- Xu hướng đồng hành cùng dân tộc
3.2.1. Tích cực tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Mác xít làm chuyển biến nhận thức của xã hội về Phật giáo và vai trò của Phật giáo trong quá trình xây dựng lối sống
thức của xã hội về Phật giáo và vai trò của Phật giáo trong quá trình xây dựng lối sống của người Việt Nam hiện nay.
Để khai thác, phát huy ảnh hưởng tích cực của tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng trong quá trình xây dựng lối sống mới XHCN ở Việt Nam hiện nay, một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu là phải tuyên truyền giáo dục tư tưởng mác xít nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về văn hóa tôn giáo, văn hóa Phật giáo và vai trò của văn hóa tôn giáo, văn hóa Phật giáo.
Như chúng ta đã biết, theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật mác xít, mục đích của nhận thức là cải tạo hiện thực và muốn cải tạo hiện thực phải có nhận thức đúng đắn về hiện thực đó. Việc nghiên cứu về Phật giáo và vai trò của nó không ngoài mục đích phục vụ cho cho công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó xây dựng lối sống mới là một bộ phận. Bởi vậy, nhận thức về văn hóa Phật giáo và vai trò của Phật giáo
không những phải có tính khoa học, khách quan mà còn phải được vận dụng vào thực tiễn, vào hoạt động cải tạo những mối quan hệ giữa Phật giáo với đời sống xã hội. Mặt khác, do tính phức tạp của văn hóa Phật giáo, nên việc phát huy ảnh hưởng tích cực của nó trong đời sống xã hội liên quan đến toàn xã hội và đòi hỏi phải có sự tham gia của toàn xã hội. Việc tuyên truyền giáo dục tư tưởng mác xít về Phật giáo và vai trò của nó trong đời sống tinh thần xã hội sẽ góp phần nâng cao ý thức của mọi người dân trong việc giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của Phật giáo. Ví dụ, đối với đồng bào không theo tôn giáo, nếu họ nhận thức được vai trò quan trọng của văn hóa Phật giáo, khi đến thăm quan vãn cảnh chùa chiền, họ sẽ có ý thức hơn trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường và các di sản văn hóa Phật giáo. Điều quan trọng là, thông qua việc giáo dục, nâng cao nhận thức khoa học về văn hóa Phật giáo và vai trò của văn hóa Phật giáo, sẽ tạo nên sự đồng thuận trong toàn xã hội về việc phát huy ảnh hưởng tích cực của Phật giáo, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo và văn hóa tôn giáo đi vào cuộc sống. Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác tuyên tuyền giáo dục nâng cao nhận thức, trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ Bảy Ban chấp hành Trung ương Khóa IX, Đảng ta xác định giải pháp hàng đầu về công tác tôn giáo là: "Tập trung nâng cao nhận thức, thống nhất quan điểm, trách nhiệm của hệ thống chính trị và toàn xã hội về vấn đề tôn giáo" [35, tr.52].
Sự cần thiết của việc tuyên truyền, giáo dục tư tưởng mác xít về tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng và vai trò của văn hóa tôn giáo, văn hóa Phật giáo còn xuất phát từ thực trạng công tác này hiện nay.
