực, khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của Phật giáo không thể làm trong ngày một ngày hai mà đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ trong suốt quá trình lâu dài cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, chịu sự quy định của tồn tại xã hội. Do vậy, giải quyết vấn đề tôn giáo, không chỉ bằng cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng thuần túy lý luận, mà cơ bản hơn là phải tập trung vào cuộc đấu tranh thực tiễn chống lại áp bức bất công, nghèo khổ. Từ quan niệm của các nhà kinh điển cho chúng ta một phương pháp luận quan trọng. Đó là giải quyết vấn đề tôn giáo phải căn cứ vào điều kiện hiện thực và phải nhằm mục tiêu cải tạo hiện thực đó. Do vậy, trong bối cảnh nước ta hiện nay, vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về vấn đề tôn giáo cho thấy, việc khai thác, phát huy ảnh hưởng tích cực của Phật giáo phải gắn liền với quá trình phát triển kinh tế- xã hội, xây dựng lối sống mới XHCN. Quá trình này thể hiện tập trung trên mấy điểm cơ bản như sau:

- Các giải pháp phát huy ảnh hưởng tích cực của Phật giáo phải phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội của đất nước.

- Phải coi việc phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào tín đồ Phật giáo là cơ sở để phát huy những giá trị đạo đức và văn hóa tốt đẹp của Phật giáo.

- Khai thác, phát huy những giá trị đạo đức và văn hóa tốt đẹp của Phật giáo phải phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, trong đó đồng bào tín đồ Phật giáo là một bộ phận.

- Đồng thời với việc phát huy ảnh hưởng tích cực của Phật giáo cần phải xây dựng lối sống mới XHCN. Trên cơ sở những tiêu chuẩn của lối sống mới XHCN mà nhận diện, ưu tiên phát huy ảnh hưởng của Phật giáo.

Thứ tư, định hướng cho hoạt động Phật sự gắn với việc bảo vệ môi trường

Trong tác phẩm “Tiếng chuông cảnh tỉnh cho thế kỉ thứ XXI” của Aunelio Deccei và Daisaku Ikeda cũng đã báo động cho con người về những hiểm họa có thể xảy ra. Trong cuốn “Các xu hướng lớn năm 2000”, hai tác giả John Naisbitt và Patricia Aburdene nhận định rằng: phần lớn sự việc diễn ra trong thế kỉ XX cho thấy địa ngục như chiếm ưu thế hơn. Trước tình trạng suy thoái môi trường sống trên toàn cầu, các tôn giáo, trong đó có Phật giáo rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ mội trường. Từ trong giáo lý nguyên thủy của mình, Phật giáo đã khuyên con người nên chung sống hài hòa với thiên nhiên. Hạn chế dục vọng, sống

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nghiên cứu ảnh hưởng của Phật giáo đối với lối sống của người Việt Nam hiện nay pdf (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)