Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội, của tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong việc xây dựng lối sống

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nghiên cứu ảnh hưởng của Phật giáo đối với lối sống của người Việt Nam hiện nay pdf (Trang 108)

- Xu hướng đồng hành cùng dân tộc

3.2.3.Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội, của tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong việc xây dựng lối sống

chính trị - xã hội, của tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong việc xây dựng lối sống mới trong vùng đông tín đồ Phật giáo

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị xã hội là những thành viên của của hệ thống chính trị, có trách nhiệm cùng với các cấp ủy Đảng, chính quyền thực hiện tốt công tác tôn giáo theo chức năng, nhiệm vụ của mình. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể xã hội có vai trò trách nhiệm to lớn trong công tác tôn giáo. Cụ thể là: tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho chức sắc, tín đồ các tôn giáo; vận động, hướng dẫn đồng bào các tôn giáo phát huy nội lực tham gia phát triển kinh tế- xã hội; phát huy quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, quyền làm chủ của đồng bào các tôn giáo và tập hợp đoàn kết đồng bào các tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm đó cũng tức là góp phần phát huy ảnh hưởng tích của văn hóa, đạo đức tôn giáo trong đời sống xã hội. Vì vậy, để có thể phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp trong Phật giáo, hạn chế những tác động tiêu cực của nó thì Đảng, Nhà nước cần chú trọng củng cố, xây dựng Mặt trận Tổ

quốc và các tổ chức đoàn thể xã hội như Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên... trong các vùng tập trung đông đồng bào Phật giáo.

Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể xã hội đã thực hiện khá tốt trách nhiệm của mình trong công tác đối với tôn giáo. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể xã hội đã có nhiều hình thức, biện pháp để tuyên truyền, vận động quần chúng tín đồ các tôn giáo nói chung, tín đồ Phật giáo nói riêng thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Mặt trận Tổ quốc với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã được đông đảo nhân dân trên khắp các vùng miền cả nước trong đó có đồng bào tín đồ Phật giáo hưởng ứng và tích cực thực hiện. Sở dĩ phong trào đạt được hiệu quả cao góp phần làm thay đổi bộ mặt đời sống của một bộ phận đồng bào tín đồ Phật giáo là do Mặt trận và các tổ chức đoàn thể xã hội đã cụ thể hóa phong trào lớn này thành nhiều phong trào phù hợp với với đặc điểm, điều kiện đặc trưng của từng vùng, miền, khu vực nơi có đông đồng bào Phật giáo sinh sống.

Những năm qua, trong các vùng có đông đồng bào tín đồ tôn giáo nói chung, vùng đồng bào tín đồ Phật giáo nói riêng, các tổ chức đoàn thể xã hội cũng tổ chức rất nhiều các hoạt động phong phú như giáo dục kiến thức quốc phòng, giáo dục kiến thức pháp luật cho đông đảo quần chúng tín đồ; tổ chức các khóa học hướng dẫn chuyển đổi cơ cấu kinh tế, áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng nếp sống mới trong việc cưới hỏi... cho đông đảo thanh niên tín đồ các tôn giáo nói chung, tín đồ Phật giáo nói riêng. Các cấp Hội Phụ nữ cũng hoạt động rất tích cực bằng nhiều hình thức sáng tạo thu hút đông đảo phụ nữ tín đồ Phật giáo tham gia các hoạt động như tổ chức các quỹ xóa đói giảm nghèo cho phụ nữ tín đồ vay phát triển kinh tế; tổ chức các nhóm phụ nữ không phân biệt tôn giáo cùng giúp nhau thoát nghèo; lồng ghép các nội dung giáo dục kiến thức sức khỏe, sinh sản, dân số, kế hoạch hóa gia đình, bình đẳng giới vào các sinh hoạt tôn giáo vào các hoạt động phát triển kinh tế, văn hóa; tổ chức các hội thi, các câu lạc bộ nhằm tăng cường kiến thức nuôi dạy con cái cho phụ nữ tín đồ...

Đoàn thanh niên trong một số vùng có đông tín đồ Phật giáo cũng hoạt động rất sôi nổi với các phong trào như “Thanh niên lập nghiệp”, “Thanh niên nói không với ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội”...