Thời kỳ trước đổi mới, do nhiều nguyên nhân khác nhau, việc tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức khoa học về tôn giáo và văn hóa tôn giáo ít được chú trọng. Tài liệu nghiên cứu về tôn giáo ít, chủ yếu là tài liệu dịch của Liên Xô; nội dung chủ yếu là tuyên truyền về chủ nghĩa vô thần. Việc tuyên truyền, giáo dục thiên về phê phán mặt tiêu cực của tôn giáo và lợi dụng tôn giáo, ít chú trọng đến khẳng định các giá trị văn hóa tốt đẹp trong tôn giáo
Bước vào thời kỳ đổi mới, nhất là từ khi có Nghị quyết số 24 của Bộ Chính trị về công tác tôn giáo (1990), công tác nghiên cứu về tôn giáo và tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức khoa học về tôn giáo cho cán bộ, đảng viên và toàn xã hội ngày càng được chú trọng hơn. Cùng với việc đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học về tôn giáo, việc tuyên truyền,
giáo dục nâng cao nhận thức khoa học về tôn giáo cũng được tăng cường và đã có sự đổi mới cả về nội dung và phương pháp. Trong giáo dục nhà trường, kiến thức khoa học về tôn giáo đã được chuyển tải qua nhiều môn học khác nhau, như: Lịch sử tư tưởng Việt Nam, văn hóa học và cơ sở văn hóa Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh, vv…Môn Tôn giáo học đã được giảng dạy trong một số trường đại học, cao đẳng. Việc giáo dục ngoài nhà trường nhằm nâng cao nhận thức của xã hội về tôn giáo được thực hiện qua nhiều kênh khác nhau, như các phương tiện thông tin đại chúng, xuất bản sách, tài liệu nghiên cứu về tôn giáo, vv…
Nội dung tuyên truyền, giáo dục không còn giới hạn ở chủ nghĩa vô thần khoa học, mà hết sức phong phú, từ lý luận chung đến kiến thức về các tôn giáo cụ thể; từ quan điểm chính sách của Đảng, Nhà nước đối với tôn giáo đến giới thiệu các kinh sách tôn giáo….Trong các tài liệu dùng cho việc tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về tôn giáo và công tác tôn giáo, đã chú ý đến nội dung kiến thức về văn hóa tôn giáo và vai trò của văn hóa tôn giáo trong đời sống xã hội. Việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về văn hóa tôn giáo cho đồng bào có đạo cũng được tăng cường với nhiều hình thức phong phú. Việc qui định các trường đào tạo chức sắc tôn giáo phải giảng dạy môn học Lịch sử Việt Nam, Pháp luật Việt Nam đã góp phần nâng cao nhận thức của đội ngũ chức sắc tôn giáo về văn hóa tôn giáo và vai trò của văn hóa tôn giáo trong đời sống tinh thần xã hội. Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" đã góp phần không nhỏ trong việc giúp đồng bào có đạo hiểu rõ hơn về chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước và vai trò, trách nhiệm của họ trong việc giữ gìn các giá trị văn hóa tốt đẹp của tôn giáo, vv…Việc tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước, kiến thức khoa học về tôn giáo đã đem lại hiệu quả rõ rệt, góp phần không nhỏ vào việc làm chuyển biến nhận thức của xã hội về văn hóa tôn giáo và vai trò của văn hóa tôn giáo trong đời sống tinh thần xã hội.
Tuy nhiên, công tác tuyên truyền giáo dục tư tưởng mác xít về tôn giáo và vai trò của văn hóa tôn giáo trong đời sống tinh thần xã hội cũng còn những hạn chế nhất định. Cụ thể:
Thứ nhất, tài liệu chính thống để tuyên truyền, giáo dục kiến thức chuyên đề về văn hóa tôn giáo còn ít, lại thiếu tính nhất quán. Trong khi đó, tổ chức các tôn giáo không ngừng tăng cường xuất bản tài liệu tuyên truyền về văn hóa tôn giáo. Tất nhiên, nội dung những tài liệu tuyên truyền của các tổ chức tôn giáo về văn hóa tôn giáo đều phản ánh quan điểm thần
học. Như vậy, vô hình chung, chúng ta đã bỏ trống một trận địa quan trọng trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa.
Thứ hai, công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho đồng bào các tôn giáo về văn hóa tôn giáo và vai trò của văn hóa tôn giáo đã có sự đổi mới nhất định, song nhìn chung hình thức vẫn còn nghèo nàn, phương pháp cũ, ít có tính sáng tạo, do đó, nhiều khi hiệu quả không cao.
Thứ ba, việc phối hợp giữa các các tổ chức trong hệ thống chính trị, giữa các nhà trường với các cơ quan làm công tác tư tưởng văn hóa trong việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của xã hội về văn hóa tôn giáo còn thiếu chặt chẽ. Trong công tác tuyên truyền giáo dục tư tưởng mác xít, vẫn xẩy ra hiện tượng thiếu tính nhất quán về quan điểm, nhận thức đối với văn hóa tôn giáo và vai trò của nó trong đời sống tính thần xã hội.