Hoạt động của Mặt trận và các tổ chức đoàn thể xã hội những năm qua đã góp phần không nhỏ vào thành tựu chung trong công tác phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo do Đảng ta đề ra từ Hội nghị Trung ương V khóa VIII .

Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể thì Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể xã hội chưa phát huy được hết vai trò của mình trong công tác văn hóa tôn giáo nói chung trong công tác phát huy giá trị văn hóa, đạo đức Phật giáo nói riêng.

Trong một số vùng có đông đồng bào tín đồ Phật giáo, hoạt động đoàn thể chỉ theo kiểu cầm chừng, thậm trí, ở một số nơi tổ chức đoàn thể chỉ còn lại có Hội phụ nữ, các tổ chức như đoàn thanh niên, đội thiếu niên gần như đã không còn tồn tại. Một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến cho các đoàn thể xã hội trong vùng đồng bào tín đồ Phật giáo không phát huy được vai trò của mình là do chậm đổi mới phương thức hoạt động. Ở một số địa phương, tổ chức đoàn thể bị “hành chính hóa” trở nên quan liêu, xa dân. Trong khi đó, ở những vùng tín đồ Phật giáo có sự hiện diện của tổ chức Gia đình Phật tử thì các sinh hoạt của tổ chức hội đoàn này lại thu hút được rất đông đảo thanh, thiếu niên tín đồ với các hình thức sinh hoạt hấp dẫn, bổ ích.

Có thể nói, mô hình sinh hoạt của tổ chức Gia đình Phật tử ở các tỉnh miền Trung hiện nay đáng để cho tổ chức Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên của chúng ta học tập, rút kinh nghiệm. Những hoạt động của tổ chức Gia đình Phật tử với nhiều sinh hoạt phong phú, đa dạng phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi đã giúp ích rất nhiều cho thanh, thiếu niên tín đồ trong việc tu dưỡng đạo đức, trau dồi kiến thức cũng như rèn luyện kỹ năng sống nên có sức hấp dẫn đông đảo thanh, thiếu niên và các bậc phụ huynh.

Khảo sát thực tế tại một số tỉnh miền Trung, nơi có sự hiện diện của tổ chức Gia đình Phật tử, chúng tôi nhận thấy, tổ chức này hiện nay không chỉ thu hút tập hợp được đông đảo thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo mà còn thu hút được một bộ phận con em các gia đình không theo Phật giáo. Có thể nói, đây là những dấu hiệu không thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển của các tổ chức đoàn thể xã hội của Đảng và Nhà nước ở khu vực nếu các tổ chức này không nhanh chóng được củng cố và đổi mới nội dung cũng như phương thức hoạt động.

Vì vậy, để phát huy hơn nữa vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể xã hội trong các vùng có đông đồng bào tín đồ Phật giáo, các cấp ủy Đảng cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc củng cố, đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của các tổ chức này trong các vùng

tập trung tín đồ Phật giáo, đảm bảo cho các tổ chức này phát huy vai trò là cầu nối giữa Đảng Nhà nước với quần chúng tín đồ.

Việc củng cố, xây dựng các tổ chức đoàn thể xã hội trong các vùng đồng bào có đạo phải được chú trọng cả về số lượng và chất lượng cán bộ cũng như hoạt động của các tổ chức này. Cần tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ và trang bị những kiến thức cơ bản về tôn giáo nói chung về Phật giáo nói riêng cho đội ngũ cán bộ các đoàn thể xã hội bằng cách tổ chức thường xuyên các lớp tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ. Trong chương trình của những lớp tập huấn này cần có phần lý luận về tôn giáo, về Phật giáo về công tác vận động quần chúng tín đồ tôn giáo.

Bên cạnh việc củng cố, xây dựng các tổ chức đoàn thể xã hội, Đảng, Nhà nước cần quan tâm tổ chức tốt hoạt động của các tổ chức này nhằm thu hút, tập hợp quần chúng hướng họ về về với mục tiêu xây dựng và phát triển đất nước.

Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể xã hội cần cụ thể hóa các nội dung hoạt động của mình cho phù hợp với đặc điểm của tín đồ Phật giáo ở từng vùng, miền. Chẳng hạn cũng là động viên đồng bào Phật giáo phát triển kinh tế, nhưng cách thức tiến hành phải khác nhau giữa đồng bào tín đồ Phật giáo ở thành thị và ở nông thôn, giữa đồng bào Phật giáo là người Kinh và đồng bào Phật giáo là người dân tộc thiểu số. Với đồng bào tín đồ Phật giáo là người Kinh, các tổ chức có thể chỉ cần giúp đỡ cho vay vốn để đồng bào phát triển sản xuất, nhưng với đồng bào tín đồ Phật giáo là người Khơ me, nếu đã cho vay vốn rồi, cán bộ các tổ chức đoàn thể không đi sâu, đi sát chỉ vẽ cho đồng bào cách làm ăn cụ thể, thì rất có thể số vốn đó sẽ được cúng vào chùa để lấy phúc. Hay cũng là nội dung khuyến khích đồng bào tín đồ phát huy giá trị văn hóa, nghệ thuật trong Phật giáo gắn với các giá trị văn hóa dân tộc thì cách làm với đồng bào Phật giáo Bắc Ninh nơi có các làn điệu dân ca Quan họ phải khác với cách làm với đồng bào Phật giáo Huế nơi có các điều hò đặc trưng...

Các nội dung hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể xã hội cũng phải luôn đảm bảo được tính thiết thực, gắn liền với lợi ích của đồng bào. Điều mà Đảng và Nhà nước cũng như đồng bào các tôn giáo và đồng bào Phật giáo quan tâm nhất hiện nay đó là xóa đói, giảm nghèo, cải thiện môi trường sống, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, xây dựng một xã hội hiện thực giàu mạnh, văn minh. Chúng ta không có gì ngạc nhiên khi có đến gần 85% đồng bào Phật giáo ở các tỉnh miền Trung đã động viên con em mình tham gia vào tổ chức

Gia đình Phật tử, vì tổ chức này giúp cho con em họ ngoan ngoãn, biết chăm chỉ lao động, học tập, thương yêu, đoàn kết tích cực giúp đỡ mọi người.

Bên cạnh việc đổi mới nội dung hoạt động, Mặt trận Tổ quốc các đoàn thể xã hội cũng cần phải không ngừng đổi mới hình thức hoạt động, cách thức vận động quần chúng tín đồ. Chỉ khi tổ chức được các sinh hoạt phong phú, đa dạng, bổ ích, có cách thức vận động phù hợp với từng đối tượng quần chúng tín đồ thì Mặt trận và các tổ chức đoàn thể xã hội mới có thể thu hút tập hợp được đông đảo hội viên và mới có thể triển khai các hoạt động có hiệu quả.

Trong quá trình hoạt động, các tổ chức đoàn thể xã hội ở cơ sở cần giảm thiểu tối đa hình thức sinh hoạt thuần túy tư tưởng, bắt đoàn viên, hội viên phải nghe mãi những điều chung chung về lập trường, quan điểm. Để thu hút tập hợp quần chúng tín đồ cần tập trung vào xây dựng các phong trào hành động, tổ chức các hội thi, các câu lạc bộ... phù hợp với điều kiện và tâm lý đối tượng.