Những yếu kém, bất cập trong công tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng mác xít về tôn giáo là một trong những nguyên nhân làm cho việc khắc phục những nhận thức lệch lạc về văn hóa tôn giáo và vai trò của văn hóa tôn giáo đạt hiệu quả kém. Trong hệ thống chính trị, "Một số cấp ủy, chính quyền các cấp, một số cán bộ có trách nhiệm chưa nhận thức, quán triệt đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về tôn giáo" [25, 47]. Mặt khác, do nhiều vấn đề lý luận về văn hóa tôn giáo, như mối quan hệ giữa văn hóa tôn giáo với văn hóa dân tộc, với phát triển, mối quan hệ giữa tổ chức tôn giáo với văn hóa tôn giáo, vv…chưa được làm rõ, nên trong thực tế, nhiều cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống chính trị còn có sự lúng túng trong ứng xử với văn hóa tôn giáo. Trong đồng bào các tôn giáo, ý thức về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo phát triển, song ý thức phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của tôn giáo lại khá mờ nhạt. Tình hình tôn giáo gia tăng, niềm tin tôn giáo giảm sút, nhưng cái thay thế cho sự giảm sút niềm tin tôn giáo không phải là những giá trị văn hóa tốt đẹp của tôn giáo, mà là niềm tin mang tính vụ lợi, nhuốm màu sắc của cơ chế thị trường. Từ đó, có thể thấy, việc tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức khoa học của toàn xã hội, trước hết là trong hệ thống chính trị và trong đồng bào có đạo về văn hóa tôn giáo, văn hóa Phật giáo và vài trò của văn hóa tôn giáo, văn hóa Phật giáo trong đời sống tinh thần xã hội là hết sức cần thiết.
Con người và nhận thức của con người vốn phức tạp, vì vậy, sẽ là không tưởng nếu đòi hỏi mọi người trong xã hội có nhận thức hoàn toàn giống nhau. Quy luật hình thành và phát triển ý thức xã hội còn cho thấy, có những vấn đề dễ đi đến sự đồng thuận về nhận thức, song
có những vấn đề luôn là đầu mối của mọi cuộc tranh luận, thậm chí trở thành nguyên nhân chia rẽ giữa các cộng đồng người trong xã hội. Văn hóa tôn giáo, văn hóa Phật giáo là hiện tượng cực kỳ phức tạp và nhạy cảm, sự đánh giá, nhìn nhận về nó lại rất khác nhau giữa bộ phận đồng bào theo đạo và đồng bào không theo đạo, giữa đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, vv…Bởi vậy, việc tuyên truyền, giáo dục tư tưởng mác xít làm chuyển biến nhận thức của xã hội về văn hóa tôn giáo, văn hóa Phật giáo và vai trò của văn hóa tôn giáo, văn hóa Phật giáo đòi hỏi phải vừa giữ vững nguyên tắc lại vừa hết sức sáng tạo, linh hoạt. Để việc tuyên truyền, giáo dục tư tưởng mác xít về văn hóa tôn giáo, văn hóa Phật giáo đạt hiệu quả cao, cần chú ý một số vấn đề như sau:
Thứ nhất, nội dung giáo dục phải phong phú, đồng thời phải đảm bảo tính nhất quán. Việc giáo dục kiến thức về văn hóa Phật giáo và vai trò của văn hóa Phật giáo một mặt hướng tới tính phổ cập, mặt khác phải đảm bảo tính chuyên sâu. Nội dung trước hết là những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước ta về vấn đề văn hóa và vấn đề tôn giáo. Một nội dung khác cần đề cập tới là những kiến thức cơ bản về lịch sử, đặc điểm, tình hình tôn giáo, Phật giáo, mối quan hệ giữa Phật giáo với các lĩnh vực của đời sống xã hội. Bên cạnh đó, cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục chuyên đề kiến thức về văn hóa Phật giáo, và vai trò của văn hóa Phật giáo. Liên quan đến vấn đề này có nhiều nội dung cần được tuyên truyền, giáo dục, chẳng hạn: kiến thức cơ bản về tư tưởng, đạo đức, nghệ thuật, lễ hội… của Phật giáo; vai trò của từng thành tố văn hóa Phật giáo đối với đời sống xã hội; vai trò của di sản văn hóa Phật giáo trong đời sống tinh thần và đối với kinh tế du lịch; vấn đề bản sắc dân tộc trong Phật giáo, vv…Tất cả những nội dung trên phải thể hiện được việc quán triệt chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về văn hóa và tôn giáo. Mặt khác, do tính phức tạp của hiện tượng văn hóa Phật giáo, không phải vấn đề nào cũng nhanh chóng tạo được sự đồng thuận cần thiết. Bởi vậy, những vấn đề nào còn có ý kiến khác nhau thì cần tập trung nghiên cứu làm rõ, trước khi đưa vào nội dung tuyên truyền, giáo dục.
Thứ hai, bên cạnh việc tuyên truyền, giáo dục mang tính phổ cập kiến thức khoa học về văn hóa Phật giáo cho toàn xã hội, cần chú trọng việc tuyên truyền giáo dục cho từng đối tượng với nội dung, hình thức và biện pháp phù hợp.
Việc lựa chọn nội dung và hình thức tuyên truyền, giáo dục phù hợp với từng đối tượng quyết định tới chất lượng và hiệu quả của công tác giáo dục. Đối với cán bộ, đảng viên, việc tuyên truyền, giáo dục tư tưởng mác xít về văn hóa Phật giáo và vai trò của văn hóa Phật giáo đòi hỏi phải có tính hệ thống và toàn diện. Mục đích là tạo nên sự thống nhất về quan điểm, trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị về vấn đề Phật giáo và văn hóa Phật giáo.
Mục đích chủ yếu của việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho đồng bào Phật tử về văn hóa Phật giáo và vai trò của văn hóa Phật giáo trong đời sống tinh thần xã hội là hình thành ở họ ý thức biết giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp trong tôn giáo của họ. Đồng thời, giúp họ dần thoát khỏi ảnh hưởng của những giá trị văn hóa Phật giáo lỗi thời, lạc hậu. Bởi vậy, nội dung tuyên truyền, giáo dục tránh đề cập trực tiếp đến những vấn đề lý luận khó hiểu cũng như những vấn đề về thế giới quan mang tính nhạy cảm, mà tập trung vào những nội dung cụ thể, thiết thực đối với cuộc sống và sinh hoạt tôn giáo của đồng bào. Chẳng hạn, cần tuyên truyền giáo dục một số nội dung như: truyền thống yêu nước, tính nhân bản, hướng thiện, hòa đồng trong Phật giáo Việt Nam; ý nghĩa của việc giữ gìn các di sản văn hóa Phật giáo như kiến trúc chùa chiền, tượng Phật, kinh sách vv…Trong việc tuyên truyền giáo dục tư tưởng mác xít về văn hóa Phật giáo cho đồng bào Phật tử, cần có nhiều hình thức khác nhau. Có thể sử dụng hình thức tuyên truyền, giáo dục trực tiếp như tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, xuất bản các tập sách nhỏ giới thiệu về nét hay, nét đẹp của văn hóa Phật giáo rồi phổ biến trong đồng bào tín đồ, vv…Nhưng về cơ bản, việc tuyên truyền, giáo dục tư tưởng mác xít về văn hóa Phật giáo phải được lồng ghép trong các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, trong các phong trào thi đua yêu nước. Điều quan trọng là việc tổ chức tuyên truyền, giáo dục tư tưởng mác xít về văn hóa Phật giáo và vai trò của văn hóa Phật giáo phải sáng tạo, phù hợp với đặc điểm và tình hình cụ thể của từng địa phương.
Thứ ba, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị trong việc tuyên truyền, giáo dục tư tưởng mác xít về văn hóa Phật giáo và vai trò của văn hóa Phật giáo. Bởi lẽ, chỉ có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị thì mới huy động được mọi nguồn lực phục vụ cho công tác tuyên truyền, giáo dục. Hơn nữa, với sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, sẽ tránh được tình trạng "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược" trong việc tuyên truyền giáo dục. Để có sự