Khi mà tất cả các tổ chức xã hội khác nhau của mọi tầng lớp người trong xã hội từ thanh thiếu niên đến người già, từ nông dân đến trí thức đều vững mạnh, tìm được phương thức hoạt động có hiệu quả và thiết thực, khi mà công tác văn hoá, giáo dục, y tế, văn nghệ, thể thao cũng phát triển đi đôi với sự phát triển đời sống vật chất thì những sinh hoạt Phật giáo không còn phù hợp với tiến bộ xã hội sẽ dần bị đẩy lùi. Đồng thời, với quá trình phát triển mọi mặt của đời sống xã hội, đồng bào Phật giáo sẽ ít lệ thuộc vào niềm tin tôn giáo, họ sẽ tìm được những sinh hoạt cộng đồng bổ ích không chỉ cho bản thân họ mà còn cho cả xã hội nói chung. Khi mà nhu cầu sinh hoạt cộng đồng của con người được Đảng, Nhà nước tạo điều kiện đúng, lành mạnh và đầy đủ, khi mà con người được thể hiện vai trò trong nhiều phương diện khác nhau của đời sống cộng đồng họ sẽ bớt hướng đến các sinh hoạt mang tính mê tín, dị đoan không có lợi cho quá trình xây dựng lối sống mới. Các sinh hoạt mang tính cộng đồng do các tổ chức đoàn thể xã hội thường xuyên tổ chức, phát động sẽ là môi trường thuận lợi để tuyên truyền, giáo dục lối sống mới cho đông đảo đồng bào tín đồ Phật giáo, đồng thời cũng là môi trường tốt để khuyến khích phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tích cực của Phật giáo trong đời sống của đồng bào có đạo.

Bên cạnh việc Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội cũng cần phát huy vai trò của tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong việc xây dựng lối sống mới trong vùng có đông tín đồ Phật giáo.

Thực tiễn lịch sử Việt Nam đã chứng minh rằng, khi Phật giáo đồng thuận cùng lợi ích của dân tộc nó đã có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của nước nhà. Đồng thời, chính bản thân nó cũng được tiếp thêm sinh lực cho sự phát triển. Vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, nếu Phật giáo phát huy được những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của nó trong đời sống xã hội thì một mặt nó sẽ góp phần vào quá trình xây dựng đời sống xã hội, mặt khác cũng là quá trình bản thân nó tự làm trong sạch mình, tạo đà cho sự phát triển mới.

Phật giáo muốn tồn tại và phát triển trong điều kiện xã hội mới, muốn quảng bá đức tin cùng tính nhân văn, nhân đạo của mình, không có con đường nào khác hơn là phải đồng hành cùng lợi ích dân tộc. Để các giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của Phật giáo được xã hội thừa nhận và ủng hộ cần phải có sự cố gắng nỗ lực Giáo hội Phật giáo, của chính bản thân mỗi chức sắc, tín đồ Phật giáo vì cùng một mục tiêu “tốt đời đẹp đạo”. Vì vậy, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cần phát huy hơn nữa vai trò của mình trong việc hướng dẫn tín đồ trong sinh hoạt tín ngưỡng.

Giáo hội Phật giáo các cấp cần có những chương trình hành động cụ thể khuyến khích, động viên và hướng dẫn tăng, ni, tín đồ hành đạo đúng phương châm: “Đạo pháp- Dân tộc và Chủ nghĩa xã hội”; động viên tín đồ tham gia vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, vận dụng những giá trị văn hóa đạo đức tốt đẹp của Phật giáo trong xây dựng đời sống hiện thực.

Trong quá trình động viên tín đồ Phật giáo xây dựng đời sống mới, các chức sắc giữ vai trò đặc biệt quan trọng, nhất là với tín đồ Phật giáo là người Khơ me. Thực tế trong lịch sử dân tộc Việt Nam cho thấy, Phật giáo và văn hóa đạo đức Phật giáo có phát huy được vai trò tích cực hay không, có đồng hành với dân tộc, theo kịp xu hướng phát triển của xã hội hay không…. không chỉ phụ thuộc vào những giá trị trong giáo lý, giáo luật của Phật giáo, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào nhân cách, phẩm hạnh và mục đích hành đạo của những người đại diện cho tôn giáo ấy. Vì vậy, chức sắc Phật giáo cần nêu cao phẩm hạnh tu hành, là tấm gương tốt cho tín đồ noi theo học tập. Những năm gần đây, do tác động của nền kinh tế thị trường, một số chức sắc Phật giáo đã đánh mất phẩm hạnh tu hành, xa rời đường hướng hành đạo để mưu cầu lợi ích cá nhân. Những việc làm đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức

và hành vi của đông đảo tín đồ, làm giảm sút niềm tin của đồng bào vào phương châm hành

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nghiên cứu ảnh hưởng của Phật giáo đối với lối sống của người Việt Nam hiện nay pdf (Trang 108)